Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 2: Liêm khiết

Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 2: Liêm khiết

Tuần 2, tiết 2

Ngày soạn: 30/ 8 / 2008

BÀI DẠY: LIÊM KHIẾT

I/ MUC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Về Kiến thức:

-Giúp cho học sinh hiểu

-Thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

-Vì sao cần phải sống liêm khiết.

-Muốn sống liêm khiêt cần phải làm gì.

2/ Về kĩ năng:

-Rèn cho học sinh có thói quen biết tự kiẻm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

3/ Về thái độ:

-Có thái độ đồng tình ủng hộ, học tập gương những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.

II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP:

-Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, kể chuyện

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tuần 2: Liêm khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2, tiết 2
Ngày soạn: 30/ 8 / 2008
BÀI DẠY: LIÊM KHIẾT
I/ MUC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về Kiến thức:
-Giúp cho học sinh hiểu
-Thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.
-Vì sao cần phải sống liêm khiết.
-Muốn sống liêm khiêt cần phải làm gì.
2/ Về kĩ năng:
-Rèn cho học sinh có thói quen biết tự kiẻm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
3/ Về thái độ:
-Có thái độ đồng tình ủng hộ, học tập gương những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP:
-Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, kể chuyện 
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Sách giáo viên, sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 8
-Những dẫn chứng về biểu hiện của lối sống liêm khiết trong cuộc sông hằng ngày.
-Những câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất này.
IV/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Các bước lên lớp:
1/ Ổn định tổ chức:
-Điểm danh, báo cáo sĩ số, kiểm tra tình hình lớp trước giờ học.
2/Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi: thế nào là lẽ phải? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là gì? Hãy đọc một câu danh ngôn hoặc ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.
-Gọi 3 học sinh lên chấm vở soạn.
3/Bài mới:
a) Khởi động:
-Giáo viên lấy lời dạy của Bác Hồ để đi vào bài học.
-Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “Người cán bộ cách mạng phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Bài học hôm nay tập trung ở chữ liêm. Để hiểu rõ giá trị chuẩn mực của đạo đức này, thầy trò chúng ta cùng đi vào bài học.
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
-GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
-Gọi một HS đọc mẫu, cả lớp theo dõi
-GV đặt câu hỏi
-Câu1: Em có nhận xét gì về cách xử xự của Ma – ri – quy – ri; Dương Chấn và Bác Hồ trong câu chuyện trên?
-Câu 2: Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung, vì sao?
-Câu 3: Trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?
-HS tổ chức thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
-GV tổng hợp ý kiến, chốt đáp án
+Đáp án câu 1:
Cách xử xự của Ma – ri – quy – ri; Dương Chấn và Bác Hồ là những cách cư xử đúng đắn, cao đẹp, là những tấm gương sáng về liêm khiết đáng để cho chúng ta học tập
+Đáp án câu 2:
Những cách xử sự đó có điểm gì chung là: Không hám danh, hám lợi, không đòi hỏi một điều kiện vật chất nào -> được mọi người quý trọng
+Đáp án câu 3:
-Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương liêm khiết càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa
-Vì: học tập để phân biệt cái tốt và cái xấu
-Đồng tình ủng hộ người liêm khiết, phê phán những hành vi tham nhũng, hám danh, hám lợi
-Để rèn bản thân mình có lối sống liêm khiết
Hoạt động 2: Đi sâu vào tìm hiểu nội dung bài học
-GV đặt câu hỏi
-Câu 4: Liêm khiết là gì? Nêu ý nghĩa của liêm khiết
-Câu 5: Hãy nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết
-GV nêu vấn đề: Một người có mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình, thì có coi là tham lam, thiếu liêm khiết hay không?
-HS nghiên cứu SGK, kết hợp với liên hệ thực tế để rút ra khái niệm và giải qyết vấn đề.
+GV trao đổi thêm:
- Đáp án câu 5: ví dụ như cậy quyền thế ăn của đút, lấy của công làm của tư, dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng cho mình, ra trận gặp giặc không dám đánh (tham sống, sợ chết)
-Làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình là làm giàu chính đáng, là liêm khiết.Nhà nước khuyến khích mọi người làm giàu bằng hình thức nầy
-Bác dạy “ Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”
Hoat động 3:
-GV tổ chức cho HS làm bài tập 1 và 2 SGK
-Gọi HS đọc nội dung 
-Cả lớp tiến hành làm bài tập nhanh tại lớp
-GV gọi HS trình bày kết quả
-GV chốt đáp án
+Bài tập 1: Hành vi không liêm khiết b, d, e
+Bài tập 2: Không tán thành a,c
Nội dung bài học
1/ Liêm khiết: Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm với những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2/ Ý nghĩa:Liêm khiết làm cho con người sống thanh thản, nhận được sự tin cậy, quý trọng của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn
4/ Củng cố: 
-GV đặt câu hỏi
-Liêm khiết là gì? Nêu ý nghĩa của liêm khiết
- Hãy nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết
-GV kể cho HS nghe chuyện ông Vũ Đường
5/ Hướng dẫn về nhà:
	Về nhà học bài cũ, soạn trước bài Tôn trọng người khác, trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý
	Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao, danh ngôn nói về tính liêm khiết,hoặc kể được một câu chuyện về một tấm gương liêm khiết
	Nhận xét, tổng kết giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docga 8 tuan 2 -08.doc