NỬA MẶT PHẲNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- HS hiểu thế nào là nửa mặt phẳng
2. Kĩ năng : - Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa 2 tia
qua hình vẽ. Làm quen với việc phủ định một khái niệm.
3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong vẽ hình, lập luận .
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ (phần 2, bài 3)
2.Học sinh : Thước thẳng , phiếu học tập
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức(1') 6A: 6B: 6C:
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ
Ngày giảng: 1/09. Chương II : Góc Lớp: 6A,B,C. Tiết 15 nửa mặt phẳng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS hiểu thế nào là nửa mặt phẳng 2. Kĩ năng : - Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa 2 tia qua hình vẽ. Làm quen với việc phủ định một khái niệm. 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong vẽ hình, lập luận . II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên : Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ (phần 2, bài 3) 2.Học sinh : Thước thẳng , phiếu học tập III. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức(1') 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ 3.Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:(15') Nửa mặt phẳng bờ a HS : Quan sát H1 và trả lời câu hỏi GV: Thế nào là 1 nửa mặt phẳng bờ a ? GV: Thế nào là 2 nửa mặt phẳng đối nhau ? HS : Quan sát H2 .Vẽ hình vào vở. Tô xanh nửa mặt phẳng (I), tô đỏ nửa mặt phẳng (II) HS : Thực hiện ?1 - SGK GV: Nhận xét 2 điểm M và N ? 2 điểm M, P và N, P nằm như thế nào so với đường thẳng a ? HS: HĐCN , đại diện trả lời. HS: Khác nhận xét GV: Chốt lại và chính xác ?1 Hoạt động 2:( 14') Tia nằm giữa hai tia GV : Đưa ra bảng phụ vẽ H3 - SGk HS: Quan sát H3 và trả lời câu hỏi GV: Khi nào thì tia Oz nằm giữa 2 tia O x và Oy ? HS : Thực hiện ?2 – SGK. Hoạt động nhóm ( 8') HS: các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT.Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm GV : Chốt lại và chính xác kết quả. 1/ Nửa mặt phẳng bờ a Quan sát H1 + Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là nửa mặt phẳng bờ a + Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau. Quan sát H2 a . M . N (I) P . (II) + Hai điểm M và N nằm cùng phía đối với đường thẳng a + Hai điểm N và P ( Hoặc M và P) nằm khác phía đối với đường thẳng a ?1: a) Cách gọi khác của 2 nửa mặt phẳng là (I) và (II) + Nửa mặt phẳng ( I) bờ a chứa điểm M, N. + Nửa mặt phẳng (II) bờ a không chứa điểm M, N. b) N M a . P + Đoạn thẳng MN không cắt a + Đoạn thẳng MP cắt a 2/ Tia nằm giữa hai tia H3a H3b H3c H3a : Cho biết tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại 1 điểm nằm giữa M và N . Nên tia Oz nằm giữa 2 tia O xvà Oy. ?2: H3b : Tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại 1 điểm nằm giữa M và N . Nên tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy. H3c: Tia Oz không cắt đoạn thẳng MN tại 1 điểm nằm giữa M và N . Nên tia Oz không nằm giữa 2 tia O xvà Oy. 4.Củng cố:(12’) Bài 3 - T73: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. b) Cho 3 điểm không thẳng hàng O, A, B . Tia O x nằm giữa hai tia OA, OB khi tia O xcắt đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A, B. Bài 4 - T73 a) Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A , nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm B b)+ B và A nằm trong 2 nửa mặt phẳng đối nhau (Vì a cắt AB) . 5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 3') - Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi - Bài tập về nhà :1; 5 - T 72 + 73 * Hướng dẫn bài 1 + Vẽ 2 nửa mặt phẳng đối nhau bờ b đặt tên cho 2 nửa mặt phẳng đó + Vẽ 2 tia đối nhau O x , Oy . Vẽ tia Oz bất kì khác O x, Oy + Tại sao tia Oz nằm giữa 2 tia O x , Oy? * Chuẩn bị trước bài mới " Góc"
Tài liệu đính kèm: