Tiết 25 . Bài 18 : QUYỀN KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN.
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức
Giúp học sinh :
- Hiểu và phân biệt nội dung quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.
2.Kĩ năng
- Học sinh biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
3.Thái độ
- Thấy được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này.
II - CHUẨN BỊ :
- Sự chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ, tài liệu có liên quan, Hiến pháp 1992 và luật khiếu nại, tố cáo
- Sự chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tấm gương, mẩu chuyện.
III - HOẠT ĐỘNG DAY - HOC :
1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Bài tập 1 (sgk - tr49 )
Em hãy kể thêm một vài hành vi thiếu tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ở trường em.
Ngày soạn : 28 / 02 /2011 Ngày dạy : 05 /03 /2011 Tuần : 27 Tiết 25 . Bài 18 : QUYỀN KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN. I - MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức Giúp học sinh : - Hiểu và phân biệt nội dung quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. 2.Kĩ năng - Học sinh biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật. 3.Thái độ - Thấy được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này. II - CHUẨN BỊ : - Sự chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ, tài liệu có liên quan, Hiến pháp 1992 và luật khiếu nại, tố cáo - Sự chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tấm gương, mẩu chuyện. III - HOẠT ĐỘNG DAY - HOC : 1. Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Bài tập 1 (sgk - tr49 ) Em hãy kể thêm một vài hành vi thiếu tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ở trường em. 3. Bài mới Giới thiệu bài (1’) Một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật đó là quyền khiếu nại và tố cáo. Để phân biệt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu phần “ Đặt vấn đề ”(10’) Gv : Yêu cầu học sinh đọc phần đặt vấn đề, sau đó hỏi : - Nếu nghi ngờ có địa điểm buôn bán và sử dụng ma túy, em sẽ sử lý ra sao? - Phát hiện người lấy cắp xe đạp của ban An thì em sẽ làm gì? - Theo em anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? - Trong ba trường hợp, trường hợp nào sử dụng quyền tố cáo, trường hợp nào sử dụng quyền khiếu nại? - Em rút ra bài học gì qua 3 tình huống trên? Gv: Nhận xét, kết luận. Đọc. Trả lời. Trả lời. Trả lời. Trường hợp 1,2: quyền tố cáo Trường hợp 3: quyền khiếu nại Rút ra bài học. I - Đặt vấn đề. Tình huống (sgk-tr 50) - Nếu nghi ngờ báo cho cơ quan chức năng theo dõi. - Khi biết người lấy cắp xe đạp của bạn An báo cho thầy cô và cơ quan công an. - Anh H sẽ khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung bài học.(20’) Gv : Đặt câu hỏi, đối thoại cùng học sinh : - Quyền khiếu nại là gì? Khi nào thì khiếu nại? Cho ví dụ? - Quyền tố cáo là gì? Khi nào thì tố cáo? Cho ví dụ? Gv: Cho học sinh làm bài tập 4 (sgk-tr52 ), nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo. Trả lời. Trả lời. So sánh . II -Nội dung bài học. 1. Quyền khiếu nại - Là quyền của công dân đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét các quyết định hành chính, hành vi hành chính làm thiệt hại lợi ích của mình. 2. Quyền tố cáo - Là quyền của công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại cho nhà nước, cơ quan, cá nhân . So sánh Khiếu nại Tố cáo Điềm giống - Là quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp. - Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội. - Trực tiếp, đơn, thư, báo , đài Điểm khác Khiếu nại Tố cáo Người thực hiện (là ai?) Những người có quyền và lợi ích bị xâm phạm Bất cứ công dân nào Đối tượng (vấn đề gì?) Các quyết định hành chính, hành vi hành chính Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước Cơ sở (vì sao?) Quyền, lợi ích bản thân người khiếu nại Gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân Mục đích (để làm gì?) Khôi phục quyền , lợi ích người khiếu nại Ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân. - Công dân có thể thực hiện hai quyền này bằng những hình thức nào? - Quyền khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa như thế nào? - Vì sao Hiến pháp lại quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo? Gv chốt: Để tạo cơ sở pháp lý cho công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm, để tạo cơ sở pháp lý cho công dân giám sát các hoạt động - Yêu cầu học sinh đọc điều 74- Hiến pháp 1992 : - Trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào? - Trách nhiệm của công dân. Gv chốt ý, hệ thống lại bài học. Trả lời. Trả lời. Trả lời. Đọc to. Trả lời. Trả lời. Theo dõi. *) Hình thức: - Trực tiếp, đơn, thư, báo , đài 3. Ý nghĩa, tầm quan trọng. - Là quyền cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp và các văn bản luật. - Thực hiện: trung thực, khách quan, thận trọng. 4. Trách nhiệm của Nhà nước, công dân . - Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống vu cáo người khác. - Công dân: nâng cao hiểu biết về pháp luật, tích cực học tập, lao động, rèn luyện đạo đức HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.(7’) - Phát phiếu học tập. Chia nhóm thảo luận, hai bàn một nhóm, thảo luận trong 2 phút. Em hãy chỉ ra tình huống nào là khiếu nại, tình huống nào là tố cáo. 1. Bạn B phúc khảo bài thi. 2. Giám đóc nhận hối lộ. 3. Cán bộ xã trù dập quần chúng nhân dân. 4. Hiện tượng đánh bạc ở địa phương. 5. Anh A tự ý chặt phá rừng của Nhà nước lấy gỗ bán. 6. Phát hiện ra ông C buôn bán chất nổ. 7. Trốn thuế nhà nước. 8. Bạn An đề nghị thầy giáo chấm lại bài kiểm tra. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 (sgk-tr52} Chia nhóm thảo luận Nghe hướng dẫn III - Bài tập. Bài tập 2 (sgk-tr52). Ông Ân không có quyền khiếu nại, tố cáo vì ông chỉ là hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định sử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND quận. 4 . Củng cố .(1’) Thực hiện đúng đắn quyền khiếu nại, tố cáo của công dân sẽ đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của công dân, giúp Đảng và Nhà nước hiểu rõ yêu cầu của quần chúng, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà nước. Trên cơ sở đó kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót xây dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng. 5. Dặn dò.(1’) - Về nhà làm bài tập 1,3(sgk - tr 52) - Ôn lại nội dung các bài 13, 14, 15, 16, 17, 18 chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Tài liệu đính kèm: