Giáo án Hình học 8 - Chương IV - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Thiên Hương

Giáo án Hình học 8 - Chương IV - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Thiên Hương

 I/- Mục tiêu :

• HS thông qua trực quan phát hiện được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.

• Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của 1 hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật.

• Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu.

 II/- Chuẩn bị :

 * Giáo viên : - Mô hình của hình hộp chữ nhật; mô hình hình lập phương, một số hình lập phương có sẵn trong thực tế như : bao

 diêm, hộp phấn, hộp bánh. Bảng phụ vẽ sẵn hình . Thước thẳng, phấn màu .

 * Học sinh : Bảng nhóm, thước thẳng, êke .

 

doc 104 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 8 - Chương IV - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Thiên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 G v : Võ thị Thiên Hương Ngày soạn : . . . . . . . . 
 Tiết : 5 9 Ngày dạy : . . . . . . . . 
 I/- Mục tiêu : 
 HS thông qua trực quan phát hiện được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
 Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của 1 hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật.
 Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu.
 II/- Chuẩn bị : 
 * Giáo viên : - Mô hình của hình hộp chữ nhật; mô hình hình lập phương, một số hình lập phương có sẵn trong thực tế như : bao 
 diêm, hộp phấn, hộp bánh. Bảng phụ vẽ sẵn hình . Thước thẳng, phấn màu .
 * Học sinh : Bảng nhóm, thước thẳng, êke .
 III/- Tiến trình : 
 * Phương pháp : Vấn đáp để phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với thực hành theo hoạt động cá nhân hoặc nhóm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
BỔ SUNG
 HĐ 1 : Hình hộp chữ nhật (15 phút)
- Gv giới thiệu nội dung chương: 
Trong chương IV chúng ta học về hình lăng trụ đứng và hình chóp đều. Đó là những hình mà các điểm của chúng không cùng nằm trong 1 mặt phẳng.
- Gv giới thiệu hình hộp chữ nhật
 - Trong thực tế đời sống có rất nhiều vật 
 thể có hình dạng của hình hộp chữ nhật. 
 Hãy nêu 1 số ví dụ
 - Cho biết hình hộp chữ nhật có bao nhiêu 
 mặt, mỗi mặt là hình gì?
 - Trong 1 hình hộp chữ nhật có bao nhiêu 
 đỉnh, và cạnh?
- Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là 2 đáy, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
 - Quan sát khối rubic là hình lập phương 
 có 6 mặt là những hình gì? Vì sao hình lập 
 phương cũng là hình hộp chữ nhật?
- Hs quan sát, trả lời theo dẫn dắt của gv.
- Hs nêu VD: Các vật có hình dạng là hình hộp chữ nhật: Các thùng chứa hàng; hồ cá; hộp phấn ; . . .
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi 
 mặt đều là hình chữ nhật.
 - Một hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh và 
 12 cạnh.
- Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông. Vì hình vuông cũng là hình chữ nhật, nên hình lập phương cũng là hình hộp chữ nhật.
1. Hình hộp chữ nhật :
+ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình chữ nhật.
 + Hình hộp chữ nhật có: 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
 + Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là 2 đáy, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
 + Hình lập phương là h/hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
 h230
 HĐ 2 : Mặt phẳng và đường thẳng (12 phút)
 - Nếu phải vẽ 1 hình hộp chữ nhật thì làm 
 như thế nào?
 Vẽ hình chữ nhật ABCD nhìn phối cảnh trong không gian thành hình bình hành ABCD
- Vẽ hình chữ nhật AA’D’D.
 Vẽ CC’// DD’ và CC’= DD’. Nối C’D’.
 Vẽ các nét khuất BB’//= AA’; A’B’; B’C’.
 - Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ thì 2 đáy là ABCD và A’B’C’D’ còn cạnh AA’; BB’; CC’; DD’ là các chiều cao. Hoặc 2 đáy là AA’B’B và DD’C’C thì chiều cao là đoạn nào?
 - Kể tên các mặt, các đỉnh, và các cạnh của 
 hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’?
