Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 12 đến 15

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 12 đến 15

Bài 11- Tiết 12 :

 Lao động tự giác và sáng tạo.

I-Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức:Giúp học sinh

-Hiểu thế nào là lao động

-Nêu được những biểu hiện của lao động .

- Hiểu được ý nghĩa của lao động .

2.Kỹ năng.

-Biết lập kế hoạch học tập,lao động; biết lụa chọn điều chỉnh các biện pháp,cách thức thực hiện để đạt kết qua cao trong lao động,học tập.

3.Thái độ.

-Tích cực,tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động .

- Quý trọng những người tự giác ,sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 12 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8A Tiết(tkb): Ngày giảng ................................ Sĩ số:....................Vắng.........
Lớp 8B Tiết(tkb): Ngày giảng...................................Sĩ số::...................Vắng........
Bài 11- Tiết 12 :
 Lao động tự giác và sáng tạo.
I-Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:Giúp học sinh 
-Hiểu thế nào là lao động 
-Nêu được những biểu hiện của lao động .
- Hiểu được ý nghĩa của lao động .
2.Kỹ năng.
-Biết lập kế hoạch học tập,lao động; biết lụa chọn điều chỉnh các biện pháp,cách thức thực hiện để đạt kết qua cao trong lao động,học tập.
3.Thái độ.
-Tích cực,tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động .
- Quý trọng những người tự giác ,sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
II-Chuẩn bị
1.Thầy
SGK, SGVGDCD 8.
Truyện người tốt việc tốt.....
2.Trò
SGK,vở ghi
*Phương pháp .
Thảo luận nhóm.
Phương pháp giải quyết vấn đề .
Tổ chức trò chơi....
III-Tiến trình bài giảng .
kiểm tra 15’ :
Đề bài: Làm bài tập 2SGK
Giới thiệu bài mới.Dẫn dắt vào bài
Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần Đặt vấn đề
-Yêu cầu HS đọc truyện .
Thảo luận nhóm: Chia lớp làm 3 nhóm, thảo luận 3 vấn đề :
Nhóm 1:
*Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng?
Nhóm 2:
? Hậu quả việc làm của ông?
Nhóm 3:
? Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả đó?
Nhận xét ,bổ sung.
HĐ 2: Thảo luận cả lớp, tình huống, cả 3 ý kiến
? Tại sao nói lao động là điều kiện phương tiện để con người, xã hội phát triển ?
? Nếu con người không lao động thì điều kiện gì sẽ xảy ra?
? Có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức gì?
HĐ3: Hướng dẫn giải bài tập
Bài tập:Em hãy nêu ví dụ về lao động chân tay và lao động trí óc ? 
Tổ chức trò chơi : Chia lớp làm 2 nhóm cùng tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động .
Nhóm nào làm được nhiều hơn sẽ thắng.
Kết luận
HS đọc truyện .
Thảo luận nhóm
Cử đại diện trình bày
Nhận xét ,bổ xung
Nhóm 1: * Thái độ trước đây.
Tận tụy.
Tự giác.
Nghiêm túc thực hiện quy trình, kỷ thuật, kỷ luật.
Thành quả lao động hoàn hảo.
*Thái độ khi làm nhà cuối cùng:
-Không dành tâm trí cho công việc.
-Tâm trạng mệt mỏi.
-Không khéo léo, tinh xảo.
-Sử dụng vật liệu cẩu thả.
-Không đảm bảo quy trình kỷ thuật.
Nhóm 2:
Hậu quả : Ông phải hổ thẹn.
-Đó là ngôi nhà không hoàn hảo.
Nhóm 3:
Nguyên nhân:
-Thiếu tự giác.
-Không có kỷ luật lao động .
-Không chú ý đến kỷ thuật.
’Lao động giúp con người hoàn thiện về phẩm chất và đạo đức tâm lí tình cảm.
-Con người phát triển về năng lực.
-Làm ra của cải cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người.
’Con người không có cái ăn, cái mặc, cái để ởkhông có cái gì để vui để giải trí.
’Lao động trí óc và lao động chân tay
- Học sinh thảo luận nêu lên ý kiến của mình.
- HS làm bài cá nhân
- Trình bày
-Nhận xét ,bổ xung
- Chơi trò chơi
-Lên bảng trình bày
-Nhận xét
I-Đặt vấn đề.
1.Truyện đọc : Ngôi nhà không hoàn hảo.
2.Đặt vấn đề tình huống.
II-Bài tập.
*Bài tập
*Tục ngữ:
-Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
-Chân lấm tay bùn.
-Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
*Ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồi hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
4: củng cố dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài học,tìm các câu ca dao tục ngữ nói về lao động.
Là các bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài mới : Tiết 2.
Nhận xét
******************************************************
Lớp 8A Tiết(tkb): Ngày giảng ................................ Sĩ số:....................Vắng.........
Lớp 8B Tiết(tkb): Ngày giảng...................................Sĩ số::...................Vắng........
Bài 11- Tiết 13 :
 Lao động tự giác và sáng tạo.
I-Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:Giúp học sinh 
-Hiểu thế nào là lao động tự giác và sáng tạo
-Nêu được những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập lao động .
- Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.
2.Kỹ năng.
-Biết lập kế hoạch học tập,lao động; biết lụa chọn điều chỉnh các biện pháp,cách thức thực hiện để đạt kết qua cao trong lao động,học tập.
3.Thái độ.
-Tích cực,tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động .
- Quý trọng những người tự giác ,sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
II-Chuẩn bị
1.Thầy
SGK, SGVGDCD 8.
Truyện người tốt việc tốt.
2.Trò
SGK, vở ghi...
III-Phương pháp .
- Tranh luận
- Động não
- Thảo luận nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề .
- Tổ chức trò chơi.
IV-Tiến trình bài giảng .
 1.kiểm tra bài cũ : Trả bài kiểm tra 15’
2.Giới thiệu bài mới. Dẫn dắt vào bài
3.Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Nội dung cần đạt
HĐ 1:Hướng dẫn tìm hiểu Nội dung bài học
? Thế nào là lao động tự giác? Lấy ví dụ?
? Thế nào là lao động sáng tạo?Lấy ví dụ?
? Em hãy nêu biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo?
? Tại sao phải tự giác sáng tạo?
? Giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo có mối quan hệ như thế nào?
? Lao động tự giác sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?
? Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập trong lao động ?
Kết luận
 HĐ 2:Hướng dẫn học sinh làm bài tập .
Kết luận
Bài tập 2+ 3:Nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo, thiếu tự giác?
Kết luận
-Tìm hiểu SGK,trả lời
-Tìm hiểu SGK,trả lời
-Tìm hiểu SGK,trả lời
-Tìm hiểu SGK,trả lời
-Tìm hiểu SGK,trả lời
-Tìm hiểu SGK,trả lời
-Tìm hiểu SGK,trả lời
- Học sinh tự liên hệ bản thân?
- HS làm bài tập
- Lên bảng trình bày
-Nhận xét bổ xung
II-Nội dung bài học.
1.Lao động tự gíac là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
2.Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động .
’Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động.
-Nhiệt tình tham gia mọi công việc.
-Suy nghĩ cải tiến đổi mới các phương pháp trao đổi kinh nghiệm.
-Tiếp cận cái mới, cái hiện đại của thời đại ngày nay.
’Không tự giác sáng tạo thì không tiếp cận với sự tiến bộ của nhân loại.
-Để xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước.
-Không ngừng được hoàn thiện nhân cách.
’Chỉ có tự giác mới vui vẻ tự tin và có hiệu quả, tự giác là điều kiện của sáng tạo ’tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ.
3.ý nghĩa.
-Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục.
-Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.
-Chất lượng học tập lao động sẽ được nâng cao.
4.Phương hướng rèn luyện .
-Có kế hoạch rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập, lao động 
-Rèn luyện hàng ngày thường xuyên.
III-Bài tập.
Bài tập 1:
*biểu hiện tự giác sáng tạo:
-Tự giác trong học tập làm bài.
-Thực hiện nội qui của trường.
-Có kế hoạch rèn luyện .
-Có suy nghĩ cải tiến phương pháp .
-Nghiêm khắc sửa chữa sai trái.
*biểu hiện không tự giác:
-Lối sống tự do cá nhân.
-Cẩu thả ngại khó.
-buông thả lười nhác suy nghĩ.
-Thiếu trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
Bài tập 2 + 3:
-Học tập không đạt kết quả cao 
-Chán nản dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
-ảnh hưởng đến bản thân gia đình xã hội.
4: củng cố dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài học.
Làm các bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài mới : Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
Nhận xét
************************************
Lớp 8A Tiết(tkb): Ngày giảng ... Sĩ số:..............Vắng.........
Lớp 8B Tiết(tkb): Ngày giảng .. Sĩ số::..............Vắng........
 Bài 12 - Tiết 14: 
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
(tiết 1)
I-Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
Học sinh hiểu được một số qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình hiểu ý nghĩa của những qui định đó.
2.Kỹ năng.
-Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền vầ nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
-Học sinh biết phân biệt đánhgiá hành vi của bản thân và của người khác theo qui của pháp luật- 
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình 
3.Thái độ.
-Yêu quý các thành viên trong gia đình
-Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
II-Các hoạt động dạy học .
kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là lao động tự giác? Lao động sáng tạo? ý nghĩa ?
Giới thiệu bài mới.Dẫn dắt vào bài mới
Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1:Hướng dẫn tìm hiểu Đặt vấn đề
Gọi học sinh đọc bài ca dao.
? Nội dung của bài ca dao trên là gì?
? Trong gia đình con cái phải có bổn phận gì? Vì sao?
? Em hãy kể về những việc em đã làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em?
? Em sẽ cảm thấy thế nào khi không có tình thương chăm sóc của ông bà, cha mẹ?
? Vậy theo em gia đình là gì?
HĐ 2:Hướng dẫn giải bài tập
1. Điền dấu X vào ý kiến em cho là đúng.
2. Tổ chức trò chơi chia lớp làm 2 nhóm (2 dãy bàn) cử 1 thư kí (mỗi nhóm 1 người) lên bảng ghi chép những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ tình cảm trong gia đình.
- HS đọc bài ca dao.
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
- HS tự liên hệ
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
-ChơI tro chơi
I-Đặt vấn đề.
’Bài ca dao nói về tình cảm gia đình.
’Phải kính trọng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta.
’ Cảm thấy buồn tủi, tủi thân có thể sẽ hư hỏng phạm pháp.
II-Nội dung bài học.
1.Gia đình là cái nôi nuôi dưỡngmỗi con người là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người.
III.Bài tập
1.Bài tập mở rộng:
-Kính trọng lễ phép 
-Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau 
-Nói dối ông bà để đi chơi 
-Phát huy truyền thống gia đình
-Anh em hòa thuận
 -Tôn trọng lắng nghe ý kiến của ông bà cha mẹ 
2.Ca dao tục ngữ
-Con dại cái mang.
-Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
-Của chồng công vợ.
-Anh em hòa thuận là nhà có phúc.
-Anh em như thể tay chân.
-Con có cha mẹ đẻ chẳng lỗ nẻ chui lên.
-Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
-Gà cùng một mẹ chớ hòai đá nhau.
-Cá không ăn muối cá ươn.
-Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
4: củng cố dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài học.
Làm bài tập 7 SGK.
Chuẩn bị bài : tiết 2.
Nhận xét
**************************************
Lớp 8A Tiết(tkb): Ngày giảng ... Sĩ số:..............Vắng.........
 Lớp 8B Tiết(tkb): Ngày giảng .. Sĩ số::..............Vắng........
 Bài 12 - Tiết 15: 
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
(tiếp)
I-Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
Học sinh hiểu được một số qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình hiểu ý nghĩa của những qui định đó.
2.Kỹ năng.
-Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền vầ nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.
-Học sinh biết phân biệt đánhgiá hành vi của bản thân và của người khác theo qui của pháp luật- 
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình 
3.Thái độ.
-Yêu quý các thành viên trong gia đình
-Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
II.Phương pháp
- Thảo luận nhóm,động não,nêu gương,giải quyết tình huống...
III.Chuẩn bị
1.Thầy : SGK,SGV GDCD 8,truyện đọc,luật hôn nhân và gia đình...
2.Trò : SGK, vở ghi
IV.Các hoạt động dạy học .
