Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 22 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, và các chất độc hại

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 22 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, và các chất độc hại

Bài :15

Tiết 22

Tuần 23

1.Mục tiêu

1.1.Kiến thức: Giuùp HS

- Hiểu những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và chất độc hại.

- Biết nhận dạng các loại vũ khí thông thường, chất ổ, chất độc hại và phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và chất độc hại khác.

1.2. Kĩ năng

Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.

1.3 Thái độ:

- Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mọi lúc, mọi nơi.

- Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

2. Trọng tâm

Biết nhận dạng các loại vũ khí thông thường, chất ổ, chất độc hại và phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và chất độc hại khác.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 22 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, và các chất độc hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :15PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY,
NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
Tiết 22 
Tuần 23
Ngày dạy
1.Mục tiêu 
1.1.Kiến thức: Giúp HS 
- Hiểu những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và chất độc hại.
- Biết nhận dạng các loại vũ khí thông thường, chất ổ, chất độc hại và phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và chất độc hại khác.
1.2. Kĩ năng
Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày. 
1.3 Thái độ:
- Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mọi lúc, mọi nơi.
- Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
2. Trọng tâm
Biết nhận dạng các loại vũ khí thông thường, chất ổ, chất độc hại và phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và chất độc hại khác.
3.Chuẩn bị.
3.1.Giáo viên:Tranh thể hiện phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, bút dạ.
3.2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
4.Tiến trình:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS.
8A1	8A2
4.2.Kiểm tra miệng:
GV: Gọi 2 HS lên bảng, GV chiếu bài tập lên máy, hoặc ghi sẵn vào giấy khổ to, hoặc viết lên bàng phụ.
*Câu 1:(8 điểm) HIV lây truyền qua con đường nào sau đây: (đánh X vào ô trống)
Mẹ truyền cho con khi mang thai c
Muỗi đốt c
Ôm hôn c
Bắt tay c
Truyền máu c
Dùng chung bát đũa c
Tình dục c
Câu 2(2đ ): Lấy ví dụ về vũ khí cháy nổ và các chất độc hại
HS: Bom, mìn, pháo, dao, kiếm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột
 4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Cho HS biết về thông tin ngày 2/5/2003. chiếc xe khách mang biển số 29H6583 bốc cháy tại khu cổng chợ thôn Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.
Nguyên nhân trên xe có chỡ thuốc súng, 88 người bị nạn trong vụ cháy này.
HS: em có suy nghĩ gì về vụ tai nạn trên?
GV: Để hiểu rỗ hơn về những vấn đề liên quan đến vụ tai nạn trên, chúng ta học bài hôm nay. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ĐVĐ
GV : Chiếu 3 thông tin lên máy hoặc viết lên bảng phụ.
HS: Đọc 1 lần các thông báo trên.
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận.
HS: Làm việc độc lập.
GV: Lí do vì sao vẫn có người chết do tai nạn trúng bom mìn gây ra?
HS: Chiến tranh kết thúc, những bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở địa bàn ác liệt như Quảng Trị.
GV: Thiệt hại đó như thế nào?
HS: Tại Quảng Trị, từ năm 1985-1995 số người chết và bị thương là 474 người(65 người chết) do bị bom mìn.
GV: Thiệt hại về cháy của nước ta trong thời gian 1998-2002 là như thế nào?
HS: Cả nước có 5871 vụ cháy, thiệt hại 902.910 triệu đồng.
HS: Thiệt hại về ngộ độc thực phẩm là như thế nào? Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm.
HS:Từ 1999-2002 có gần 20.000 người, 246 người tử vong.Nguyên nhân: do thực phẩm, do dư lượng thuốc trừ sâu, cá nóc, và nhiều lý do khác)
HS: Phát biểu ý kiến.
HS: Bổ sung, tranh luận.
GV: Tóm tắt nội dung lên bảng phụ
* Kỹ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra.
* Tích hợp giáo dục môi trường
GV: Tổn thất của các tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra?
HS: Tai nạn do cháy, nổ, và các chất độc hại gây ra không chỉ thiệt hại về người về của mà còn gây ô nhiễm môi trường.
GV: Gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
HS: Dựa vào hiểu biết trả lời.