- Khi hình hộp chữ nhật có 2 đáy là AA’B’B và DD’C’C thì chiều cao là đoạn AD,  
- Có 6 mặt: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; BCC’B’; CC’C’D; DAA’D’.
 Có 8 đỉnh: A; B; C; D; A’; B’; C’; D’.
 Có 12 cạnh: AB; AA’; AD; BC; 
2. Mặt phẳng và đường thẳng : 
 - Có 6 mặt: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; BCC’B’; CC’C’D; DAA’D’ là các mặt phẳng trải ra vô tận.
 - Có 8 đỉnh: A; B; C; D; A’; B’; C’; 
 D’ là các điểm.
- Có 12 cạnh: AB; AA’; AD; BC;  như là các đoạn thẳng.
 h231 
 HĐ 3 : Củng cố (16 phút)
 - Bài tập 1 trang 96 SGK (hình 72)
 - Gv gọi hs lần lượt trả lời 
- Bài tập 2 trang 96 SGK (hình 73)
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi
a) Nếu O là trung điểm của đoạn CB1 thì O có là điểm thuộc đoạn BC1 hay không?
b) K là điểm thuộc cạnh CD thì liệu K có thể là điểm thuộc cạnh BB1 hay không?
 - Bài tập 3 trang 97 SGK 
 A B
 D	 	5cm C 4cm
 3cm
 A1 B1
 D1 C1 
 Tính DC1 và CB1 ?
- Gv cho hs thảo luận nhóm trong 5’.
- Gv kiểm tra bài làm các nhóm và chọn ra hai bài làm tốt cho hs lên trình bày.
- Gv sửa bài cho hs và lưu ý ta có thể kết hợp hình học phẳng để tính toán trong hình học không gian.
- Hs trả lời:
 A B
 D	 C
 M N
 Q P 
 AB = DC = PQ = MN
 AM = DQ = CP = BN
 AD = MQ = NP = CB
 A B
 D	K	 C
 O
 A1 B1
 D1 C1 
- Hs thảo luận nhóm đôi :
a) Vì CBB1C1 là hình chữ nhật nên O là trung điểm của đướng chéo CB1 thì O cũng là trung điểm của BC1.
b) K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB1 .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv
 .
.
- Hai hs đại diện hai nhóm lần lượt lên trình bày từng câu. Hs lớp theo dõi, nhận xét.
- Bài tập 3 trang 97 SGK 
 Vì CDD1C1 và CBB1C1 là hình chữ nhật nên D1DC1 vuông tại D và BB1= CC1 = 3cm 
 = DC2 +
 = 52 + 32 = 34 
 DC1= cm
 Vì CBB1C1 là hình chữ nhật nên CBB1 vuông tại B
 = BC2 +
 = 42 + 32 = 25 
 CB1 = 5 cm
 h232 
 IV/- Hướng dẫn về nhà : (2 phút) 
 - Tự vẽ một số hình hộp chữ nhật và thông qua đó nắm chắc các khái niệm về hình hộp chữ nhật.
 - Giải các bài tập: 3, 4/97 và 1, 3, 5/105 (SBT).
 - Ôn lại công thức diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
 V/- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 h233 
 G v : Võ thị Thiên Hương Ngày soạn : . . . . . . . . 
 Tiết : 6 0 Ngày dạy : . . . . . . . . 
 : 
 I/- Mục tiêu : 
Nhận biết (qua mô hình) khái niệm về 2 đường thẳng song song. Hiểu được các vị trí tương đối của 2 đ. thẳng trong không gian.
Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và 2 mặt phẳng song song.
Hs nhận xét được trong thực tế 2 đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song.
Hs nhớ lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
 II/- Chuẩn bị : 
 * Giáo viên : - Mô hình của hình hộp chữ nhật; mô hình hình lập phương. Bảng phụ vẽ sẵn hình . Thước thẳng, phấn màu .
 * Học sinh : Bảng nhóm, thước thẳng, êke.
