Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Hải Thượng

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Hải Thượng

 Tiết 1: Bài 1:

 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là lẽ phải , tôn trọng lẽ phải . Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2. Kĩ năng: Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

-Kĩ năng sống: Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải

 3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng lẽ phải, không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

B- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

-Phương pháp: vấn đáp; hoạt động nhóm.

-Kĩ thuật: sơ đồ tư duy.

C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- Thầy : SGK, tư liệu tham khảo .

- Trò : SGK, đọc trước bài .

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1: Ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số, sách vở của học sinh.

2. Giới thiệu bài:

 GV dẫn câu nói của Bác Hồ : Điều gì phải thì dù là điều phải nhỏ cũng cố làm cho bằng được . Điều gì sai thì dù là việc nhỏ cũng hết sức tránh .

 Nếu trong cuộc sống hàng ngày , mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải , thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao

 

doc 118 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Hải Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 19- 8- 2012
 Tiết 1: Bài 1: 
 Tôn trọng lẽ phảI
A - Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là lẽ phải , tôn trọng lẽ phải . Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kĩ năng: Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
-Kĩ năng sống: Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải
 3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng lẽ phải, không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
B- phương pháp và kĩ thuật dạy học.
-Phương pháp: vấn đáp; hoạt động nhóm.
-Kĩ thuật: sơ đồ tư duy.
c. tài liệu và phương tiện.
- Thầy : SGK, tư liệu tham khảo .
- Trò : SGK, đọc trước bài .
d. tiến trình bài dạy. 
1: ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số, sách vở của học sinh.
2. Giới thiệu bài : 
 GV dẫn câu nói của Bác Hồ : Điều gì phải thì dù là điều phải nhỏ cũng cố làm cho bằng được . Điều gì sai thì dù là việc nhỏ cũng hết sức tránh .
 Nếu trong cuộc sống hàng ngày , mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải , thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao 
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 :Tổ chức cho hs thảo luận để hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải.
?Trong thực tế những điều gì thì em cho là phải ?
?Những điều đó có phù hợp với con người Việt Nam không ?
?Vậy lẽ phải là gì ? 
-Để hiểu về tôn trọng lẽ phải chúng ta tìm hiểu các tình huống trong phần đặt vấn đề.
-Yêu cầu một hs đọc các tình huống trong sách.
GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận trong 5 phút theo câu hỏi sau :
-Nhóm 1 : Nhận xét về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
-Nhóm 2: Trong cuộc tranh luận , có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó là đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
- Nhóm 3: Nếu biết bạn quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ?
-Gv cho từng nhóm trình bày, 
-Từ việc phân tích, tìm hiểu ở trên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm tôn trọng lẽ phải .
?Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
Hoạt động 2: Cho hs vấn đáp để thấy được biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
?Em hãy nêu việc làm, hành vi về tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải?
?Em hãy tìm biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
Hoạt động 3: Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
?Em hãy nêu ví dụ về tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải?