GV: Kết luận, chuyển ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu NDBH
GV: Thực trạng của việc sử dụng vũ khí, cháy nổ và chất độc hại trái qui định.
* Tích hợp giáo dục môi trường
GV : Nhà nước đã ban hành qui định gì về quản lí sủ dụng vũ khí, các chất cháy, nổ và các chất độc hại.
GV: HS chúng ta phải làm gì?
HS: Trả lời cá nhân.
Hoạt động 4: Thảo luận về các biện pháp phòng chống.
GV: Các em đánh giá ý kiến, trách nhiệm qua các quy định trên.
HS: Những qui định rất chặt chẽ cho mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan.
GV: Em cho biết cần có biện pháp gì để khắc phục những tai nạn do vũ khí, cháy nổ và chất độc hại.
HS: Có biện pháp
- Năng cao hiểu biết.
- Đảm bảo phương tiện, vật chất kĩ thuật.
- Phổ biến tuyên truyền các qui định của Nhà nước.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
GV: Liên hệ bản thân và HS phải làm gì:
HS: Không làm các việc sau.
- Tò mò nghịch ngợm các loại vũ khí, bom, mìn.
- Nghe bạn bè rủ rê.
- Đi vào khu vực cấm.
- Tháo dỡ, đốt vật lạ.
- Giấu diếm gia đình, cơ quan công an những chất nổ nguy hiểm.
HS: Trả lời câu hỏi
HS: cả lớp tranh luận 
GV: Giải đáp, kết luận, đánh giá, cho điểm những ý kiến tốt.
GV: Kết luận, chuyển ý.
Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khícho bản thân và cho người khác.
Hoạt động 5: Bài tập
GV: Cho HS thảo luận bài tập 4 SGK.
Bằng trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
HS gắn các câu hỏi lên cành cây:
Câu hỏi 1: Em sẽ làm gì khi bạn bè, các em nhỏ chơi, nghịch các vật lạ, các chất nguy hiềm.
Câu hỏi 2: Có người định cưa, đục, tháo thuốc bom mìn, đạn pháo lấy thuốc nổ, em phải làm gì lúc này?
Câu hỏi 3: Có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa gần xăng dầu, em có đồng tìnhvới họ không?
Câu hỏi 4: Có người vận chuyển, tàng trữ, buôn bán vũ khí và các chất độc hại em sẽ làm gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
HS: Cả lớp thảo luận.
GV: Giải đáp, đánh giá, cho điểm.
ĐA:- Câu 1, câu 2, câu 3: Cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm.
- Câu 4: cần báo ngay cho cơ quan, những người có trách nhiệm.
Kĩ năng ứng phó với sự cố nguy hiểm do chất cháy, nổ và các chất độc hại gây ra
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Tác hại :
- Mất tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội.
- Bị thương, tàn phế và chết người.
2. Các qui định của PL về quản lí sủ dụng vũ khí, các chất cháy, nổ và các chất độc hại.
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chỡ và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại.
- Cơâ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, vhất phóng xạ và độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn.
3. HS cần phải:
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định trên.
- Tuyên truyền và vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện. 
- Tố cáo các hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm.
III. Bài tập.
Bài tập 4 SGK.
4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố.
GV: Cho HS thảo luận nhóm hoặc có thể dưới hình thức đóng vai.
GV: Giao tình huống cho các nhóm.
- Tình huống 1: Đ và T tình cờ nhặt được quả bom bi bên lề đường, Đ hoảng hốt rủ T chạy đi chỗ khác. T không đi mà nói: “Chúng mình mang về đập ra lấy chì, thuốc nổ bán lấy tiền”. Đ sợ hãi can ngăn nhưng T không nghe.
- Tình huống 2: Nhà H ở ngoại thành chuyên trồng rau. M về nhà H chơi và rủ H ra vườn dưa chuột hái, H can ngăn M và nói: “Ruộng dưa này được phun nhiều thuốc trừ sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không thể ăn mà bán, muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà”.
HS: Các nhóm phân vai, kịnh bản, lời thoại.
HS: Cả lớp nhận xét tiểu phẩm các nhóm.
GV: Giải đáp, đánh giá.
GV: Kết luận toàn bài.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này.
-Học bài kết hợp SGK trang 42,43 .
-Làm bài tập còn lại SGK trang 44.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo.
 Chuẩn bị bài 16: quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác.
- Dọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 44,45.
- Xem nội dung bài học SGK trang 45.
- Xem tư liệu tham khảo và bài tập SGK trang 46.
Chú ý sắm vai tình huống bài tập 2 SGK trang 46.
5.Rút kinh nghiệm:
ND ............
.............
PP.............
.............
DDDH ...................................
.............
KĐ: ..............
.............

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 15 Phong ngua tai nan vu khi chay no va cac chatdoc hai.doc