Giáo án Hình học 8 - THCS Nguyễn Hữu Cảnh - Tiết 1: Tứ giác

Giáo án Hình học 8 - THCS Nguyễn Hữu Cảnh - Tiết 1: Tứ giác

Chương I- TỨ GIÁC.

Tiết 1 : § 1 TỨ GIÁC .

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

2/ Kỹ năng: Học sinh biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của 1 tứ giác.

3/ Thái độ: Luyện cho học sinh đức tính kiên trì, nghiên cứu, sáng tạo.

 II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, nghiên cứu SGK + SGV, thước thẳng, thước đo góc.

Học sinh : Xem trước bài mới và ôn tập lại kiến thức về tổng ba góc của tam giác. Bảng phụ, bút viết. mang vở ghi, sgk, sbtập

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 8 - THCS Nguyễn Hữu Cảnh - Tiết 1: Tứ giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Chương I- TỨ GIÁC.
Tiết 1 : § 1 TỨ GIÁC .
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi. 
2/ Kỹ năng: Học sinh biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của 1 tứ giác.
3/ Thái độ: Luyện cho học sinh đức tính kiên trì, nghiên cứu, sáng tạo.
 II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, nghiên cứu SGK + SGV, thước thẳng, thước đo góc.
Học sinh : Xem trước bài mới và ôn tập lại kiến thức về tổng ba góc của tam giác. Bảng phụ, bút viết.. mang vở ghi, sgk, sbtập
 III. TIẾN HÀNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ(2 phút)
Hãy nêu định lý về tổng ba góc của 1 tam giác.
Giáo viên giới thiệu chương I cho học sinh theo dõi.
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hđ1(8 phút): Định nghĩa
Gv nêu hình vẽ ở hình 1 sgk
Em hãy cho biết hình vẽ gì?
Vậy tứ giác là gì ?
GV chốt lại :
Gồm 4 đoạn thẳng khép kín
Bất ký hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên 1 đường thẳng.
Hãy chỉ ra đỉnh, cạnh của tứ giác
Hđ2(15 phút): thực hiện ?1-2sgk.
Trong các tứ giác ở hình 1, tứ giác nào luôn nằm trong nửa mp có bờ là đường thẳng.
Gv: Tứ giác ở hình 1à gọi là tứ giác lồi. Vậy thế nào là tứ giác lồi?
Gv: Từ nay khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi.
Gv: Gọi từng học sinh trả lời ?2/sgk
Đường chéo là gì?
Thế nào là điểm nằm trong của tứ giác?thế nào là điểm nằm ngoài của tứ giác?
Hđ3(10 phút): Tổng các góc của một tứ giác
Câu b ta phải làm gì?
Gv cho học sinh làm ?3/sgk
Ta vận dụng định lý nào để giải quyết ?3
Học sinh theo dõi và quan sát hình 1 sgk
Học sinh trả lời : hình 1a,b,c là vẽ các tứ giác
Học sinh trả lời tứ giác là gì ?
Học sinh khác nhận xét, phát biểu lại.
Học sinh trả lời đỉnh, cạnh của tứ giác.
Các em thực hiện ?1sgk theo cá nhân
Ơû hình 1c có một cạch mà tứ giác nằm trong cả 2 nửa mp có bờ là đường thẳng chứa nó.
Tứ giác hinh1b có một cạnh mà không nằm trong cả hai nửa mp có bờ là dường thẳng chứa cạch đó. 
Làm ?3sgk
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
Học sinh thực hiện theo nhóm bàn.
Nhận xét đánh giá.
 Â+BÂ+CÂ+DÂ= 3600
1./ Định nghĩa.
 Tứ giác là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
Trong đó :
các điểm A,B,C, D là đỉnh
Các đoạn thẳng: AB, BC, CD, DA là các cạnh.
Tứ giác ở hinh1a luôn nằm trong một nửa mp có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạch nào của tứ giác
Tứ gác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạch nào của tứ giác.
Hai đỉnh kề nhau: A và B; B và C; C và D; D và A.
Hai đỉnh đối nhau: A và C; B và D
Đường chéo: AC; BD
Hai cạch kề nhau: AB và CD; BC và CD.
Hai cạch đối nhau:AB và CD; 
AD và BC.
Hai góc đối nhau : Â và CÂ ; BÂâvà DÂ
Điểm nằm trong tứ giác G; H.
Điểm nằm ngoài tứ giác E; F
2./ Tổng các góc của một tứ tứ giác.
Định lý :Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600
C/m : SGK
4. Củng cố (15 phút): Học sinh thực hiện các bài tập sau:
Bài 1/ sgk : Thực hiện theo nhóm. Nhóm1-3: hình 5a,c
Nhóm 2-5: Hình 5b, 6a; nhóm 4-6 hình 6b; 5d
Bài tập 2/ sgk: Giáo viên giới thiệu góc ngoài của tứ giác.
Học sinh đọc số đo các góc ở hình 7a
Học sinh tính tổng các góc ngoài.
* Hướng dẫn về nhà : 
Bài 3 : sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng để chứng minh
Bài 4: Dựa vào vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh hoặc hai cạnh và 1 góc.
5. Dặn dò về nhà(2 phút):
Học thuộc định lý về tổng các góc của 1 tứ giác và định nghĩa tứ giác, các yếu tố của nó.
Bài tập 3-4 sgk. BT 2; 4; 5/ SBT.
Ôn tập về hai đường thẳng song song ở lớp 7.
Đọc trước bài §2 Hình thang.
 Rút kinh nghiệm: .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet1 hh.doc