?Vậy trái với tôn trọng lẽ phải là gì, biểu hiện của nó ra sao?
Hoạt động 4: Tổ chức vấn đáp để học sinh thấy được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
?ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ? 
Hoạt động 5 : Luyện tập, củng cố.
*Bài 1:
-GV: cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 SGK. 
-Yêu cầu học sinh cả lớp cùng suy nghĩ. Sau đó gọi mỗi dãy bàn 1 hs trả lời.
-Gọi 4 hs khác nhận xét
1.Thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải.
-Con vâng lời cha mẹ ; đi học phải thực hiện nội quy của trường...
-Phù hợp.
-Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
-Nhóm 1: Việc làm không nể nang , không đồng loã với việc xấu. Dũng cảm , trung thực dám đấu tranh với sai trái.
-Nhóm 2. Đồng tình bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng.
Nhóm 3: Không đồng tình với việc làm của bạn và phân tích tác hại cho bạn thấy.
-Tôn trọng lẽ phải là: bảo vệ, công nhận, tuân theo và ủng hộ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo hướng tích cực; không chắp nhận và không làm những việc sai trái.
2. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
+Tôn trọng lẽ phải: Đi bên phải đường; Chấp hành nội quy của trường..... 
+Không tôn trọng lẽ phải: phá hoại môi trường; nói chuỵên riêng ......
-Chấp hành tốt mọi nội quy, quy định nơi mình sống, học tập và làm việc; 
-Không nói sai sự thật; biết đồng tình với ý kiến, quan điểm đúng; 
-Phê phán với ý kiến, quan điểm sai....
3. Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
+Tôn trọng lẽ phải: Đi bên phải đường; Chấp hành nội quy của trường..... 
+Không tôn trọng lẽ phải: phá hoại môi trường; nói chuỵên riêng ......
-Trái với tôn trọng lẽ phải là không tôn trọng lẽ phải.
-Biểu hiện: Xuyên tạc sự thật; vu khống; bao che, làm theo điều sai, điều xấu; không dám bảo vệ sự thật....
4. ý nghĩa.
-Giúp con người có cách ứng xử phù hợp
- Làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.
-Thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh
5. Bài tập.
*Bài 1:
-Chọn đáp án C vì trước đó chúng ta cần tôn trọng bạn là lắng nghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cần đồng tình, ủng hộ và đồng thời phân tích cho các bạn khác cùng hiểu . Đây là hành vi biết tôn trọng lẽ phải.
Khái niệm
Biểu hiện
 ý nghĩa
Tôn trọng lẽ phải
Phân biệt tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải
Lẽ phải: là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí, lợi ích chung của xã hội.
Biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ theo hướng tích cực
Không chấp nhận, không làm điều sai trái
Không nói sai sự thật.
Không vi phạm đạo đức, pháp luật
Phê phán ý kiến, quan điểm, việc làm sai
Công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ điều đúng 
Giúp con người có cách cư xử phù hợp
Trái với tôn trọng lẽphải là không tôn trọng lẽ phải
Biểu hiện không tôn trọng lẽ phải: bao che,làm theo cái xấu; vu khống...
Tôn trọng lẽ phải
Xây dựng quan hệ xãhội lành mạnh
Thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển.
3. Hoạt động tiếp nối.
-Làm các bài tập còn lại SGK
-Đọc , chuẩn bị bài liêm khiết
e. đánh giá, điều chỉnh giờ dạy.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
$$$$$$$$
 Ngày soạn: 25- 8- 2012
Tiết 2: Bài 2: 
Liêm Khiết
A - Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
1. Kiến thức:- Hiểu được thế nào là liêm khiết; nêu được một số biểu hiện của liêm khiết; hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.
 2. Kĩ năng.-Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính; biết sống liêm khiết không tham lam. 
 -Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.
3. Thái độ.-Kính trọng những người liêm khiết , đồng thời biết phê phán những hành vi tham ô tham nhũng.
B. phương pháp và kĩ thuật dạy học.
-Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; thuyết trình; vấn đáp...
-Kĩ thuật đặt câu hỏi.
c. tài liệu và phương tiện.
1-Thầy : SGK, SGV, các mẩu chuyện , tư liệu tham khảo .
2-Trò : SGK, đọc trước bài ở nhà.
d. tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ. 
-GV gọi 1 hs lên bảng vẽ sơ đồ tư duy.
-Gọi 1 hs lên bảng trả lời câu hỏi:
Câu 1 : Tìm những hành vi của học sinh biết tôn trọng lẽ phải ?
Câu 2 : Tìm những hành vi học sinh không biết tôn trọng lẽ phải ?
2. Giới thiệu bài.- Vào bài : Từ xưa đến nay ông cha ta luôn coi trọng và đề cao vấn để danh dự và nhân phẩm của con người .
 - Đói cho sạch , rách cho thơm 
 -Bần tiện bất năng di
 Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi phải giữ cho được sự trong sạch và thanh thản của tâm hồn.
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs
Hoạt động 1. Tìm hiểu thế nào là liêm khiết
-Gv cho hs giải thích về liêm khiết trong câu danh ngôn của Bác Hồ : Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
GV : Gọi 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc các mẩu chuyện phần đặt vấn đề.
GV : tổ chức HS thảo luận nhóm
Chia lớp thành 3 nhóm ứng với 3 câu hỏi sau :
Nhóm 1: Hành động của Bà Mari Quy-ri thể hiện bà là người như thế nào? 
Nhóm 2: Những hành động, lời nói của Dương Chấn thể hiện ông là người như thế nào? 
Nhóm 3: Những hành động của Bác thể hiện Bác là người như thế nào? 
-Gv kết luận:
?Vậy liêm khiết là gì?
Hoạt động 2: Thảo luận để thấy được những biểu hiện của liêm khiết.
?Nêu những hành vi biểu hiện lối sống liêm khiết trong cuộc sống hành ngày .
?Nêu những hành vi trái với đức tính liêm khiết?
?Vậy tính liêm khiết có những biểu hiện nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của liêm khiết.
? ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống ?
GV : Nói tới đức tính liêm khiết là nói tới đức tính trong sạch trong đạo đức dù là người dân hay là người có chức quyền . Từ xưa đến nay, chúng ta rất coi trọng những người liêm khiết.
-Yêu cầu học sinh đọc nội dung chính của bài học.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
*Bài 1: -GV treo bảng phụ ghi câu hỏi, yêu cầu 1 hs đọc.
-Gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào giấy nháp.
-Cho cả lớp nhận xét.
-GV kết luận. 
*Bài 2.
-GVgọi 1 hs đọc câu hỏi.
-Gọi 1 hs trả lời, yêu cầu học sinh giải thích việc lựa chọn đáp án trả lời của mình.
-Cho cả lớp nhận xét.
-Gv kết luận: 
1. Thế nào là liêm khiết.
Nhóm 1:- Bà không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Nhóm 2: - Đức tính thanh cao , vô tư không vụ lợi.
Nhóm 3: - Những cách xử sự đó nói nên lối sống thanh tao , không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư có trách nhiệm, không đòi hỏi vật chất
-Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống không hám danh , hám lợi , không nhỏ nhen ích kỷ.
2. Biểu hiện của tính liêm khiết.
*+Kiên trì học tập , vươn lên bằng sức lực của mình .
+Trưởng thôn làm việc tận tuỵ không đòi hỏi vật chất.
+Lớp trưởng vất vả hết mình với phong trào của lớp không đòi hỏi quyền lợi riêng 
*+Lợi dụng chức quyền tham ô.
+Lâm tặc móc lối với công an , cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ
+Công ty A làm ăn gian lận .
+Công ty B trốn thuế nhà nước.
+Bạn A không quan tâm đến phong trào của lớp , chỉ lo vun vén cho cá nhân mình.
-Không tham lam, không tham ô tài sản chung.
-Không nhận hối lộ.
-Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân.
-Không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho cá nhân
3. ý nghĩa của sống liêm khiết.
- Sống liêm khiết giúp con người thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không phụ thuộc vào người khác.
-Được mọi người quý trọng , tin cậy , góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. 
4. Bài tập.
*Bài 1
+Các hành vi liêm khiết là 1,3,5 và 7.
+ Hành vi không liêm khiết là 2,4 và 6
*Bài 2.
-Không đồng tình với tất cả các ý kiến trên. Vì đó là những biểu hiện không liêm khiết.
3. Hoạt động tiếp nối.
-Yêu cầu hs về nhà làm các bài tập còn lại 
-Sưu tầm ca dao , tục ngữ nói về liêm khiết.
-Chuẩn bị bài “ tôn trọng lẽ phải.”
e. đánh giá, điều chỉnh giờ dạy.
......................................................................................................... ...  thuộc nội dung bài học, làm tiếp bài tập 3.
- Xem trước bài 21
5. Đánh giá, rút kinh nghiệm.
.
 Ngày soạn:
Tiết 30.
Bài 21:
 pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
việt nam
a- Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 1. Kiến thức: Nêu được phápluật là gì; Nêu được bản chất, vai trò của pháp luật Việt Nam.
 2. Kĩ năng: Biết đánh giá các tình huống sảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội; Biết vận dụng một số quy định của pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày.
 3. Thái độ: Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.
b. tài liệu và Phương tiện.
-Bảng phụ.
c- Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Kiểm tra bài cũ.
-Hiến pháplà gì?
-Hiến pháp 1992 quy định những nội dung gì ? 
2. Bài mới .
 Xã hội có nhiều lĩnh vực , nhiều mối quan hệ . Trong đó mỗi công dân , mỗi tổ chức phải biết mình có quyền gì ? Phải làm gì ? Không được làm gì ? Làm như thế nào ? Để phù hợp với lới ích của người khác và xã hội. Để làm được như thế công dân phải tuân theo pháp luật. Vậy hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu để iết được thế nào là pháp luật? Pháp luật có đặc điểm, bản chất gì?
HS đọc và giải quyết phần ĐVĐ 
GV lâp bảng
I- Đặt vấn đề .
Điều
Bắt buộc công dân phải làm
Biện pháp xử lý
74
Cấm trả thù người khiếu nại , tố cáo 
Cải tạo không giam giữ 3 năm tù 
Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm 
189
Huỷ hoại rừng 
Phạt tiền 
Phạt tù 
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HS cả lớp nhận xét, bổ sung 
Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì ? 
Từ đó em rút ra được bài học gì ? 
GV kết luận và chuyển ý .
GV đàm thoại cùng học sinh để rút ra được kết luận pháp luật là gì ? GiảI thích việc thực hiện đạo đức và thực hiện pháp luật .
GV dùng sơ đồ để giảI thích 
Cơ sở hình thành đạo đức , pháp luật
Biện pháp thực hiện đạo đức và PL
Không thực hiện bị xử lý như thế nào
- Mọi người phảI tuân theo pháp luật 
- Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý 
* Bài học .
- Pháp luật là quy tắc xử sự chung 
- Có tính bắt buộc 
II- Nội dung bài học .
1- Pháp luật 
- Là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc , do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp GD, thuyết phục và cưỡng chế .
Đạo đức 
 Pháp luật 
 Cơ sở
 hình thành 
Chuẩn mực đạo đức được đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân 
Do nhà nước đặt ra được ghi bằng các văn bản .
Biện pháp thực hiện
Tự giác thực hiện 
Bắt buộc thực hiện 
Không thực hiện bị xử lý
Sợ dư luận xã hội , bị lương tâm cắn dứt
Phạt cảnh cáo , phạt tù, phạt tiền ..
GV tiếp tục đàm thoại cùng học sinh 
- Nhà trường đề ra nội quy để làm gì ? Vì sao ? 
 - Cơ quan , nhà máy , xí nghiệp đề ra các quy định để làm gì ? Vì sao ? 
- Xã hội đề ra pháp luật để làm gì ? Vì sao phảI có pháp luật ? 
HS rút ra vai trò của pháp luật 
HS tự ghi vào vở.
GV chốt lại tiết 1 .
IV- Củng cố và hướng dẫn về nhà .
Học thuộc ghi nhớ.
Làm các bài tập SGK
Tìm hiểu các điều luật , chuẩn bị cho tiết 2.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 31.
bài 21: pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
(Tiết 2)
a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Hiểu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
- Bồi dưỡng tình cảm , niềm tin vào pháp luật 
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật .
b. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
c- Chuẩn bị .
1- Thầy : SGK, SGV, TLTK
2- Trò : SGK, đọc trước bài .
d- Tiến trình dạy học .
I- ổn định lớp 
II- Kiểm tra bài cũ.
 Em hiểu pháp luật là gì ? Cho ví du ? 
