Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 3: Tôn trọng người khác

Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 3: Tôn trọng người khác

Tiết. 3

Tuần 3.

Bài 3. TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình và mình phải biết tôn trọng bản thân.

 - Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống.

 - Ý nghĩa của sự tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.

 2. Thái độ: - Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác, có thái độ phê pháp.

 3. Kĩ năng: - Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.

 - Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. - Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc.

 II. Chuẩn bị

 1. Phương pháp: - Giảng giải, đàm thoại

 - Nêu gương tốt

 - Giải quyết vấn đề - Thảo luận

 2. Phương tiện: - Chuyện, thơ.

 - Bảng phụ

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 3: Tôn trọng người khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8/2011
Ngày dạy: 8A1, 8A2
Tiết. 3 
Tuần 3.
Bài 3. TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình và mình phải biết tôn trọng bản thân.
	- Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
	- Ý nghĩa của sự tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.
	2. Thái độ: - Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác, có thái độ phê pháp.
	3. Kĩ năng: - Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. 
	- Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.	- Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc.
	II. Chuẩn bị
	1. Phương pháp:	- Giảng giải, đàm thoại
	- Nêu gương tốt
	- Giải quyết vấn đề - Thảo luận
	2. Phương tiện:	- Chuyện, thơ...
	- Bảng phụ
III./ Kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét đánh giá hành vi thể hiện tôn trọng hoặc thiếu tôn trọng người khác.
Kĩ năng phân tích, so sánh
Kĩ năng ra quyết định.
	IV. Tiến trình
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Em hiểu gì về liêm khiết?.
	- Kể 1 câu chuyện về liêm khiết ( diễn ra trong gia đình, nhà trường, xã hội).
	3. Bài mới
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	Hai bạn đang ngồi trong lớp học, bất ngờ một bạn đánh mạnh vào vai làm bạn kia giật mình. Tức giận bạn này đánh lại bạn kia một cái khá đau, thế là hai bạn làm mất trật tự trong giờ học. em hãy nhận xét hành vi của hai bạn học sinh nêu trên.
HS: Nhận xét
GV: Vào bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2:
Thảo luận phần đặt vấn đề
GV: Gọi HS đọc phần đặt vấn đề - 3 vai, yêu cầu thảo luận nhóm.
HS: -Thảo luận nhóm theo 3 nhóm với nội dung:
1. Nhận xét cách cư xử, thái độ, việc làm của Mai.
2. ................... của các bạn đối với Hải.
3. .................... Quân và Hùng
HS: - Đại diện nhóm trình bày.
 - Lớp bổ sung ý kiến.
GV kết luận: Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến người khác.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu hành vi tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác
? Nêu hành vi thể hiện tôn trọng người khác.
? Nêu những hành vi không tôn người khác?
+ Tôn trọng người khác: Vâng lời bố mẹ; Giúp bạn nghèo; Nhường chỗ cho người già...
+ Không tôn trọng người khác: Xấu hổ vì bố đạp xích lô; Chê bạn nghèo; Dẫm chân lên cỏ...
- GV chuyển tiếp:
Hoạt động 4:
Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Thế nào là tôn trọng người khác.
 Bài học
1. Thế nào là tôn trọng người khác: Là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, nhân phẩm lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mọi người.
GV: Vì sao phải tôn trọng người khác.
2.Ý nghĩa của tôn trọng người khác:
- Tôn trọng người khác sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn.
GV:? Chúng ta phải rèn luyện như thế nào.
3. Cách rèn luyện:
- Tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi.
- Thể hiện cử chỉ, hành động lời nói tôn trọng người khác.
GV kết luận: HS THCS tôn trọng .... phê phán ... điều chỉnh hành vi của mình...
Hoạt động 5: Luyện tập
Kết luận toàn bài.
- Làm bài tập 1 SGK/10.
HS làm vào tập và có chỉnh sửa
- Giải thích “ Lời nói... nhau”
- Làm bài tập 2 ( nếu có thời gian)
	4. Dặn dò: 
	- Chuẩn bị bài: Giữ chữ tín.
	- Tìm hiểu nội dung bài đọc.
	- Trả lời các câu hỏi SGK 
	- Sưu tầm những tấm gương giữ chữ tín trong cuộc sống quanh ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc