Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Phước Chánh

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Phước Chánh

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

A MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Học sinh nhận thức được vì sao mọi người cần tôn trọng lẽ phải

2. Kĩ năng:

- Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân biết tự

 tôn trọng lẽ phải

3.Thái độ:

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải

B. CHUẨN BỊ:

1. Nội dung:

- Nhấn mạnh nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải là sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn.

2. Phương pháp:

- Nêu vấn đề tổ chức thảo luận theo từng nhóm

- Kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải.

 

doc 68 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Phước Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 21/8/2011
Tiết 1 Ngày giảng:Lớp8/2+ 22/8/2011
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Học sinh nhận thức được vì sao mọi người cần tôn trọng lẽ phải
2. Kĩ năng: 
- Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân biết tự
 tôn trọng lẽ phải
3.Thái độ: 
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải 
B. CHUẨN BỊ: 
1. Nội dung:
- Nhấn mạnh nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải là sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn.
2. Phương pháp:
- Nêu vấn đề tổ chức thảo luận theo từng nhóm
- Kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải. 
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8.
- Sưu tầm chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ.
C.TẾN TRÌNH DẠY HỌC:: 
1. Ổn định: (1’)
- Điểm danh
 - Kiểm tra vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
Giáo viên nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 bằng câu hỏi 
3.Bài mới: 
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất nội dung của tôn trọng lẽ phải qua mục đặt vấn đề.
Thảo luận nhóm theo câu hỏi:
 Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quan Bích trong câu chuyện trên ?
 Nhóm 2 Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
 Nhóm 3: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra thì em sẽ làm gì ?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung . Giáo viên rút ra ý chính.
- Giáo viên đưa ra một số tình huống:
+ Vi phạm luật giao thông đường bộ 
+ Vi phạm nội qui cơ quan trường học 
+ Làm trái các qui định pháp luật 
+ " Gió chiều nào che chiều ấy, dĩ hoà vi quí "
? Theo em trong những trường hợp trên hành động như thế nào được coi là đúng đắn phù hợp ? Vì sao ?
Học sinh phân tích đưa ra ý kiến của nhóm mình các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: phân tích cho học sinh biết phân biệt được tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
- Gv hướng dẫn hs Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện
? Theo em thế nào là tôn trọng lẽ phải?
? Vì sao cần phải tôn trọng lẽ phải ?
? Tôn trọng lẽ phải giúp ta điều gì ?
Giáo viên chốt ý chính mục nội dung bài (SGK)
- Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Cho học sinh đọc Sách giáo khoa làm tại lớp 
Bài tập 2: Giáo viên phân tích vì sao các hành vi khác lại không biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Bài tập 3: Hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải là:
Bài tập 4: Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trong lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết ?
Bài tập 5: Hãy đánh dấu x vào ô trống câu em cho là đúng 
 Lẽ phải là điều mà xưa ông bà đã làm, nay con cháu không 
 cần noi theo vì đã lạc hậu 
 Lẽ phải là điều mà khoa học chứng minh là đúng ,
 nhưng khi áp dụng vào cuộc sống thì thiếu công bằng .
 Lẽ phải là điều đúng đắn hợp với đạo lý
 Lẽ phải là điều hợp với lợi ích chung của cộng đồng , 
 xã hội 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ: (10’)
Tìm hiểu truyện đọc 
" Quan tuần phủ"
II-NỘI DUNG BÀI HỌC: (15’)
1) Khái niệm:Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội
2) Ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
3) Cách rèn luyện:
Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội .
III-BÀI TẬP: (10’)
1) Đáp án đúng c
2)Chọn cách ứng xử c
3) a, c, e.
4. Củng cố: (3’)
- Nêu lại khái niệm tôn trọng lẽ phải?
- Tại sao phải tôn trọng lẽ phải?
5.Dặn dò: (2’)
- Về nhà học nội dung bài
- Làm tiếp bài tập 6 sách giáo khoa trang 6 
- Đọc trước bài liêm khiết 
- Tìm đọc trên báo vài câu chuyện nói về tính liêm khiết, chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Nhóm 1 chuẩn bị trước trò chơi đóng vai .
D. RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tuần 2 Ngày soạn:28/8/2011
Tiết: 2 Ngày giảng:Lớp8/2+29/8/2011 
LIÊM KHIẾT
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết 
 trong cuộc sống hằng ngày .
- Vì sao cần phải sống liêm khiết, muốn sống liêm khiết cần làm gì.
2. Kĩ năng: 
 Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết
3.Thái độ: 
Học tập tấm gương những người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Nội dung:
- Học sinh hiểu rõ nội dung cốt lõi của liêm khiết là sống lành mạnh trong sạch, không 
 tham lam.
- Nhấn mạnh ý nghĩa và tác dụng của lối sống liêm khiết 
2. Phương pháp:
- Giảng giải, đàm thoại, nêu gương, thảo luận nhóm rút ra nội dung chính .
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Dẫn chứng về biểu hiện của lối sống liêm khiết
- Sưu tầm vài câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ.
C.Tiến trình dạy học:: 
1. Ổn định: (1’)
- Điểm danh
- Kiểm tra vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài cũ: (3’)
a) Lẽ phải là gì? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải ?
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: Như chúng ta đã biết một con người sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào, đó là người sống liêm khiết để hiểu sâu hơn ta tìm hiểu bài "......."
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết qua mục đặt vấn đề.
Cho học sinh thảo luận nhóm: 
Nhóm 1 : Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-Ri- Quy- Ri, Dương Chấn và Bác Hồ trong câu chuyện trên?
Nhóm 2: Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao ?
Giống: Sống thanh cao, không vụ lợi, nhận được sự tin cậy của người khác.
Nhóm 3: ? Trong điều kiện hiện nay theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ? 
Vì sao ? Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung . Giáo viên chốt lại các ý chính cần thiết .
- Giáo viên gợi ý đưa ra ví dụ cho học sinh hiểu.
? Em hãy cho một ví dụ về lối sống không liêm khiết mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày ( gia đình, nhà trường, 
xã hội ...) 
Ví dụ: Sẵn sàng dùng tiền bạc quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân.
Hành vi trên là không liêm khiết 
GV: Cho học sinh thấy nếu 1 người luôn có mong muốn làm giàu bằng tài năng, sức lao động của mình, không móc ngoặc, hối lộ ...thì đó là người liêm khiết.
- Học sinh phát biểu khắc sâu khái niệm "Liêm Khiết" ý nghĩa trong cuộc sống
GV: Cho học sinh phát biểu Liêm Khiết là gì?
? Sống liêm khiết giúp ta điều gì ? 
GV: Chốt lại nội dung sách giáo khoa.
GV: Cho học sinh nghe truyện đọc : Lưỡng quốc Trạng Nguyên", " Chọn đằng nào" sách GV trang 26, 27
- Luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Gọi học sinh đọc bài tập SGK 
Bài tập 2: Học sinh làm tại lớp 
Bài tập 3: Hãy điền từ vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu sau:
1) Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon sống yên đều là...........................
2) Ở lớp học, tự mình trung thực trong làm bài, không quay cóp ôn tập tốt để làm bài tốt dựa vào sức mình là.......
3) Người cán bộ cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, truộm của công làm của tư là................................ 
I-ĐẶT VẤN ĐỀ: (10’)
Tìm hiểu sách giáo khoa 
- Trong những trường hợp trên cách xử sự của Ma - Ri - Quy - Ri, Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương để ta học tập noi gương và kính phục 
- Việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực 
II-NỘI DUNG BÀI HỌC: (15’)
1) Khái niệm:Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ
2) Ý nghĩa: Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .
III-BÀI TẬP: (10’)
1) Hành vi b, d, e thể hiện tính không liêm khiết
2) Không tán thành với tất cả các cách xử sự ở những tình huống đóvì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết
Ca dao - Tục ngữ: " Đói cho sạch, rách cho thơm"
Cụ Khổng Tử nói: " Người mà không liêm, không bằng súc vật"
Cụ Mạnh Tử nói: " Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy "
4. Củng cố: (4’)
- Nêu khái niệm liêm khiết là gì?
- Ý nghĩa của sống liêm khiết?
5.Dặn dò: (1’)
 - Đọc trước bài 3 "Tôn trọng người khác "
 - Làm bài tập sách giáo khoa phần còn lại 
 D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 3 Ngày soạn:4/9/2011
Tiết 3 Ngày giảng:Lớp8/2+5/9/2011 
TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong
 cuộc sống .
- Vì sao cần phải tôn trọng lẫn nhau 
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng 
 người khác trong cuộc sống. 
3.Thái độ: 
- Đồng tình và ủng hộ những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn 
 trọng người khác, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng .
B. CHUẨN BỊ: 
1. Nội dung:
- Cần nhấn mạnh nội dung cốt lõi của sự tôn trọng người khác, đó là tôn trọng danh dự,
 phẩm giá và lợi ích của người khác .
2. Phương pháp:
- Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương.
- Thảo luận nhóm rút ra nội dung chính
3. Tài liệu và phương tiện:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8
- Dẫn chứng biểu hiện hành vi tôn trọng người khác.
- Thơ, ca dao, tục ngữ.
C.Tiến trình dạy học: 
1.Ổn định: (1’)
- Điểm danh
- Kiểm tra vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
a) Thế nào là Liêm Khiết ? Ý nghĩa của đức tính Liêm Khiết ?
b) Theo em các hành vi nào sau đây thể hiện tính Liêm Khiết.Đánh dấu x vào ô trống câu em cho là đúng .
 Người cờ bạc chỉ mong xoay của người làm của mình
 Dìm người giỏi để giữ địa vị danh tiếng cho mình
 Người buôn bán mua một bán mười, mua gian bán lận
 Sẳn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
 Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
- GV: Hướng dẫn gợi mở các em thảo luận nhóm:
Nhóm 1+ 2: Em có nhận xét gì về cách sử xự thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ?
Nhóm 3 + 4: Theo em những hành vi đó hành vi nào đáng để cho chúng ta học tập ? Hành vi nào cần phải phê phán?
Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các bạn trong nhóm ghi ra giấy, các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung nhận xét. Giáo viên chốt lại ý chính.
- GV: Đưa ra một số ví dụ về việc thiếu tôn trọng người khác 
- Ở trường thấy bạn học kém thường khinh bỉ
- Thấy người già bị ngã cười chế nhạo 
- Bạn học lớp em bị dị tật,  ... ền khiếu nại, tố cáo.
Cách tiến hành: 
? Vì sao Hiến pháp qui định công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo ?
+ Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
+ Ngăn ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm.
GV: Đọc điều 74 Hiến pháp 1992
Nhấn mạnh trách nhiệm của công dân tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức để sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại, tố cáo .
 c. Thực hành,luyện tập:
Bài tập : Nêu điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo ?
HS: Thảo luận theo bàn.
HS: Trình bày 1 phút.
1. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. 
(18’)
-- Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại có thể trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật.
- Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.
- Cách thực hiện quyền khiếu nại tố cáo: người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 
2. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.(10’)
- Nhà nước nghiêm cấm trả thù người khiếu nại tố cáo, hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu cáo làm hại người khác.
- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo: phải trung thực,khách quan,thận trọng và đúng quy định.
3. Luyện tập:( 6’)
- Điểm giống nhau: Đều là quyền chính trị cơ bản của CD được quy định trong Hiến pháp.Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Điểm khác nhau:
+ Khiếu nại: Là người trực tiếp bị hại.
+ Tố cáo: Là mọi công dân.
Mục đích:ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ chức cơ quan và công dân.
4. Củng cố:(4’)
- :GV cho hs đọc phần tư liệu tham khảo ở sgk.
5. Dặn dò: (1’).
- Làm bài tập 1,2,3 Sách giáo khoa
- Học từ bài 13 đến bài để tiết 26 kiểm tra một tiết
D. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 27 Ngày soạn: 3/3/2012
Tiết 26 Ngày giảng:7/3/2012 : Lớp 8/1 , 8/2
KIỂM TRA I TIẾT
A MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được những tệ nạn xã hội, tác hại của HIV/AIDS và cách phòng tránh
- Biết được các quyền lợi của công dân
 2. Kĩ năng: 
- Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện của bản thân theo yêu cầu 
3.Thái độ: 
- Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng sự kiện đã học
B. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên chuẩn bị đề kiểm tra, phô tô mỗi em một tờ làm luôn trên giấy.
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định: (2’)
- Điểm danh
- Kiểm tra vệ sinh lớp, nhắc nhở nội qui kiểm tra
2. Kiểm tra:
- Không kiểm tra bài 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
- Gv phát đề và hướng dẫn hs làm bài
 - Quan sát hs làm bài
- Hs làm bài
- Hs nộp bài
ĐỀ: 
Câu 1:
HIV/ AIDS là gì? Để phòng, chống HIV/ AIDS pháp luật nước ta qui định như thế nào? 
Câu 2: 
? Theo em nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân thể hiện như thế nào ?
Câu 3: Xử lí tình huống
? Bình 13 tuổi mượn xe đạp của chị gái để đi học, Bình tự ý đặt xe đạp đó ở hiệu cầm đồ để lấy tiền chơi điện tử. Theo em, Bình có quyền đặt chiếc xe đó không ?Vì sao ? 
4. Củng cố: (2’)
- GV nhận xét tiết kiểm tra
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn dò hs về nhà xem trước nội dung tiết 27
D. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 28 Ngày soạn: 3/3/2012
Tiết 27 Ngày giảng:7/3/2012 : Lớp 8/1 , 8/2
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa quyền tự do ngôn luận .
Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân. 
2. Kĩ năng: 
-Phân biệt tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu. 
3.Thái độ: 
- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân
- Nâng cao nhận thức về tự do ngôn luận và ý thức tuân theo pháp luật trong học sinh
B. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:- Hiến pháp 1992, luật báo chí.
 2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài.
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1Ổn định : (1’)
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra: (4’)
Giáo viên trả bài kiểm tra một tiết, nhận xét ưu, khuyết điểm
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
 Hoạt động 1:
 *Mục tiêu: HS nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận.
Rèn luyện KN giải quyết vấn đề.
 Cách tiến hành:
Cho học sinh thảo luận nhóm 
Nhóm 1+ 2: Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận ?
Nhóm 3 + 4: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào ?
Nhóm 5 + 6: Nêu một vài tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ?
Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung giáo viên kết luận 
Hoạt động 2:
 * Mục tiêu: HS nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hd học sinh tranh luận giải thích các ý kiến 
? Dựa trên cơ sở nào để phân biệt tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu ?
? Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận ?
Công dân phải sử dụng quyền tự do ngôn luận theo qui định của pháp luật 
+ Tự do trong khuôn khổ pháp luật qui định 
+ Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể của đất nước .
+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân .
Hoạt động 3:
* Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của nhà nước tạo điều kiện như thế nào để công dân thực hiện tốt quyền của mình?
Cách tiến hành:
 c. Thực hành, luyện tập:
GV: Hd hs làm bt ở sgk
HS: Làm bt vào vở
1.Quyền tự do ngôn luận: (7’)
Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội .
2. Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận: (15’)
 - Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin theo qui định của pháp luật 
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý kiến vào các văn bản dự thảo luật .
3. Trách nhiệm của nhà nước:( 5’)
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, phát huy đúng vai trò của mình. 
4. Luyện tập: (8’)
1. Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân: b, d
 Bài tập 2 : - Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật
- Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo
4. Củng cố:(4’)
- :GV cho hs đọc phần tư liệu tham khảo ở sgk.
5. Dặn dò: (1’).
- Làm bài tập Sách giáo khoa
- Ôn bài cũ và xem bài mới
D. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 29 Ngày soạn: 3/3/2012
Tiết 28 Ngày giảng:7/3/2012 : Lớp 8/1 , 8/2
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ
 XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (T1)
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được Hiến pháp là gì? Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
2. Kĩ năng: 
- Biết phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác.
3.Thái độ:
- Có ý thức tự giác " Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" 
B.CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Hiến pháp 1992, Luật tổ chức quốc hội, luật tổ chức chính phủ.
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là quyền tự do ngôn luận ? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Hs nêu được khái niệm Hiến pháp và tìm hiểu HP 1992.
Cách tiến hành:
Gọi học sinh đọc mục 1 SGK và thảo luận 
Nhóm 1 + 2: ? Trên cơ sở quyền trẻ em đã em hãy nêu một điều trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, mà theo em đó là sự cụ thể hoá điều 65 của Hiến pháp ?
Nhóm 3 + 4: ? Từ điều 65, 146 của Hiến pháp và các điều luật trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa Hiến pháp với luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật hôn nhân và gia đình ?
? Từ khi thành lập nước đến nay nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp ? Vào những năm nào ?
Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992) 
+ Hiến pháp 1946 sau khi cách mạng tháng 8 thành công nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Hiến pháp 1959 xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh thống nhất nước nhà 
+ 1980 thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước .
+ 1992 Hiến pháp của thời kỳ đổi mới 
* Giáo viên nhấn mạnh Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế đưòng lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng .
Hiến pháp 1992 được Quốc Hội khóa 8 kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15/4/1992. Và Quốc Hội khóa 10 kỳ họp thứ X sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2001/QH10.
GV: Bổ sung đầy đủ và chốt lại vấn đề 
Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước, Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước 
 c. Thực hành, luyện tập: 
GV: hd hs làm bài tập 1 sgk
HS: làm vào vở
1. Hiến pháp là gì?
 Khái niệm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp .
* HP gồm 147 điều, chia làm 12 chương.
Chương I: CHXHCNVN – Chế độ chính trị :gồm 14 điều. (Từ điều 1- 14).
Chương II: Chế độ kinh tế: gồm 15 điều (điều 15- 29).
Chương III: VH-GD, KH, Công nghệ: 14 điều (điều 30- 43).
Chương IV: Bảo vệ tổ quốc XHCN: 5 điều (điều 44- 48).
Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD: 34 điều(điều 49- 82).
Chương VI: Quốc Hội: 18 điều (điều 83- 100)
Chương VII: Chủ Tịch Nước: 8 điều
( điều 101- 108)
Chương VIII: Chính phủ: 8 điều 
 (Đ109-117)
Chương IX:HĐND&UBND: 8 điều 
 (điều 118-125)
Chương X:TAND&VKSND: 15 điều (điều 126-140)
Chương XI:Quốc kỳ, Quốc huy,Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh.5 điều (đ141-145).
Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp& việc sửa đổi Hiến pháp:2 điều (điều 146-147)
2. Luyện tập:
Bài tập 1:
Đáp án: 
+ Chế độ CT: Đ 2
+ Chế độ KT: Đ 15, 23
+ VH-GD-KHCN: Đ 40
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Đ 52, 57.
+ Tổ chức bộ máy Nhà nước: Đ 101, 131.
Tuần 30 Ngày soạn: 3/3/2012
Tiết 29 Ngày giảng:7/3/2012 : Lớp 8/1 , 8/2
Tuần 31 Ngày soạn: 3/3/2012
Tiết 30 Ngày giảng:7/3/2012 : Lớp 8/1 , 8/2
Tuần 32 Ngày soạn: 3/3/2012
Tiết 31 Ngày giảng:7/3/2012 : Lớp 8/1 , 8/2

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8.doc