Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 23, Bài 8: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do ngôn luận - Năm học 2022-2023

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 23, Bài 8: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do ngôn luận - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU/OBJECTIVES

1. Năng lực/Cor competence:

- Nêu được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Trình bày một số quy định của PL về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Sử dụng và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Giao tiếp, chia sẻ, hoạt động nhóm, hợp tác.

2. Phẩm chất/ Personal qualities: trung thực, trách nhiệm

3. Yêu cầu đối với HS giỏi/Requirements with gifted students:

- Giải thích được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo .

- Phê phán, lên án hành vi lợi dụng quyền tự do TN, TG để làm trái pháp luật.

- Tích hợp ANQP lấy ví dụ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 23, Bài 8: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do ngôn luận - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn/Date of preparation: 20/02/2023
Ngày giảng/Date of teaching: 28/02/2023
UNIT 8 - PERIOD 23
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
 VÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
I. MỤC TIÊU/OBJECTIVES
1. Năng lực/Cor competence: 
- Nêu được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
- Trình bày một số quy định của PL về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Sử dụng và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Giao tiếp, chia sẻ, hoạt động nhóm, hợp tác...
2. Phẩm chất/ Personal qualities: trung thực, trách nhiệm
3. Yêu cầu đối với HS giỏi/Requirements with gifted students: 
- Giải thích được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo .
- Phê phán, lên án hành vi lợi dụng quyền tự do TN, TG để làm trái pháp luật.
- Tích hợp ANQP lấy ví dụ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 
PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ đọc hiểu. 
III. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. GV: TLHDH
+ Hiến pháp Việt Nam năm 2013: Điều 24; 25
+ Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo: Điều 1; 8
+ Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999: Điều 258, 87, 129, 246, 247
+ Luật báo chí năm 1999: Điều 2;4
+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: Điều 20
2. HS: Đọc và trả lời các câu hỏi TL.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV đặt một số câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
H: Em hiểu thế nào là HĐTT, HĐXH? Nêu ý nghĩa của HĐTT, HĐXH. Bản thân em đã tham gia những hoạt động TT, XH nào?
HS trình bày, nhận xét, đánh giá
GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá cho điểm.
3. Tổ chức các hoạt động
A. HĐ khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú vào bài
HS theo dõi video: Bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân
H: Nêu cảm nhận của em qua video đó? 
HS trả lời -> dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ/TEACHER’ S AND SS’ ACTIVITIES
NỘI DUNG/CONTENTS
B. HĐ hình thành kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Mục tiêu: HS hiểu được quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo.
HS hoạt động cá nhân đọc thông tin trạm số 1,2 và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ học tập.
H: Thế nào là tín ngưỡng? tôn giáo?
HS chia sẻ
GV chốt KT
Tích hợp ANQP lấy ví dụ về tín ngưỡng, tôn giáo
H: So sánh sự khác nhau giữa tín ngưỡng tôn giáo?
- Hoạt động cặp đôi đọc thông tin trạm số 2,3 và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ học tập
- Gọi đại diện 1 cặp đôi báo cáo kết quả và chia sẻ với cả lớp
H: Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay ntn?
GV chốt KT
H: Nêu các qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta?
Dựa vào trậm thong tin 4 em hãy cho biết 
H: Nhà nước ta có sự dụng hòa các tôn giáo như thế nào?
H: Trách nhiệm của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ntn?
HĐ cá nhân chia sẻ
GVKL
GV y/c HS Nghiên cứu thông tin trạm 5 và thực hiện nhiệm vụ học tập trang 75, 76.
HS chia sẻ
GVKL
H: Theo em qui định về việc sử phạt đối với những đối tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ntn?
I. Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Khái niệm
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: thần linh, thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
2. Sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo.
Tín ngưỡng
Tôn giáo
- Chưa có hệ thống giáo lí
- Mang tính chất dân gian
- Có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người
- Có hệ thống giáo lí
- Được truyền thụ qua giảng dạy, học tập
- Có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội
- Nghi lễ thờ cúng chặt chẽ có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người
3. Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay.
- Việt Nam là nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo có
+ 13 tôn giáo và 37 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận, cấp đăng kí hoạt động.
+ Số người tham gia tôn giáo chiếm 27% dân số cả nước
- Tình hình tín ngưỡng tôn giáo về cơ bản là ổn định
- Hệ thống qui phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được bổ sung và hoàn thiện.
4. Các qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
HS học theo TL
5. Sự dung hòa giữa các tôn giáo ở Việt Nam
- Đảm bảo quyền lập hội và hội họp
6. Trách nhiệm của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chăm lo đến việc đào tạo các chức sắc tôn giáo.
- Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phúc vụ cho hoạt động sinh hoạt tôn giáo.
- Có quyền tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội
- Quyền bình đẳng của các tôn giáo được đảm bảo bằng luật, chính sách và thực tiễn.
7. Trách nhiệm của học sinh với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo
- Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Nghiêm cấm hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật, trái sính sách của Nhà nước.
8. Qui định về việc sử phạt đối với những đối tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tội phạm
Khung hình phạt
Tội phá hoại chính sách đoàn kết(Điều 87)
Từ 2-15 năm tù
Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân( Điều 129)
Cảnh cáo đến phạt tù 1 năm
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 246)
Cải tạo không giam giữ 1 năm đến phạt tù 5 năm
Tội hành nghề mê tín dị đoan
( Điều 247)
Phạt 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 3 năm đến phạt tù 10 năm
4. Củng cố: 2’
	H: Qua bài này chúng ta cần ghi nhớ nội dung, kiến thức gì?
5. HDHB: 3’
- Bài cũ: Hiểu được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng 
- Bài mới: Chuẩn bị quyền tự do ngôn luận tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_23_bai_8_quyen_tu_do_ti.docx