1.kiểm tra bài cũ :
- Gia đình là gì?
Đáp án: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡngmỗi con người là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người.
2.Giới thiệu bài mới.
3.Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Thảo luận nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận 4 vấn đề:
Nhóm 1:Nêu những việc làm của Tuấn đối với ông bà (truyện 1).
Nhóm 2:Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao?
Nhóm 3:Nêu những việc làm của trai cụ Lam (truyện 2).
Nhóm 4:Em có đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao?
KL
? Việc làm của con trai cụ Lam có được xã hội, pháp luật đồng tình không?
? Vậy pháp luật qui định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình?
HĐ 2:
Giải quyết tình huống ở bài tập 4 và 5 (SGK).
? Theo em ai là người có lỗi trong việc này?
Bài tập 5 (SGK trang 33).
? Theo em Lâm đã vi phạm điều gì?
? Theo em bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không? Tại sao?
? Vậy theo em pháp luật qui định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà?
- Liên hệ bản thân.
? Nếu trong gia đình em cha mẹ và con cái, anh chị em có sự bất hòa? Trong trường hợp đó em xử sự như thế nào?
? Vậy theo em, anh chị em có bổn phận gì?
Gọi học sinh nhắc lại những qui định trên.
? Nhà nước ban hành những qui định trên nhằm mục đích gì?
HĐ 3:Hướng dẫn giải bài tập
Bài tập 3
? Theo em ai đúng, ai sai trong ttrường hợp này? Vì sao?
? Nếu em là Chi em sẽ ứng xử như thế nào?
HS thảo luận
- Trình bày,nhận xét,bổ xung
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu,trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
Học sinh đọc bài tập 4 (SGK trang 33).
-Tìm hiểu, trả lời
Học sinh đọc bài tập 5 (SGK trang 33).
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
-Tìm hiểu, trả lời
Học sinh đọc bài tập 3 (SGK trang 33).
-Tìm hiểu, trả lời
* Học sinh thảo luận giáo viên chốt ý kiến.
Nhóm 1:
Tuấn xin mẹ về quê ở với ông bà nội.
-Thương ông bà Tuấn chấp nhận đi học xa nhà, xa mẹ, xa em.
-Hằng ngày dậy sớm nấu cơm .
-Cho lợn gà ăn.
-Đun nước cho ông bà tắm.
-Dắt ông đi dạo thăm bà con.
-Nằm cạnh ông bà tiện chăm sóc.
Nhóm 2:
Đồng tình và khâm phục việc làm của Tuấn vì Tuấn biết ơn chăm sóc ông bà.
Nhóm 3:
-Sử dụng tiền bán nhà, bán vườn của cha mẹ để xây nhà.
-Xây nhà xong ở tầng trên.
-Tầng 1 cho thuê.
-Cụ Lam ở dưới bếp.
-Mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn.
-Buồn tủi quá cụ trở về quê ở với con thứ.
Nhóm 4:
Không đồng tình vì anh con trai là đứa con bất hiếu.
2.Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
-Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha me.
Bài tập 4:
Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi.
-Sơn thì đua đòi ăn chơi.
-Cha mẹ Sơn quá nuông chiều biểu thứcông lỏng việc quản lí Sơn, không biết kết hợp giáo dục giữa gia đình với nhà trường để có biện pháp giáo dục Sơn.
Bài tập 5:
-Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ (đi xe ngược chiều)
’Không đúng vì cha mẹ Lâm phải có trách nhiệm về hành vi của Lâm, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác (vì Lâm mới 13 tuổi)
3.Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà SGK
’Ngăn cản không cho bất hòa nghiêm trọng hơn.
-Khuyên 2 bên thật bình tĩnh, giải thích khuyên nhũ mọi người để thấy đúng sai.
4.Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau nếu không còn cha mẹ.
’Xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
III-Bài tập.
Bài tập 1+2: Học sinh tự làm.
Bài tập 3: SGK
-Bố mẹ Chi đúng, vì họ đã không xâm phạm quyền tự do của con. Vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lí trông nom con.
-Chi sai, vì không tôn trọng ý kiến cha mẹ.
-Nghe lời cha mẹ, không nên đi chơi xa nếu không có cô giáo và nhà trường quản lý và em sẽ giải thích cho bạn bè hiểu.
4: củng cố dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài học.
Làm bài tập 7 SGK.
Chuẩn bị bài : Tiết 16 : Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd 3cothg(2).doc