 III/- Tiến trình : 
 * Phương pháp : Vấn đáp để phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với thực hành theo hoạt động cá nhân hoặc nhóm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
BỔ SUNG
 HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ (10 phút)
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Hãy cho biết:
a) Hình hộp này có mấy mặt, các mặt là hình gì? Kể tên vài mặt đó?
b) Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh? Và có mấy cạnh?
c) AB và AA’ có nằm trong cùng 1 mặt phẳng hay không? Có điểm chung hay không ?
 d) AA’ và BB’ có nằm trong cùng 1 mặt phẳng hay không? Có điểm nào chung hay không?
- Hs quan sát và trả lời theo yêu cầu của Gv.
a) Hình này gồm 6 mặt là: ABCD ; A’B’C’D’; 
b) Hình có 8 đỉnh là: A; B; C; D; A’; B’; C’; D’.
 Và có 12 cạnh: AB; AA’; 
c) AB và AA’ nằm trong mặt phẳng (ABB’A’), có điểm chung là A.
d) AA’ và BB’ cùng nằm trong mặt phẳng (ABB’A’), nhưng không có điểm chung.
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 h234
 HĐ 2 : Hai đường thẳng song song trong không gian (10 phút)
 - Hai đường thẳng AA’ và BB’ cùng nằm trong mặt phẳng (ABB’A’), nhưng không có điểm chung. Ta nói AA’// BB’. Như vậy thế nào là 2 đường thẳng song song với nhau trong không gian?
 - Thế còn 2 đường thẳng CC’ và BC là 
 hai đường thẳng có vị trí như thế nào?
 - Và 2 đg/th AD và D’C’ có điểm chung 
 hay không? Có song song với nhau hay 
 không?
- Trong không gian AD và D’C’ không có điểm chung và cũng không song song với nhau ta nói đây là 2 đg/th chéo nhau.
 - Như vậy trong không gian với hai 
 đ.thẳng a và b phân biệt thì có thể xảy 
 ra mấy vị trí tương đối?
 - Trong không gian, nếu a // b và b // c 
 thì a // c.Hãy lập luận vì sao BC // A’D’
 - Hs quan sát và nêu nhận xét:
 - Hai đường thẳng song song trong 
 không gian là 2 đường thẳng:
 + Cùng nằm trong 1 mặt phẳng.
 + Và không có điểm chung
CC’ và CB cùng nằm trong (BB’C’C) 
 và có điểm chung là C, ta nói CC’ và 
 CB cắt nhau tại C.
AD và D’C’ không có điểm chung và 
 cũng không song song với nhau vì 
 không cùng nằm trong mặt phẳng.
- Trong không gian với a, b phân biệt 
thì có thể có:
 + a // b.
 + a cắt b.
 + a chéo b
 - Vì BC // AD (cạnh đối hcn ABCD).
và AD // A’D’ (cạnh đối hcn BCC’B’)
 Do đó BC // A’D’ (cùng // AD)
3. Hai đường thẳng song song trong không gian : 
 Trong không gian a // b nếu:
 - a và b cùng nằm trong 1 mp.
 - a và b không có điểm chung. 
 Trong không gian a cắt b nếu:
 - a và b nằm trong 1 mặt phẳng.
 - a và b không song song.
 Trong không gian a chéo b nếu:
 - a và b không cùng thuộc 1 mp .
+ Trong không gian, nếu:
 a // b và c // b thì a // c. 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
. 
 HĐ 3: Đường thẳng song song với mặt phẳng - Hai mặt phẳng song song (9 phút)
?2. Hãy quan sát hình hộp chữ nhật (h.75)
- Gv cho hs thực hiện ?1
- AB có song song với A’B’ không? Và AB có nằm trong mp (A’B’C’D’) hay không?
 -Khi AB Ë mp (A’B’C’D’) và AB // A’B’ 
 mà A’B’Ì mp (A’B’C’D’) thì AB // mp 
 (A’B’C’D’)
 ?3. Hãy tìm trong hình hộp chữ nhật 
 các đ.thẳng song song với (A’B’C’D’) 
 Chúng có điểm chung với (A’B’C’D’) 
 hay không?
- Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’, xét 2 mp (ABCD) và (A’B’C’D’) thì vị trí tương đối của các cặp đ.thẳng sau như thế nào: AB và AD; A’B’và A’D’; AB và A’B’; AD và A’D’? 
- Mp (ABCD) chứa 2 đ.thẳng cắt nhau là AB và AD ; (A’B’C’D’) chứa hai đ.thẳng cắt nhau A’B’ và A’D’ mà AB // A’B’  AD // A’D’ thì ta nói (ABCD) // (A’B’C’D’)
?4. Trên hình 78 còn mp nào song song ?
- AB // A’B’ vì là cạnh đối của h.chữ nhật ABB’A’. AB không nằm trong mặt phẳng (A’B’C’D’).
 - AB, BC, CD, DA là các đường thẳng song song (A’B’C’D’).
Đường thẳng // mp thì không có điểm chung.
- AB cắt AD.
 A’B’ cắt A’D’.
 AB // A’B’.
 AD // A’D’.
- Chẳng hạn: (AA’B’B) song song (DD’C’C), vì trong mỗi mặt chứa 2 đ.thẳng cắt nhau và lần lượt song song với nhau.
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng - Hai mặt phẳng song song :
 Khi AB Ë (A’B’C’D’)
 AB // A’B’ 
 A’B’Ì (A’B’C’D’)
 AB // (A’B’C’D’).
- Mp (ABCD) chứa 2 đường thẳng cắt nhau AB và AD
 Mp (A’B’C’D’) chứa 2 đường thẳng cắt nhau A’B’ và A’D’ 
 Nếu AB // A’B’; AD // A’D’ thì ta nói (ABCD) // (A’B’C’D’).
 VD: Trần nhà và sàn nhà là 2 mặt phẳng song song.
- Nhận xét: (trang 99 SGK)
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 h235
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 HĐ 4 : Củng cố (14 phút)
- Bài tập 5 trang 100 SGK :
 Gv đưa bảng phụ và gọi 2 hs tô trên bảng phụ.
- Bài tập 6,9 trang 100 SGK :
 - Yêu cầu hs hoạt động nhóm theo bàn 
- Bài tập 7 trang 100 SGK :
- Gv cho hs thảo luận nhóm trong 4’.
- 2 hs thực hiện yêu cầu của gv tô trên bảng phụ.
- Bài 6:
 a) C1C// B1B// A1A// D1D
 b) A1D1// B1C1// BC// AD
- Bài 9 :
BC,CD,AD
 ... H là hình thoi
 AC BD và AC = BD
- Bài tập 46 trang 133 SBT
 A
 M
 B C
 N
 Vẽ trung tuyến AN và BM
Ta có : SABM = SBMC = ½ SABC (1) 
 (vì BM là trung tuyến của ABC)
Và MN là trung tuyến của BMC 
 SBMN = SNMC = ½ SBMC 
 = ¼ SABC (2)
 Từ (1) và (2) SABNM = SABM + SBMN 
 = ½ SABC + ¼ SABC 
- Bài tập 57 trang 92 SBT 
 A
 B H D M C
 Do AD là phân giác của góc BAC 
 (AB <AC)
 BD < BM
 D nằm giữa B, M
 vì (do AB < AC)
 Vậy H nằm giữa hai điểm B và D
 - Bài tập 58 trang 92 SBT
 A 
 b 
 K H
 B I C
 a
 a) Cm: BK = CH
 Xét BKC và CHB có:
 = 900
 BC chung
 (góc đáy)
 BKC = CHB (c/h – g/n)
 BK = CH 
 b) Chứng minh KH //BC
 Vì BKC = CHB (cmt)
 do AB = AC
 Theo đl Talét đảo KH//BC
 c) Hai tam giác vuông CIA và CHB có chung góc C nên đồng dạng với nhau
 = SABC
 = SABC (đpcm) 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 h282
 h283
 h284 
 HĐ 2 : Củng cố (5 phút)
- Gv treo bảng hệ thống tứ giác cùng dấu hiệu nhận biết và công thức tính diện tích cho học sinh quan sát và phát biểu hoàn chỉnh.
- Hs điền vào bảng để ôn lại các kiến thức cơ bản
 IV/- Hướng dẫn về nhà : (2 phút) 
 - Về ôn lại các kiến thức đã học
 - Làm các bài tập 56, 57, 58, 61 trng 92 SBT
 - Tiết sau ôn tập. 
 V/- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 h285
 G v : Võ thị Thiên Hương Ngày soạn : . . . . . . . . 
 Tiết : 7 3 Ngày dạy : . . . . . . . . 
 I/- Mục tiêu : 
 Hs được hệ thống hóa các kiến thức của chương : Hình lăng trụ đứng , hình hộp chữ nhật , hình chóp đều, thấy được mối liên hệ 
 giữa chúng , đặc biệt là mối liên hệ giữa hình lăng trụ đứng và hình hộp chữ nhât.
 Rèn luyện kĩ năng tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần , thể tích của hình lăng trụ đứng , hình hộp chữ nhật , h.chóp đều.
 Giáo dục cho HS mối liên hệ giữa toán học với tbực tế cuộc sống.
 II/- Chuẩn bị : 
 * Giáo viên : Bảng phụ ghi các kiến thức cần hệ thống. Thước thẳng, phấn màu .
 * Học sinh : Ôn tập kiến thức liên quan. Bảng nhóm, thước thẳng, êke .
 III/- Tiến trình : 
 * Phương pháp : Vấn đáp để phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với thực hành theo hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
BỔ SUNG
 HĐ 1 : Ôn tập (43 phút)
- Bài tập 76 trang 127 SGK
Tính diện tích toàn phần của lăng trụ đứng theo các kích thước như hình vẽ sau ?
- Bài tập 77 trang 128 SBT
Gv treo bảng phụ
 a) Tính thể tích của thùng chứa?
 b) Tính khối lượng cát trong thùng 
 tính như thế nào?
- Bài tập 77 trang 128 SBT
Độ dài đ.chéo AC1 của một hình lập phương là .
a) Độ dài mỗi cạnh là bao nhiêu?
- Hãy nêu công thức tính độ dài đg/chéo AC1 của hình lập phương, khi biết cạnh là x?
b) Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương?
- Bài tập 80 trang 129 SBT
Hãy tìm diện tích mặt ngoài theo các kích thước trong hình sau. Biết hình gồm:
 a) Một hình chóp đều và 1 hình hộp chữ nhật?
 - Diện tích mặt ngoài của hình chóp 
 đều và một hình hộp chữ nhật được 
 tính như thế nào?
 b) Gồm hai hình chóp đều?
- Trong câu b, ta tính diện tích xung quanh của một hình chóp đều rồi nhân đôi.
- Bài tập 83 trang 129 SBT
H.lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông, chiều cao lăng trụ là 7cm. Độ dài hai cạnh góc vuông của đáy là 3cm; 4cm.
- Bài tập 85 trang 129 SBT
Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài cạnh đáy là 10cm; chiều cao hình chóp là 12cm. Tính:
a) Diện tích toàn phần của hình chóp?
- Tính diện tích toàn phần như thế nào? 
 Và thể tích bằng bao nhiêu?
 - Muốn tính diện tích xung quanh phải 
 tính điều gì?
- Vì 1m3 cát nặng 1,6 tấn
 34,72m3 ---------- ?
- Và xe chở trọng tải của nó.
- Theo đl Pytago cho các tam giác vuông ta có:
 AC12 = x2 + x2 + x2.
Þ AC1 ==
Þ x = 2 (đvđd).
 - Tìm diện tích của một đáy hình hộp chữ nhật; Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật; diện tích xung quanh của hình chóp đều rồi cộng lại.
 .
- Stp = Sxq + 2Sđ .
 V = Sđ .h.
- Cần tính diện tích của một mặt bên và cần phải tính SK
- Bài tập 76 trang 127 SGK
 Diện tích đáy ABC là:
 S1 =.4.6 = 12m2.
 Diện tích mặt BCC1B1 là:
 S2 = 6.10 = 60m2.
 Diện tích mặt AA1B1B là:
 S3 = 10.5 = 50m2.
 Stp của hình lăng trụ là:
 Stp = 2S1 + S2 + 2S3 = 184m2.
- Bài tập 77 trang 128 SBT
a) Vì thùng chứa có dạng lăng trụ đứng:
 V = 1,6.3,1.7 = 34,72m3
b) Khối lượng của cát trong thùng xe:
 34,72 ..1,6 = 41,664 tấn.
 c) Phần diện tích bên trong gồm diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng với các kích thước 1,6; 3,1 và 7m cùng với 1 hình chữ nhật với 2 kích thước 3,1 và 7m.
 S = 3,1.7 + 2(3,1 + 7).1,6
 = 54,02 m2.
- Bài tập 77 trang 128 SBT
a) Gọi cạnh của hình lập phương là x
Ta có: AC1 ==
 Þ 3x2 = 12 Þ x2 = 4 Þ x = 2 (đvđd)
b) Thể tích của hình lập phương là:
 23 = 8 (đvtt).
S toàn phần của hình lập phương là: 24 (đvdt).
- Bài tập 80 trang 129 SBT
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 4.5.2 = 40m2.
 Diện tích của một đáy hình hộp chữ nhật: 5.5 = 25m2.
 Chiều cao của một mặt bên là: = » 3,9m.
 Nên diện tích xung quanh của hình chóp đều là:
 Sxq = 3,9. .5.4 » 39m2.
 Vậy diện tích mặt ngoài của hình là 
 39 + 25 + 40 = 104m2.
 b) Chiều cao của một mặt bên là: 
 =» 9,48m.
 S xung quanh của một hình chóp là:
 4. .6.9,48 » 114m2.
 Diện tích cần tính khoảng: 228m2
- Bài tập 83 trang 129 SBT
 a) Diện tích của một mặt đáy:
 .3.4 = 6cm2.
 b) Diện tích xung quanh:
 7.(3 + 4 + 5) = 84cm2.
 c) Diện tích toàn phần là: 
 84 + 2.6 = 96cm2.
 d) Thể tích của hình lăng trụ là:
 V = 7.6 = 42cm3
- Bài tập 85 trang 129 SBT
a) Trong DSOK có Ô = 900 có:
 SK2 = OS2 + OK2
 = 122 + 52 = 169
 Þ SK = 13cm.
 SABC =.BC.SK 
 =.10.13 = 65cm2.
Tổng diện tích của bốn mặt bên là: 
 4. 65 = 260cm2.
 Diện tích toàn phần là: 
 Stp = Sxq + Sđ 
 = 260 + 10.10 = 360cm2
 b) Thể tích của hình chóp đều là:
 V =.Sđ. SO 
 =.100.12 = 400cm3
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 h286
 h287
 h288
 IV/- Hướng dẫn về nhà : (2 phút) 
 - Gv dặn dò hs ôn tập trong thời gian nghĩ hè.
 V/- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 h209
 G v : Võ thị Thiên Hương Ngày soạn : . . . . . . . . 
 Tiết : 5 3 - 5 4 Ngày dạy : . . . . . . . . 
 I/- Mục tiêu : 
Hs biết cách đo gián tiếp chiều cao một vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm khộng thể tới. 
Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm nằm trên đường thẳng, sử dụng giác kế để đo điểm trên mặt đất, đo độ 
 dài đoạn thẳng trên mặt đất.
Biết áp dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết hai bài toán. 
Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỉ luật trong hoạt động tập thể. 
 II/- Chuẩn bị : 
 * Giáo viên : - Các thước ngắm và giác kế để các tổ thực hành
	 - Mẫu báo cáo thực hành của các tổ.
 * Học sinh : - Mỗi tổ hs là một nhóm thực hành, cùng với giáo viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. 
 III/- Tiến trình : 
 * Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với thực hành theo cá nhân hoặc hoạt động nhóm .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
BỔ SUNG
 HĐ 1 : Kiểm tra (11 phút)
- Gv nêu yêu cầu kiểm tra. 
(đưa hình 54 trang 58 SGK trên bảng) 
1. Để xác định được chiều cao A’C’ của cây, ta phải tiến hành đo đạc như thế nào ?
 Cho AC = 1,5m; AB = 1,2m 
 A’B = 5,4m 
 Hãy tính A’C’ ?
- Gv đưa hình 55 trang 86 SGK trên bảng, nêu yêu cầu kiểm tra. 
2. Để xác định được khoảng cách AB ta cần tiến hành đo đạc như thế nào ? 
Sau đó tiến hành làm thế nào ? 
Cho BC = 25m, B’C’ = 5cm, A’B’ = 4,2cm. Tính AB. 
- HS1: Trình bày cách tiến hành đo đạc như trang 85 SGK. 
Đo BA, BA’, AC. 
- Tính A’C’. 
Ta có: DBAC D BA’C’ 
 (vì AC // A’C’) 
 Ta được: 
- HS2: Trình bày cách tiến hành đo đạc như trang 86 SGK đo được
 BC = a ; 
Sau đó vẽ trên giấy DA’B’C’ có
 B’C’ = a’; 
Þ DA’B’C’ DABC (g-g) 
 BC = 25m = 2500cm 
 AB = 21(m) 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 h210 
 HĐ 2 : Chuẩn bị thực hành (12 phút)
1) Đo gián tiếp chiều cao của vật (A’C’) 
Hình vẽ: 
2) Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được. 
a) Kết quả đo: 
BC = 
Kết Quả Đo: AB = 
BA’ = 
AC = 
b) Tính A’C’: 
b)Vẽ DA’B’C’ có: 
B’C’ = ; A’B’ = 
Hình vẽ: 
Tính AB: 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ (GV cho)
STT
Tên HS
Điểm chuẩn bị dụng cụ 
( 2đđiểm) 
Ý thức kỉ luật
( 3 điểm) 
Kỹ năng thực hành
( 5đđiểm) 
Tổng số điểm 
(10 điểm) 
 Nhận xét chung (tổ tự đánh giá ) 
 HĐ 3 : Hoạt động thực hành (45 phút)
- Gv đưa hs đến vị trí thực hành, phân công từng tổ. 
 Việc đo gián tiếp chiều cao của một cây 
 hoặc một cây cột điện và đo khoảng 
 cách giữa hai địa đểm nên bố trí hai tổ 
 cùng làm để đối chiếu kết quả. 
- Gv kiểm tra kỹ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở hướng dẫn hs thêm. 
Các tổ thực hành hai bài toán.
- Mỗi tổ cử một thư ký ghi lại kết quả đo đạc và tình hình thực hành của tổ. 
- Sau khi thực hành xong, các tổ trả thước ngắm và giác kế cho phòng thiết bị. 
- Hs thu xếp dụng cụ, rửa tay chân, vào lớp để tiếp tục hoàn thành báo cáo. 
. . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 HĐ 4 : Hoàn thành báo cáo – Nhận xét đánh giá (20 phút)
- Gv yêu cầu các tổ tiếp tục làm việc để hoàn thành báo cáo. 
- Gv thu báo cáo thực hành của các tổ. 
- Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ. 
Căn cứ vào điểm thực hành của tổ và đề nghị của tổ hs, gv cho điểm thực hành của từng hs (có thể thông báo sau) 
- Các tổ tiếp tục làm báo cáo thực hành theo nội dung gv yêu cầu. 
Về phân tích bài toán, kết quả thực hành cần được các thành viên trong tổ kiểm tra vì đó là kết qủa chung của tập thể, căn cứ vào đó gv sẽ cho điểm thực hành của tổ. 
- Các tổ bàn đĩểm cho từng cá nhân và tự đánh gía theo mẫu báo cáo. 
Sau khi hoàn thành các tổ nộp báo cáo cho gv. 
. . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 . . . . . . 
 h212 
 IV/- Hướng dẫn về nhà : (2 phút) 
 - Học thuộc và nắm vững các định lí về ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác . So sánh với ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác .
 - Bài tập về nhà số 37, 38 trang 79 SGK và số 39, 40, 41 trang 73, 74 SBT . Tiết sau luyện tập .
 V/- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh hoc 8 Chuong IV 2010 2011.doc