Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 23: Thực hành ngoại khóa những vấn đề địa phương về những nội dung đã học bài 13, bài 14, bài 15

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 23: Thực hành ngoại khóa những vấn đề địa phương về những nội dung đã học bài 13, bài 14, bài 15

TIẾT 23:

THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VỀ NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC BÀI 13, BÀI 14, BÀI 15

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

HS củng cố, hệ thống hoá lại nội dung đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống; liên hệ và nắm bắt các vấn đề có liên quan xảy ra tại địa phương cư trú.

2.Kĩ năng:

Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc nắm bắt các tình huống thực tế trong cuộc sống để hình thành các thói quen và kỹ năng cần thiết.

3.Thái độ:

- Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và văn hoá.

B.CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:

 1.Giáo viên :

 -SGK,

 -TLTK, các mẩu chuyện , tình huống;

 -Giáo án;

 2-Học sinh:

 -Tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề tại địa phương có liên quan đến các nội dung đã học.

 -Vở ghi, bút ,nháp

 -Tiểu phẩm .

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 23: Thực hành ngoại khóa những vấn đề địa phương về những nội dung đã học bài 13, bài 14, bài 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS CẤP DẪN Giáo viên : Hoàng Lê Mai
Tuần : 25
Ngày soạn : / /2015
Ngày giảng: / /2015
TIẾT 23:
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VỀ NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC BÀI 13, BÀI 14, BÀI 15
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
HS củng cố, hệ thống hoá lại nội dung đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống; liên hệ và nắm bắt các vấn đề có liên quan xảy ra tại địa phương cư trú.
2.Kĩ năng:
Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc nắm bắt các tình huống thực tế trong cuộc sống để hình thành các thói quen và kỹ năng cần thiết.
3.Thái độ:
- Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và văn hoá.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1.Giáo viên :
 -SGK, 
 -TLTK, các mẩu chuyện , tình huống;
 -Giáo án;
 2-Học sinh: 
 -Tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề tại địa phương có liên quan đến các nội dung đã học.
 -Vở ghi, bút ,nháp
 -Tiểu phẩm .
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định tổ chức:
 Lớp
Thứ
Ngày
Tiếp theo
TKB
Học sinh nghỉ
2.Kiểm tra bài cũ: 
(Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài thực hành của học sinh)
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em vận dụng kiến thức đã học về tệ nạn xã hội, nhiễm HIV/AIDS, tai nạn vũ khí-cháy nổ-các chất độc hại để đi sâu tìm hiểu những vấn đề tương tự xuất hiện ở địa phương nơi mình sinh sống.
 b.Nội dung bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Kể tên các TNXH nguy hiểm mà em biết hiện nay ? 
? Ở địa phương chúng ta có hiện tượng mắc các tệ nạn này không ?
 ?Những tệ nạn này có tác hại như thế nào ? 
GV :cho học sinh thi trưng bày và thuyết minh về kết quả điều tra của các nhóm học sinh .
? Theo em vì sao hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên lại sa vào con đường nghiệm hút ma tuý ?
?Nếu trong gia đình, trong lớp, trong trường có bạn nghiệm hút ma tuý, em sẽ làm gì ? 
(HS thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.)
(HS cả lớp nhận xét, bổ sung) 
GV: chốt lại và chuyển ý.
? HIV/AIDS đây được coi là căn bệnh của thế kỷ.Em có những hiểu biết gì về căn bệnh thế kỷ này ?
? Các con đường lay lan chủ yếu?
? Em hiểu gì về khẩu hiệu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS” ?
? Ở địa phương ta có người nhiễm HIV/AIDS không ? Nếu có em hãy hình dung và tả lại ngoại hình của họ ? 
? Em có những để xuất, kiến nghị gì để môi trường học đường của chúng ta không có các TNXH này ? 
? Em hãy cho biết một số nguy cơ tiểm ẩn về tại nạn cháy, nổ và các chất độc hại hiện nay mà em biết? 
? Trong năm vừa qua trên địa bàn xã ta có xảy ra vụ cháy, nổ hay ngộ độc thực phẩm nào không ? 
? Em hãy cho biết những hậu quả mà các tai nạn trên gây ra ? 
GV:Cho lần lượt cho ba nhóm lên diễn xuất tiểu phẩm đã được chuẩn bị có nội dung về : TNXH, HIV/AIDS, Tai nạn vũ khí, cháy nổ và chất độc hại.
GV:Cho từng nhóm trình bày, giới thiệu về nội dung sáng tạo trong tiểu phẩm của nhóm mình, nhóm khác nhận xét-> GV nhận xét.
GV:Nhận xét diễn xuất của ba nhóm ,tuyên dương khen thưởng nhóm chuẩn bị và diễn xuất tiểu phẩm hay; phê bình nhóm chưa chuẩn bị tốt.
1.Phòng chống các tệ nạn xã hội
-Tệ nạn xã hội nguy hiểm như: 
Cờ bạc, mại dâm, ma túy
-Số liệu thống kê về các tệ nạn.
-Tác hại: mất TTXH, suy sụp kinh tế, tổn hại sức khỏe, ảnh hưởng tới gia đình và xã hội, đe dọa tính mạng con người
-Nguyên nhân:cha mẹ nuông chiều, ăn chơi đua đòi, thiếu hiểu biết, thích ăn chơi hưởng thụ, pháp luật còn chưa nghiêm
2. Phòng chống HIV/AIDS:
-Các con đường lây truyền:
+ Truyền máu( sử dụng chung bơm, kim tiêm; truyền từ mẹ sang con)
+Quan hệ tình dục không an toàn.
-Chủ động phòng, tránh HIV/AIDS cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
-Biểu hiện bên ngoài thường thấy của người bị nhiễm HIV/AIDS: gầy gò, ốm yếu, lở loét, mất khả năng lao động
*Đề xuất:
-Tăng cương công tác giáo dục, tuyên truyền;
-Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình –nhà trường- xã hội;
-Duy trì nôi quy kỉ luật nhà trường;
- Học sinh kí cam kết không vi phạm;
3.Phòng ngừa tan nạn do vũ khí, cháy nổ, chất độc hại:
-Cháy nổ, ngộ độc thực phẩm
-Dùng thuốc nổ, điện để đánh bắt cá;
-Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định;
-Đốt pháo ngày tết;
-Sử dụng xăng, ga không đúng theo quy định về an toàn PCCC.
*Hậu quả:
-Đe dọa sức khỏe, tính mạng con người;
-Gánh nặng cho gia đình, gây hậu quả xấu cho xã hội;
-Thiệt hại về tài sản.
4.Diễn xuất tiểu phẩm
 4.Củng cố:
 -Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học;
 -Liên hệ cuộc sống thực tế ngày ngày.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 -Đọc và chuẩn bị bài 16 “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác”.
D.TỔ TRƯỞNG KÍ, DUYỆT GIÁO ÁN:
Ngày 02 tháng 02 năm 2015

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thuc hanh.doc