Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 12: Sự biến đổi chất - Năm học 2022-2023

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 12: Sự biến đổi chất - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

 - Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh là hiện tượng vật lí hay hiện

tượng hoá học.

 2. Kỹ năng: HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng thí nghiệm.

 3. Thái độ: có ý thức học tập

 4.Về năng lực cần hướng tới :

 -Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

 - Năng lực tính toán hóa học

 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học hóa học

 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

 

docx 2 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 12: Sự biến đổi chất - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 20 /11/2022
Tiết 17 
Ngày dạy: 24 /11/2022 lớp: 8a1,2 
Chương 2 phản ứng hoá học
Bài 12. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
 - Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh là hiện tượng vật lí hay hiện
tượng hoá học.
 2. Kỹ năng: HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng thí nghiệm.
 3. Thái độ: có ý thức học tập
 4.Về năng lực cần hướng tới :
 -Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học 
 - Năng lực tính toán hóa học 
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học hóa học 
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của giáo viên: Dụng cụ: Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, kiềng, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, nước, muối ăn. 
 2. Chuẩn bị của học sinh: học bài, nước, đường
III. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp	
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Trả bài kiểm tra 1 tiết
 3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
1. Hoạt động 1 
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 2.1 SGK, trả lời câu hỏi:
 + Hình vẽ đó nói lên điều gì?
 + Làm thế nào để chuyển nước ở thể lỏng thành thể hơi và ngược lại?
- HS: quan sát hình ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi 
- GV nên vấn đề: Trong các quá trình nêu trên: “có sự thay đổi về trạng thái, nhưng không có sự thay đổi về chất”.
- GV: hướng dẫn làm thí nghiệm hòa tan muối ăn vào nước. 
- HS: Làm thí nghiệm và ghi lại sơ đồ của quá trình biến đổi.
- GV: Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì? (Về trạng thái, về chất)
- HS: Trả lời
- GV: thông báo các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lí
- GV: Hiện tượng vật lí là gì?
- HS: Trả lời
2. Hoạt động 2 
- GV: cho HS làm thí nghiệm SGK 
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm quan sát sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp và đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được.
- HS: làm thí nghiệm quan sát, ghi lại kiến thức 
- GV: Gọi HS nhận xét.
- HS nhận xét hiện tượng thí nghiệm
- GV: Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lí không? Tại sao?
- HS: dựa vào thí nghiệm trả lời
- GV: thông báo đó là hiện tượng hoá học
 + Vậy hiện tượng hoá học là gì?
- HS: trả lời
- GV: Muốn phân biệt hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lí ta dựa vào dấu hiệu nào?
- HS: dựa vào dấu hiệu có sinh ra chất mới hay không
I. Hiện tượng vật lí
 1. Quan sát:
 - Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi: Nước (rắn) Nước (lỏng) Nước(hơi)
 - Sơ đồ của quá trình biến đổi:
 hoà tan vào nước 
Muối ăn (rắn) Dung dịch muối Muối ăn (rắn)
 2. Nhận xét:
 - Trong các quá trình trên đều có sự thay đổi về tạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất 
Các quá trình biến đổi trên gọi là hiện tượng vật lí.
3. ĐN: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, gọi là hiện tượng vật lí.
II. Hiện tượng hóa học
 1. Thí nghiệm:
 - Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen
 - Sản phẩm không bị nam châm hút
 + Quá trình biến đổi trên đã có sự thay đổi về chất (có chất mới được tạo thành)
 - Đường chuyển dần sang màu nâu rồi đen (than), thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước. 
 2. Nhận xét:
 - Các quá trình biến đổi trên không phải là hiện tượng vật lí vì các quá trình biến đổi đó đều sinh ra chất mới (gọi là hiện tượng hoá học)
3. ĐN: Hiện tượng hoá học là quá trình biến đổi có tạo ra chất mới
 4. Củng cố-luyện tập 
 - GV treo bảng phụ nội dung bài tập 1: Trong các quá trình sau, quá trình nào là hiện tượng vật lí, quá trình nào là hiện tượng hoá học? Giải thích?
 a. Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
 b. Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axe tic loãng, dùng làm dấm ăn.
 c. Cuốc, xẻng làm bằng sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
 d. Đốt cháy gỗ, củi... 
 - HS: Làm bài tập 1: 
 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
 - Học bài theo phần ghi nhớ, làm bài tập 1, 2, 3 trang 47
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_bai_12_su_bien_doi_chat_nam_hoc_2022_2.docx