Giáo án Hình học 8 - Tiết 1-11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Huynh

Giáo án Hình học 8 - Tiết 1-11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Huynh

A/Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:

 1/Kiến thức: Hiểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, các yếu tố và tổng các góc của tứ giác lồi

 2/Kỹ năng: Biết vẽ và gọi tên các yếu tố, tính số đo góc của tứ giác lồi.

 3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy trực quan, vận dụng vào thực tiễn.

 B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1/Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, thước đo góc.

 2/Đối với học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.

 3/ Đối với nhóm học sinh: Phiếu học tập.

C/Các hoạt động dạy và học:

 1/ Ổn định lớp: (3 phút )

 2/Kiểm tra bài cũ:(2 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ và sách vở của HS.

 3/Bài mới: (30 phút)

 

doc 22 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Tiết 1-11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Huynh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN:Hình học8.CHƯƠNG I TỨ GIÁC.
Tiết: 1 Tên bài dạy: TỨ GIÁC
Ngày soạn: 15-08-2010 
A/Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
 1/Kiến thức: Hiểu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, các yếu tố và tổng các góc của tứ giác lồi
 2/Kỹ năng: Biết vẽ và gọi tên các yếu tố, tính số đo góc của tứ giác lồi.
 3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy trực quan, vận dụng vào thực tiễn.
 B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1/Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, thước đo góc.
 2/Đối với học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
 3/ Đối với nhóm học sinh: Phiếu học tập.
C/Các hoạt động dạy và học:	
 1/ Ổn định lớp: (3 phút )
 2/Kiểm tra bài cũ:(2 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ và sách vở của HS.
	 3/Bài mới: (30 phút)
Đặt vấn đề:” Tứ giác là gì? Tổng số đo các góc của tứ giác có thay đổi không? “
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bổ sung
1 ĐỊNH NGHĨA: ( SGK ).
 ?1. 1a
• Tứ giác ABCD hình 1a gọi là tứ giác lồi .
• Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
* Chú ý : ( SGK )
 ?2.a/ ......., B và C, C và D, D và A.
 b/ ......., BD.
 c/....., BC và CD, CD và DA. 
 d/.........,.
Hai góc đối nhau :..., và 
 e/ ........, P.
 ........., Q.
 TỔNG CÁC GÓC CỦA TỨ GIÁC :
 ?3..a, HS nêu
 b, ( SGK )
* Định lý: 
 Tổng các góc của tứ giác bằng 3600
GV : Giới thiệu hình vẽ SGK .
HS : Quan sát hình vẽ,rút ra định nghĩa tứ giác
GV : Hướng dẫn, các hình trên có? Đoạn thẳng, ? điểm ?
GV : Chú ý tính khép kín của tứ giác, giới thiệu các yếu tố của tứ giác.
HS : Đọc đề bài tập ?1, trả lời
 tứ giác lồi.
GV : Phân tích hình vẽ Định nghĩa.
 + Nêu chú ý 
HS : Đọc dề bài tập ?2
 + Giải bài tập theo nhóm, báo cáo kết 
 quả, thảo luận chọn kết quả đúng.
GV : Sửa chữa, củng cố các yếu tố của tứ giác, chú ý học sinh về đường chéo.
GV : Phát biểu nội dung định lý tổng ba góc trong một tam giác?
HS : Phát biểu
GV : Nhận xétTổng các góc trong tứ giác
HS : Nêu chứng minh .
GV : vẽ hình, nêu hướng giải .
HS : tự giải
Củng cố: ( 10 Phút) Nêu định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, các yếu tố của tứ giác lồi ?
 Phát biểu định lý tổng các góc trong một tứ giác ?
1-Ap dụng định lý tổng các góc trong tứ giác, ta có :
 H5a> x = 3600 – ( 1200+1100+800 )= 500 
 H5c> x= 1150.
 H6a>- x= ( 3600-( 950+650 )) : 2
 2-a) =1050; =900 , 
Hướng dẫn học ở nhà:
*Bài vừa học:
Ôn định nghĩa tứ giác lồi, tính chất về góc trong tứ giác lồi, cách vẽ và đọc tên các yếu tố trong tứ giác, xem lại các bài tập đã giải.
Bài tập về nhà : 
 1-5b,d,6b; 2;4 SGK tr 66-67
 Bài 1-6b: tìm số đo góc x các góc còn lại
 Bài 2b, Vận dụng kết quả bài tập 2a
 Chú ý tổng các góc ngoài hình 7a
HS : Đọcđề bài tập 1, quan sát hình vẽ,
 nêu hướng giải bài toán, giải bài tập theo nhóm, báo cáo kết quả.
GV : Sửa chữa, củng cố định lý và ứng dụng trong tính số đo góc của tứ giác.
HS : Đọc đề bài tập 2a, nêu định nghĩa góc ngoài của tam giác.
GV : Giới thiệu định nghĩa góc ngoài của tư giác.
HS : Trình bày cách tính.
GV : Sửa chữa, củng cố định nghĩa góc ngoài, hướng dẫn giải bài 2b
*Bài sắp học:
 “ HÌNH THANG “
Tìm hiểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang,quan hệ về cạnh, về góc của hình thang và hình thang vuông.
D Phần kiểm tra:
BÀI SOẠN:Hình học8.
Tiết: 2 Tên bài dạy: HÌNH THANG 
Ngày soạn: 15-08-2010. 
A/Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
 1/Kiến thức: Hiểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
 2/Kỹ năng: Vẽ hình thang, hình thang vuông, tính số đo góc của hình thang.
 3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy trực quan.
 B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1/Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, thước đo góc, eke, phấn màu.
 2/Đối với học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học, thước đo góc, eke.
 3/ Đối với nhóm học sinh: Phiếu học tập.
C/Các hoạt động dạy và học:	 1/ Ổn định lớp: (2 phút )
 2/Kiểm tra bài cũ:(8 phút)Nêu định nghĩa và tính chất về góc của hình thang.
 +Bài tập 2b SGK tr66
	 3/Bài mới: (25 phút)
Đặt vấn đề: “ Nếu tứ giác có 1 cặp cạnh đối song song thì có tính chất gì ?”
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bổ sung
1-ĐỊNH NGHĨA:
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
*Đoạn thẳng AH :
đường cao của hình thang
?1. 
a-Tứ giác ABCD, EFGH là hình thang. 
b- Có tổng bằng 1800.
?2. a, ABC=CDA (g-c-g).
 AB=CD, AD=BC.
 b, ABC=CDA (c-g-c ) 
 AD = BC. 
Nên AD//BC.
Nhận xét: ( SGK )
2- HÌNH THANG VUÔNG : 
 * Định nghĩa: 
Hình thang vuông 
là hình thang có một góc vuông.
Hình thang ABCD là vuông AB//CD và . 
GV :Sửa bài kiểm tra, củng cố tứ giác.
 Đăt vấn đề SGK Bài mới
HS : Quan sát hình 13, so sánh với tứ giác.
 Nêu định nghĩa hình thang .
GV : Phân tích hình vẽĐịnh nghĩa,
 Chú ý HS các yếu tố hình thang.
HS : Đọc đề bài tập ?1, trình bày bài giải,
 Lớp nhận xét bổ sung
GV : Sửa chữa, khẳng định tính chất về góc của hình thang và cách nhận biết H T 
HS : Đọc đề bài tập ?2
 Giải bài tập theo nhóm, cử đại diện trình bày bài giải, lớp nhận xét.
GV : Sửa chữa Nhận xét.
 Chú ý mối quan hệ cạnh và góc trong hình thang.
GV : Giới thiệu hình vẽ hình thang vuông.
HS : So sánh hình thang và hình thang 
 vuông Định nghĩa hình thang vuông.
GV : Khẳng định, viết định nghĩa bằng kí
 hiệu.
Nêu cách nhận biết hình thang , hình thang vuông.
*Củng cố: (10 Phút) Nêu định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang
 Bài tập 6-Tứ giác ABCD, IKMN là hình thang
Bài tập 6
Tứ giác ABCD, IKMN là hình thang.
Bài tập 7
7a> x=1000, y= 1400 .
 c, x= 900, y= 1150 .
Hướng dẫn học ở nhà:
*Bài vừa học:
 Ôn định nghĩa và tính chất của hình thang, hình thang vuông, xem lại các bài tập đãgiải
BTVN : 7b, 8, 9 SGK tr 71
 Bài 8- Tổng của góc A và D, B và C bằng ?
Bài 9-Vận dụng bài ?2
HS : đọc đề bài 6, dùng eke kiểm tra, nêu kết quả và cách kiểm tra.
GV : khẳng định và thực hiện kiểm tra.
HS : Đọc đề bài tập 7, nêu cách tính.
GV : ghi bảng , củng cố tính chất về góc
 của hình thang. 
*Bài sắp học:
 “ Hình thang cân “
Tìm hiểu định nghĩa, tính chất của hình thang cân, dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
D Phần kiểm tra:
BÀI SOẠN : Hình Học 8
 Tiết 3 Tên bài dạy : HÌNH THANG CÂN.
Ngày soạn: 22/08/2010 
A/Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
 1/Kiến thức: hiểu định nghĩa, các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
 2/Kỹ năng: Vẽ và nhận biết hình thang cân, vận dụng định nghĩa, tính chất và dấu hiệu 
 nhận biết trong tính toán và chứng minh.
 3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy trực quan.
 B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1/Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, mô hình bài 11, 14.
 2/Đối với học sinh: Tìm hiểu bài học, thước đo góc, giấy.
 3/ Đối với nhóm học sinh: Phiếu học tập.
C/Các hoạt động dạy và học:	
 1/Ôn định lớp: (2 phút )
	 2/Kiểm tra bài cũ:( 8 phút)
 Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông + Bài7btr 71
	 3/Bài mới: ( 25phút)
 Đặt vấn đề “ Nếu hình thang có hai góc cùng đáy bằng nhau có tính chất gì không?”
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bổ sung
1-Định nghĩa:
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
* Tứ giác ABCD là hình thang cân 
* Chú ý: (SGK)
?2. -a, Tứ giác ABDC, IKMN, PQST 
 là các hình thang cân.
b- 
c- Bù nhau
2- TÍNH CHẤT:
 * Định lí 1 : 
Hình thang ABCD cân
 AD = BC.
CM: ( SGK )
Chú ý : hình thang có hai cạnh bên bằng nhau không phải la hình thang cân .
* Định lí 2: 
Hình thang ABCD cân AC = BD.
CM:
ACD = BDC ( c.g.c)
 AC=BD
3 Dấu hiệu nhận biết:
?3.> (SGK)
* Định lí 3:
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân .
* Dấu hiệu nhận biết hình thang cân:
 ( SGK)
GV : Sửa bài kiểm tra củng cố định nghĩa và tính chất hình thang, giới thiệu bài mới.
HS : Đọc đề bài tập ?1, nêu nhận xét
GV : Phân tích hình vẽBài mới
 HS : Phát biểu định nghĩa hình thang cân
GV : :Sửa chữa, củng cố định nghĩa
Chú ý 
HS : Đọc đề bài tập ?2, giải bài tập theo nhóm, báo cáo kết quả.
GV : Sửa chữa, củng cố định nghĩa và cách sử dụng định nghĩa để chứng minh hình thang cân.
GV : So sánh và dự đoán độ dài hai cạnh bên của hình thang cân
HS : So sánhĐịnh lí 1
GV : Chúng minh AD = BC ?
 xét trường hợp +ADBC=O
 +AD // BC
+ So sánh OA và OB ?
HS : Chứng minh định lí, lớp bổ sung
GV : Ghi bảng, sửa chữa và khắc sâu
 chú ý
HS : Nêu nội dung định lí 2, vẽ hình ghi giả thuyết , kết luận, trình bày chứng minh định lí, lớp nhận xét bổ sung .
GV : Hướng dẫn
+ chứng minh AC = BD ?
+ So sánh ACD và BDC ?
Phát biểu mệnh đề đảo của định lí 2?
HS : Phát biểu
GV : Sửa chữaĐịnh lí 3
HS : Nêu đọc đề bài tập ?3, giải bài tập theo nhóm, báo cáo kết quả
GV:Nhận xét, khẳng định nội dung định lí 3
+Nêu các cách chứng minh tứ giác là hình thang cân?
HS : Nêu cách chứng minh
GV : Sửa chữa Dấu hiệu nhận biết.
Củng cố: (10 Phút)
 Phát biểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
12> AED = BFC( Cạnh huyền-góc nhọn)
DE = CF
Hướng dẫn học ở nhà:
*Bài vừa học:Ôn định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Xem lại các bài tập đã giải rút ra cách chứng minh tứ giác là hình thang cân.
Bài tập về nhà: 11, 13, 15 tr 74+75 SGK
Bài 11: Vận dụng định lí Pitago
Bài 15Vận dụng cách chứng minh định lí 1
HS : Đọc đề bài tập 12,vẽ hình, trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung.
GV : Sửa chữa, củng cố tính chất về góc của hình thang cân.
*Bài sắp học: “Luyện tập “
 Tìm hiểu bài tập luyện tập tr 75
Bài 16 Vận dụng chứng minh định lí 1 và định nghĩa của tam giác cân
Bài 17 Gọi o là giao điểm hai đường chéo
 so sánh AC và BD 
D Phần kiểm tra:
BÀI SOẠN : Hình Học 8
Tiết : 4 Tên bài dạy : LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 22-08-2010
A/Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
 1/Kiến thức: Củng cố định nghĩa , tính chất và các dấu hiệu nhận biết hình thang, hình 
 thang cân.
 2/Kỹ năng: Vận dụng thành thạo định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết giải toán, 
 Chứng minh tứ giác là hình thang, hình thang cân.
 3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy trực quan, vận dụng lý thuyết vào
 thực tiễn giải quyết các vấn đề trong thực tế.
 B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1/Đối với giáo viên: bài soạn, thước thẳng, phấn màu, compa.
 2/Đối với học sinh: Ôn nội dung các bài đã học, compa, thước và giấy kẻ ô vuông
 3/ Đối với nhóm học sinh: Phiếu học tập.
C/Các hoạt động dạy và học:	
 1/Ôn định lớp: (2 phút )
	 2/Kiểm tra bài cũ:(8phút)
 Phát biểu định nghĩa và dấu hiệu nhận biết hình thang cân+Bài tập11 SGK tr74
	 3/Bài mới: (30 phút)
Đặt vấn đề : “ Làm thế nào để chứng minh tứ giác là một hình thang cân ?”
 ...  Dựng hình thang ”
Ôn các bài toán dựng hình đã biết, tìm hiểu các bước giải bài toán dựng hình, các bước cơ bản dựng hình thang, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thước và com pa.
D Phần kiểm tra:
BÀI SOẠN : Hình Học 8
Ngày soạn: 14-9-2010 
Tiết : 9 Tên bài dạy : Dựng hình bằng thước và com pa-Dựng hình thang.
A/Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
 1/Kiến thức: Củng cố các bài toán dựng hình đã học, hiểu các bước giải bài toán dựng 
 hình, bước đầu biết dựng hình thang và trình bày bài toán dựng hình thang.
 2/Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước và com pa dựng hình thang.
 3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy phân tích suy luận logic.
 B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1/Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, com pa, phấn màu.
 2/Đối với học sinh: Tìm hiểu bài học, thước thẳng, com pa.
 3/ Đối với nhóm học sinh: Phiếu học tập.
C/Các hoạt động dạy và học:	
 1/Ôn định lớp: ( 2phút )
	 2/Kiểm tra bài cũ:(3phút)Nêu các bài toán dựng hình đã học.
	 3/Bài mới: ( 30 phút)
Đặt vấn đề “Với điều kiện nào thì ta có thể vẽ được hình thang bằng thước và com pa ”
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bổ sung
1 Bài toán dựng hình : Là các bài toán chỉ vẽ hình bằng 2 dụng cụ là thước và com pa.
2 Các bài toán dựng hình đã biết : 
( SGK)
Áp dụng :
29- Cách dựng :
- Dựng đoạn thẳng BC=4cm.
-Dựng = 650
-Dựng CA Bx
- Chứng minh :
Xét ABC có , BC=4cm, Â=900 ( Theo cách vẽ)
Vậy ABC thõa mãn yêu cầu bài toán.
3 Dựng hình thang : 
Ví dụ : ( SGK )
a-Phân tích :Giả sử đã dựng được hình thang thõa mãn yêu cầu bài toán.
Ta có: ADC dựng được.ĐiểmB thoả mãn 2 điều kiện:
+ BAx 
+ Vì AB = 3cm nên B đường tròn tâm A bán kính 3 cm.
b- Cách dựng : 
+ Dựng ADC có AD=2cm, D=700, CD = 4cm .
+ Dựng tia Ax // DC( Tia Ax cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ AD ).
+ Dựng điểm B Ax : AB=3cm.
+ Nối B và C ta được hình thang ABCD cần dựng.
c- Chứng minh :Tứ giác ABCD là hình thang vì AB//CD.
Hình thang ABCD có CD=4cm, D= 700, AD=2cm, AB=3cm nên thõa mãn yêu cầu bài toán.
d- Biện luận :Ta luôn dựng được hình thang thõa mãn yêu cầu bài toán.
GV : Đặt vấn đề, giới thiệu bài mới.
Nêu nội dung bài toán dựng hình.
HS : Nêu các bài toán dựng hình đã học ở lớp dưới.
GV : Nhận xét, củng cố các bài toán dựng hình đã học, ôn cách dựng các bài toán cơ bản đã học.
HS : Đọc đề bài tập 29, nêu các bước dựng hình.
GV : Ghi bảng, phân tích các bước giải bài toán dựng hình , chú ý bước dựng hình và chứng minh.
+ Giới thiệu bài toán dựng hình thang
HS :Đọc đề bài toán , nêu yêu cầu bài toán.
GV: Vẽ hình, phân tích hình vẽ .
+ Tìm các yếu tố đã dựng được của hình thang? Tam giác nào trong hình vẽ đã dựng được? Xét ADC đã dựng được không?
HS : Nêu các bước dựng hình.
GV : Dựng hình 
HS : Dựng hình vào vở
GV : Phân tích các bước dựng hình, củng cố các bước dựng hình.
+Chứng minh hình thang ABCD thõa mãn yêu cầu bài toán
HS : Nêu các bước chứng minh bài toán
GV : Ghi bảng, củng cố các bước chứng minh.
+ Ta có thể dựng bao nhiêu hình thõa mãn yêu cầu bài toán.
HS :Nêu ý kiến của mình .
GV : Phân tích chỉ ra số nghiệm của bài toán , củng cố các bước giải bài toán dựng hình, yêu cầu học sinh tìm hiểu kỹ hai bước dựng và chứng minh.
Củng cố: ( 10Phút)Nêu các bước giải bài toán dựng hình ? 
+ Để dựng hình thang ta cần biết bao nhiêu yếu tố của hình thang ?
Hướng dẫn học ở nhà:
*Bài vừa học: Ôn các bước giải bài toán dựng hình, cách giải bài toán dựng hình thang.
Bài tập về nhà : 30, 31 SGK tr 83
Bài 30: Vận dụng bài 29
Bài 31 : Xét tam giác đã dụng được trong bài toán.
*Bài sắp học:” Luyện tập “
 Ôn các bước giải bài toán dựng hình , xem lại các bài toán đã giải, tìm hiểu các bài luyện tập
Bài 33 Chú ý tính chất của hình thang cân
Bài 34 Xem lại định nghĩa hình thang vuông.
D Phần kiểm tra
BÀI SOẠN : Hình Học 8
Ngày soạn: 14 -9-2010 
Tiết : 10 Tên bài dạy : LUYỆN TẬP
A/Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
 1/Kiến thức: Củng cố các bước giải bài toán dựng hình, định nghĩa và tính chất hình thang.
 2/Kỹ năng: Trình bày lời giải bài toán dựng hình, phân tích hình vẽ xác định các bước 
 dựng, chứng minh hình dựng được thõa mãn yêu cầu bài toán, tìm số nghiệm. 
 3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tư duy suy luận, phân tích logic.
 B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1/Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, com pa, phấn màu.
 2/Đối với học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học, thước thẳng, com pa.
 3/ Đối với nhóm học sinh: Phiếu học tập.
C/Các hoạt động dạy và học:	
 1/Ôn định lớp: ( 2phút )
 2/Kiểm tra bài cũ:( 8phút) Nêu các bước giải bài toán dựng hình+ Bài 30 SGK tr 83. 
 3/Bài mới: ( 30 phút)
Đặt vấn đề “Làm thế nào để giải bài toán dựng hình nhanh và chính xác ?”
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bổ sung
32- Cách dựng :
 -Dựng ABC đều
 - Dựng đường phân giác AD (DBC).
Ta có =300 .
- Chứng minh : 
ABC đều =600
nên =300 ( định lí)
- Biện luận : Ta luôn dựng được góc 300 và bài toán luôn có 1 nghiệm . 
 33.a-Cách dựng: 
Dựng đoạn thẳng 
CD = 3cm
-Dựng =800
-Dựng đường tròn(C, 4cm) cắt Dx tại A
- Dựng Tia Ay//CD nằm trên nửa mặt phẳng bờ AD chứa điểm C
- Dựng đường tròn tâm ( D, 4cm) cắt Ay tại B
-Hình thang cân ABCD là hình cần dựng.
b Chứng minh: Xét tứ giác ABCD
Ta có: AD// BC ( Cách dựng)
- CD=3cm, AC=4cm, 
=800( cách dựng)
Mặt khác AC = BD = 4cm
 ( cùng bán kính )
Vậy hình thang cân ABCD thoả mãn yêu cầu bài toán. 
34-
a Cách dựng: 
-
Dựng CD = 3cm
-Dựng ADDC
và AD = 2cm 
-Dựng Ax//CD
-Dựng đường tròn 
 ( C,3cm) cắt Ax tại điểm B .
Hình thang ABCD là hình cần dựng.
b- Chứng minh:
Xét tứ giác ABCD có AB//CD ( c dựng)
=900, AD=2cm, CD =3cm ( c/ dựng)
BC=3cm ( bán kính đ/ tròn ( C,3cm))
Vậy tứ giác ABCD là hình thang thỏa mãn yêu cầu bài toán.
c- Biện luận: Đường tròn tâm C cắt Ax tại hai điểm nên bài toán có hai nghiệm
GV:Sửa bài kiểm tra, củng cố các bước giải bài toán dựng hình.
HS : Đọc dề bài tập 32, nêu yêu cầu bài toán.
GV : Nêu cách dựng góc 300?
- Làm thế nào dựng góc 600 ?
HS : Nêu cách dựng.
GV : Ghi bảng, củng cố cách trình bày bài toán dựng hình.
HS : Đọc đề bài 33, nêu yêu cầu bài toán.
GV : Vẽ hình, phân tích hình vẽ, hướng dẫn HS tìm các bước dựng hình
- Trên hình vẽ cần dựng yếu tố nào trước 
- Điểm A và B thõa mãn điều kiện gì ?
Nêu cách vẽ điểm A cách D một khoảng 3cm ?
HS : Trình bày cách dựng, lớp nhận xét bổ sung.
GV : Ghi bảng, phân tích cách xác định các yếu tố liên quan trong bài toán.
+ Để chứng minh bài toán dựng hình ta phải làm gì ?
+ Chứng minh hình thang ABCD thõa mãn yêu cầu bài toán ?
HS : Trình bày các bước chứng minh.
GV : ghi bảng , củng cố cách chứng minh và nhận xét số nghiệm bài toán.
HS : Đọc đề bài 34, giải bài tập theo nhóm,trao đổi bài giải nhận xét, báo cáo kết quả.
GV : 
Phân tích các bài giải của các nhóm, sửa chữa các sai sót, củng cố bài toán dựng hình, chú ý học sinh 1 bài toán có thể có nhiều nghiệm hoặc không có nghiệm.
* Củng cố: (5 Phút)
Hướng dẫn học ở nhà:
*Bài vừa học:
Ôn các bước giải bài toán dựng hình, xem lại các bài tập đã giải.
Bài tập về nhà: 45, 49 SBT tr 65
Vận dụng các bài tập đã giải.
*Bài sắp học:
 “ ĐỐI XỨNG TRỤC ”
Tìm hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng qua một trục, hình có trục đối xứng,
chuẩn bị ví dụ về hình có trục đối xứng.
D Phần kiểm tra:
BÀI SOẠN : Hình Học 8
Ngày soạn: 21-9-2010 
Tiết : 11 Tên bài dạy : ĐỐI XỨNG TRỤC
A/Mục tiêu bài học: Qua bài này học sinh cần nắm:
 1/Kiến thức: Hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một trục, hình có 
 trục đối xứng và xác định trục đối xứng của một hình.
 2/Kỹ năng: Vẽ điểm, đoạn thẳng đối xứng với điểm , đoạn thẳng cho trước, nhận biết và 
 chứng minh trục đối xứng , nhận biết các hình có trục đối xứng.
 3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tính trực quan, suy luận logic.
 B/Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1/Đối với giáo viên: Bài soạn, thước thẳng, eke, phấn màu.
 2/Đối với học sinh: chuẩn bị hình có trục đối xứng, thước thẳng, eke.
 3/ Đối với nhóm học sinh: Phiếu học tập.
C/Các hoạt động dạy và học:	
 1/Ôn định lớp: ( 2phút )
	 2/Kiểm tra bài cũ:( 8phút) Nêu các bước giải bài toán dựng hình.
 + Dựng đường trung trực của đoạn thẳng AB cho trước.
	 3/Bài mới: (25 phút)
Đặt vấn đề : “Vì sao có thể cắt tờ giấy làm 4 để cắt hình chưc H ?”
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bổ sung
1Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng
?1. ( SGK)
 ĐỊNH NGHĨA:( SGK)
+ Qui ước: Nếu Bd thì điểm đối xứng với B qua d cũng là điểm B.
2 Hai hình đối xứng qua một đường thẳng
?2. ( SGK) 
Trên hình hai đoạn thẳng AB và A’B’ gọi là đối xứng với nhau qua d.
* Định nghĩa : ( SGK)
 Hình 53: ( SGK)
* CHÚ Ý:
 Hai đoạn thẳng( góc, tam giác)
đối xứng với nhau qua đường thẳng thì bằng nhau
 3- Hai hình đối xứng với nhau qua một trục:
?3. Hình đối xứng của cạnh AB là AC và ngược lại.
- Hình đối xứng của BC là CB.
* Định nghĩa: ( SGK)
?4. a-1 trục đối xứng
 b- 3 trục đối xứng.
 c- Vô số trục đối xứng.
* Định lí: ( SGK)
GV: Sửa bài kiểm tra, đặt vấn đềBài mới
HS : Đọc đề bài ?1, trình bày bài giải.
GV:Sửa chữa, khẳng định các cặp điểm
A và A’, A và B là các điểm đối xứng qua d
HS:Quan sát hình vẽ, nêu định nghĩa.
GV: Củng cố định nghĩa , nêu qui ước, cách dựng điểm đối xứng qua d cho trước.
HS : Đọc đề bài ?2, trình bày cách dựng, lớp nhận xét bổ sung.
GV: Sửa chữa các thao tác của học sinh, khẳng định hai đoạn thẳng AB và A’B’ là đối xứng với nhau qua d.
HS : Nêu định nghĩa hai hình đối xứng.
GV: Phân tích hình vẽ củng cố định nghĩa
+ So sánh độ dài AB và A’B’, AC và A’C’?
HS : Đo, nêu nhận xét.
GV: Khẳng định Chú ý.
HS : Giải bài tập ?3, lớp bổ sung.
GV: Phân tích các cặp đoạn thẳng đối xứng qua AH làm rõ tính chất mọi điểm đối xứng qua AH đều thuộc ABCĐịnh nghĩa.
HS : Giải bài tập ?4 theo nhóm, báo cáo kết quả, giải thích số trục đối xứng và chỉ ra trục đối xứng các hình.
GV : Sửa chữa, phân tích hình vẽ làm rõ cách tìm trục đối xứng của một hình.
+ Giới thiệu định lí và giải thích.
Củng cố: (10 Phút) Nêu định nghĩa và tính chất hai điểm, hai hình đối xứng qua một trục?
 Cách xác định trục đối xứng của một hình?
Bài 37 tr 87 
Hình 59 h không có trục đối xứng
- a Có 2 trục đối xứng.
-g có 5 trục đối xứng.
Hướng dẫn học ở nhà:
*Bài vừa học:
Ôn định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng qua một đường thẳng, trục đối xứng của một hình, xem lại các bài tập đã giải.
Bài tập về nhà : 35, 36 SGK tr 87
Bài 36 Vận dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
*Bài sắp học:
 ” LUYỆN TẬP “
Ôn lại các kiến thức đã học, vận dụng giải các bài luyện tập 
Bài 39-Vận dụng bất đẳng thức BCE
Bài 41 – Vận dụng định nghĩa trục đối xứng
D Phần kiểm tra:

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh hoc 8 T1T11.doc