Bài dạy: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ( tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
Giúp HS hiểu được những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
-Tập trung làm rõ bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ
-Hiểu được ý nghĩa và giá trị của những quy định của Luật Hôn nhân gia đình
2/ Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng ứng xử, thực hiện đúng những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và ngĩa vụ cơ bản của các thành viên trong gia đình
-Tiếp tục rèn kĩ năng biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo quy định của pháp luật
3/ Về thái độ:
Tiếp tục hình thành những thái độ tốt, luôn trân trọng tình cảm gia đình , có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc
-Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với những người trong gia đình
II/ PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế trong các gia đình, từ đó phân tích, đánh giá, nêu thái độ và cách ứng xử, kể chuyện cha mẹ ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền
Tuần 15; tiết 15 Ngày soạn: 28/ 11/ 2008 Bài dạy: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ( tiết 1) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Về kiến thức: Giúp HS hiểu được những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình -Tập trung làm rõ bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ -Hiểu được ý nghĩa và giá trị của những quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2/ Về kĩ năng: Rèn kĩ năng ứng xử, thực hiện đúng những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và ngĩa vụ cơ bản của các thành viên trong gia đình -Tiếp tục rèn kĩ năng biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo quy định của pháp luật 3/ Về thái độ: Tiếp tục hình thành những thái độ tốt, luôn trân trọng tình cảm gia đình , có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc -Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với những người trong gia đình II/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế trong các gia đình, từ đó phân tích, đánh giá, nêu thái độ và cách ứng xử, kể chuyện cha mẹ ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 8 -Luật hôn nhân gia đình năm 2000 -những bài báo, câu chuyện có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình -Phiếu học tập, giấy khổ lớn IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: Điểm danh, kiểm tra tình hình lớp trước giờ học 2/ Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi -Em hãy giải thích khái niệm gia đình là gì? -Trong gia đình, cha mẹ, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì? -Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình? -Kiểm tra vở soạn bài 2 -> 3 HS 3/ Bài mới: Khởi động: GV kể cho HS nghe câu chuyện đứa con không hạp tuổi, đăng báo Khánh Hòa, về nội dung cha mẹ có hành vi ngược đãi đối với con cái -GV hỏi: Em có nhận xét gì sau khi nghe câu chuyện vừa kể? HS nhận xét -GV kết luận: Hành vi ngược đãi của người mẹ là vi phạm đạo đức, vi phậm pháp luật đáng bị phê phán, để hiểu rõ hơn về bổn phận và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, chúng ta học phàn còn lại của bài học -GV chi đề bài lên bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: -GV tổ chức cho HS đọc truyện đọc “ Chuyện của Tuấn” và “ Chuyện cụ Lam” -GV đặt câu hỏi -Câu 1: Em đồng tình và không đồng tình với cách cư xử của các nhân vật trong hai mẩu chuyện trên? -Câu 2: -GV đatê ra tình huống: Một người cho rằng mình có hiếu với cha mẹ vì thường cho cha mẹ ăn uống đầy đủ. Theo em người đó có hiếu hay chưa? Vì sao? -HS tổ chức thảo luận nhóm -Nhóm 1,2 câu 1 -Nhóm 3,4 câu 2 -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp tham gia nhận xét +Đáp án câu 1: Đồng tình với cách cư xử của Tuấn -> Tuấn là một người cháu hiếu thảo -Con của cụ Lam là một người con bất hiếu , không giữ lời hứa, chưa làm tròn nghĩa vụ của người con trong gia đình +Đáp án câu 2: Cho ăn uống chỉ là một phần của nghĩa vụ mà con cháu phải làm. Cần thiết hơn phải thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc, kính trọng, biết ơn, thể hiện bằng nhiều việc làm có ý nghĩa Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -GV đặt câu hỏi -Câu 3: Anh chi em trong gia đình có bổn phận gì với nhau? -Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? -Câu 5: Mọi người trong gia đình phải có trách nhiện gì để xây dựng gia đình hạnh phúc? -HS liên hệ thực tế, kết hợp với SGK để làm rõ câu hỏi đặt ra -HS suy nghĩ, ghi ra giấy, trình bày ý kiến cá nhân Hoạt động 3: Luyện tập -GV gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 4 và 5, SGK -HS làm bài tập vào vở -GV gọi HS trình bày kết quả bài tập trước lớp +Đáp án bài tập 4 -Cha mẹ nuông chều, Sơn ăn chơi hư hỏng. Cả cha mẹ và Sơn đều có lỗi +Đáp án bài tập 5: -Bố mẹ Lâm xử sự như vậy là không đúng -Vì cha mẹ cha mẹ phải chịu trách nhiệm về việc làm của con mình gây ra trước pháp luật khi con chưa đén tuổi thành niên Nội dung bài học (TT) 4/ Bổn phận của anh chị em: -Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau -Ý nghĩa: Nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam 5/ Trách nhiệm của mỗi người trong gia đình: -Cần phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 4/ Củng cố: -GV nêu câu hỏi -Anh chi em trong gia đình có bổn phận gì với nhau? Hãy nêu ý nghĩa của những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? -Mọi người trong gia đình phải có trách nhiện gì để xây dựng gia đình hạnh phúc? -HS phát biểu nhắc lại kiến thức đã học -Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức không nhìn bảng 5/ Hướng dẫn về nhà: -Về nhà học bài, làm bài tập số 6 -Hệ thống lại các nội dung đã học, để tiết sau học tiết ôn tập -Nhận xét tổng kết giờ học
Tài liệu đính kèm: