I. Mục tiêu
1. Năng lực:
- Lập kế hoạch, quan sát, chia sẻ, hoạt động nhóm.
- Hiểu được đặc điểm và ý nghĩa, biểu hiện của học tập và lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả.
- Chỉ ra được những biểu hiện và những yếu tố cần thiết để học tập và lao động tự giác, sang tạo và hiệu quả.
2. Phẩm chất
- Biết cách lập kế hoạch rèn luyện để học tập và lao động tự giác, sáng tạo và hiệu quả.
- Chăm chỉ, trách nhiệm
Ngày soạn: 9/01/2023 Ngày giảng: 11/01/2023 TIẾT 19 – BÀI 7 HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC SÁNG TẠO, HIỆU QUẢ ( tiết 1) I. Mục tiêu 1. Năng lực: - Lập kế hoạch, quan sát, chia sẻ, hoạt động nhóm. - Hiểu được đặc điểm và ý nghĩa, biểu hiện của học tập và lao động tự giác, sáng tạo, hiệu quả. - Chỉ ra được những biểu hiện và những yếu tố cần thiết để học tập và lao động tự giác, sang tạo và hiệu quả. 2. Phẩm chất - Biết cách lập kế hoạch rèn luyện để học tập và lao động tự giác, sáng tạo và hiệu quả. - Chăm chỉ, trách nhiệm 3. HS khá, giỏi: - Rèn luyện bản thân phải tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. - Nhận xét, đánh giá những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động. - Tích hợp: KNS: phân tích, so sánh, tự đánh giá, thể hiện bản thân...; TTHCM II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ đọc hiểu. III. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, câu chuyện về sự sáng tạo của HS 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài theo hướng dẫn của GV. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở của học sinh 3. Bài mới HĐ của thầy và trò Nội dung A. HĐ khởi động (5p) - Mục tiêu: tạo tâm thế cho học sinh dẫn dắt HS vào bài học HS theo dõi Phóng sự: Những tấm gương học sinh sáng tạo. H: Em cảm nhận được điều gì qua video? HS chia sẻ, GV nhận xét, dẫn vào bài B. HĐ hình thành kiến thức(35p) HĐ1. Tìm hiểu thế nào là tự giác, sáng tạo và năng động. - Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. Biểu hiện của năng động, sáng tạo. GV: Yêu cầu HS HĐCN nghiên cứu mục 1 – phần a (5p)và trả lời câu hỏi – chia sẻ. H: Thế nào là tự giác, sáng tạo, năng động? H: Lấy ví dụ tấm gương từ cuộc sống về học tập tự giác, sáng tạo, năng động? HS chai sẻ, bổ sung GV Nhận xét, chốt - GVLH: TH TTHCM: phong cách làm việc khoa học sáng tạo của Bác Hồ. Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh là làm việc phải có mục đích và kế hoạch rõ ràng, thiết thực. Người giải thích: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”. Muốn có kế hoạch khoa học thì “Việc chính, việc gấp thì làm trước. Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy”.. H: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần phải có những yếu tố cần thiết nào? HS chia sẻ trước lớp. GV bổ sung về mối liên hệ giữa tự giác, năng động, sáng tạo với làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. HĐ2. Tìm hiểu những biểu hiện của tự giác, sáng tạo, hiệu quả trong học tập và lao động. - Mục tiêu: HS biết, hiểu được những biểu hiện của tự giác, năng động, sáng tạo. HĐ cặp đôi 4p hoàn thiện yêu cầu a) SHD trang 45. Đại diện cặp đôi báo cáo, điều hành, chia sẻ. Hành vi Từ 1- Lan Sống có kế hoạch; tự giác. 2- Minh Năng suất; hiệu quả 3- Nam Năng động, tự tin 4- Trung Sáng tạo 5- Lớp trưởng Hiệu quả, chất lượng GV nhận xét, định hướng cho học sinh. - HS hoạt động cá nhân 5p thực hiện yêu cầu b) SHD trang 45. - HD chia sẻ, điều hành. GV yêu cầu HS trao đổi sản phẩm chấm chéo nhau. GV nhận xét, chốt biểu hiện. H: Em hãy cho biết HS thường có biểu hiện thiếu tự giác, sáng tạo, năng động như thế nào? HS chia sẻ trước lớp. GV bổ sung liên hệ - HS lười học, hay để bố mẹ, thấy cô nhắc nhở. - HS không có kế hoạch cá nhân. - HS lười suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. - Trốn việc, đi lao động không mang đồ dùng.... -> Đối với những biểu hiện này chúng ta cần phê phán. HS cần rèn luyện thường xuyên việc học tập và lao động tự giác,sáng tạo và chủ động tham gia mọi hoạt động chung. C/ HĐ luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS HSHĐCN – 2p dùng bút chì khoanh tròn ý đúng – chia sẻ, nhận xét, bổ sung GV nhận xét, đánh giá, KL 1. Thế nào là tự giác, năng động và sáng tạo. - Tự giác là chủ động trong mọi việc không cần ai nhắc nhở, không chịu áp lực từ bên ngoài. - Sáng tạo luôn say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo cái mới, tìm ra cách giải quyết mới cho vấn đề. - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. -> Tự giác, sáng tạo, năng động là yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 2. Biểu hiện của tự giác, sáng tạo, năng động trong học tập và lao động. Biểu hiện Việc làm Tự giác - Đi học đúng giờ, tự học bài, tự làm việc nhà - Chấp hành các quy định của trường, lớp, quy định của pháp luật. Hiệu quả - Chăm chú lắng nghe giảng để hiểu bài. - Đưa ra cách học giúp đỡ bạn tiến bộ. Sáng tạo - Tìm nhiều cách giải bài tập khác nhau. - Tham gia nghiên cứu khoa học Năng động - Chủ động tham gia mọi hoạt động. - Linh hoạt xử lí các tình huống. Năng suất - Học thuộc bài nhanh - Hoàn thành nhiệm vụ lao động sớm. 3. Luyện tập Bài tập 1/47 - Hành vi thể hiện tính tự giác, năng động, sáng tạo, năng suất và hiệu quả:A, C, D, E, H, I - Hành vi không thể hiện tính tự giác, năng động, sáng tạo, năng suất và hiệu quả:B, G 4. Củng cố: 2’ - HS tự đánh giá, khái quát lại kiến thức tiết học. 5. HDHB: 3’ * Bài cũ: Khái niệm và những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo, hiệu quả trong học tập và lao động. * Bài mới: Chuẩn bị bài giờ sau: Bài 7 – phần B – mục 3 đọc thông tin trong SHD trang 45,46 và trả lời các câu hỏi; Phần C 2,3.
Tài liệu đính kèm: