Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tuần 13: Lao động tự giác và sáng tạo

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tuần 13: Lao động tự giác và sáng tạo

Tiết 13

LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.

- Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập.

- Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo.

2. Kĩ năng: Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động.

- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập, lao động.

II. Chuẩn bị.

1. GV: SGV, SGK.

2. HS: Soạn bài

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức. 1’

2. Kiểm tra bài cũ. 5’

?. Em hiểu thế nào là tự lập? Hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân em?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tuần 13: Lao động tự giác và sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2012
Ngày dạy: 14/11/2012
Tiết 13
LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.
- Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập.
- Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo.
2. Kĩ năng: Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập, lao động.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức. 1’
2. Kiểm tra bài cũ. 5’
?. Em hiểu thế nào là tự lập? Hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân em?
Đáp án: 
- Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình.
- Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, ý chí phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và trong cuộc sống.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc tình huống trong phần đặt vấn đề? 
* Hoạt động nhóm.
- GV nêu vấn đề:
+ Lao động tự giác, lao động sáng tạo được biểu hiện như thế nào?
+ Tại sao lại cần lao động tự giác, lao động sáng tạo?
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc truyện đọc: Ngôi nhà không hoàn hảo?
?: Em có suy nghĩ gì về thái độ tôn trọng kỉ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc?
-> Thái độ trước đây của người thợ mộc: Tận tuỵ, tự giác, thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, kỉ luật-> Thành quả lao động hoàn hảo, mọi người kính trọng.
-> Thái độ sau này của người thợ mộc: Không dành hết tâm trí cho công việc, mệt mỏi, sử dụng vật liệu không tốt, cẩu thả, không đảm bảo quy trình kĩ thuật.
?: Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỉ luật lao động mà người thợ mộc phải gánh chịu là gì?
-> Hổ thẹn, phải sống trong ngôi nhà mà mình làm cẩu thả duy nhất trong cuộc đời người thợ mộc.
?: Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó của người thợ mộc?
-> Không thường xuyên rèn luyện tính tự giác, không có kỉ luật lao động, không chú ý đến kĩ thuật.
?: tại sao nói lao động là điều kiện, phương tiện để con người, xã hội phát triển?
-> Lao động giúp con người phát triển về năng lực, làm ra của cải vật chất cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người.
?: Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
-> Con người sẽ không có ăn, có mặc, không có chỗ ở, không có cái để vui chơi giải trí
?: Có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức nào?
-> Lao động chân tay, lao động trí óc.
I. Đặt vấn đề.
1. Tình huống.
2. Truyện đọc.
 Ngôi nhà không hoàn hảo.
- Trước: Tận tụy, tự giác, đúng kĩ thuật-> Thành quả lao động hoàn hảo.
- Sau: Tâm trạng mệt mỏi, dùng vật liệu cẩu thả, không đúng kĩ thuật -> Ngôi nhà không hoàn hảo.
4. Củng cố: 1’
- GV hệ thống lại bài.
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Học nội dung bài, làm bài tập 1. Đọc trước phần II sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8 Tuan 13.doc