 Nhà nước ta ban hành pháp luật để làm gì ? Vì sao phải có pháp luật ?
III- Bài mới .
- GV hệ thống lại nội dung tiết 1 dẫn vào tiết 2 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về đặc điểm , bản chất và vai trò của pháp luật .
GV chia lớp thành 3 nhóm .
Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm của pháp luật có ví dụ ? 
Câu 2. Bản chất của pháp luật Việt Nam , phân tích vì sao ? Cho ví dụ minh hoạ ? 
Câu 3. Vài trò của pháp luật ? Cho ví du ? 
GV gợi ý học sinh thảo luận 
HS cử đại diện trả lời .
GV giảI đáp thắc mắc và chốt lại ý kiến 
Qua phần thảo luận trên em rút ra bài học gì ? 
* Bài học : Sống, lao động ,học tập tuân theo pháp luật .
GV tổ chức cho học sinh giảI quyết tình huống SGK
 GV chữa và giảI thích thêm vì đây là bài tập lý luận , GV lấy thêm VD
Theo em ý kiến nao sau đây là đúng : 
2- Đặc điểm của pháp luật .
a- Tính quy luật phổ biến 
b- Tính xác định chặt chẽ
c- Tính bắt buộc
VD: Luật GTĐB quy định : Mọi phương tiện đI qua ngã tư gặp đèn đỏ phảI dừng lại .
3- Bản chất pháp luật VIệt Nam 
- Pháp luật nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân lao động .
VD: Công dân có quyền và nghĩa vụ sau: 
Quyền kinh doanh – nghĩa vụ đóng thúê
Quyền học tập – nhiệm vụ học tập tốt.
4- Vai trò của pháp luật .
- Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước , quản lý xã hội 
- Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .
IV- Bài tập .
Bài tập 1. 
 Đáp án : So sánh sự giống và khác nhau giưa đạo đức và pháp luật .
Bài tập 2. Nhà trường cần phảI đề ra nội quy 
Xã hội sẽ không ổn định nếu không đề ra pháp luật 
Cả 2 ý kiến trên 
Bài tập 3. Kể chuyện gương người tốt việc tốt.
- Sưu tầm tục ngữ , cao dao .
+ Cao dao : 
 Làm người trông rộng , nghe xa
 Biết luân , biết lý mới là người tinh 
+ Tục ngữ .
 Làm điều phi pháp điều ác đến ngay 
 Luật pháp bất vị thân
+ Xử lý tình huống .
Bạn Hưng đi học muộn không làm bài tập , mất trật tự trong lớp , đánh nhau với các bạn .
Hành vi của bạn có vi phạm pháp luật không ? (Lưu ý vừa vi phạm pháp luật ,vừa vi phạm đạo đức)
Đao đức 
Pháp luật 
Cơ sở hình thành 
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân 
Do nhà nước ban hành 
Hình thức thể hiện 
Các câu ca dao , tục ngữ , các câu châm ngôn ..
Các văn bản pháp luật như : Bộ luật , trong đó quy định rõ ..
Biện pháp bảo đảm thực hiện 
Tự giác thực hiện thông qua dư luận xã hội :khen , chê , lương tâm 
Thông qua tuyên truyền, giáo dục , thuyết phục và cưỡng chế.
V- Củng cố và hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc nội dung bài học 
- Làm các bài tập còn lại 
- Sưu tầm ca dao , tục ngữ
- ôn tập kiến thức đã học 
- Liên hệ nội dung đã học với thực tế địa phương .
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 32.
Thực hành ngoại khoá 
các vấn đề địa phương và các nội dung đã học
a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố, hệ thống hoá lại nội dung đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống; liên hệ và nắm bắt các vấn đề có liên quan xảy ra tại địa phương cư trú.
- Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và văn hoá.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc nắm bắt các tình huống thực tế trong cuộc sống để hình thành các thói quen và kỹ năng cần thiết.
b. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
c- Chuẩn bị 
1- Thầy : SGK, TLTK, các mẩu chuyện , tình huống
2- Trò: SKG, tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề tại địa phương có liên quan đến các nội dung đã học
d- Tiến trìng dạy học 
I- ổn định lớp
II- Kiểm tra bài cũ (kiểm tra việc chuẩn bị thực hành ở nhà của học sinh)
III- Bài mới 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
Kể tên các TNXH nguy hiểm mà em biết hiện nay ? 
ở địa bàn An Sơn chúng ta có hiện tượng mắc các tệ nạn này không ? 
Những tệ nạn này có tác hại như thế nào ? 
GV cho học sinh thi trưng bày và thuyết minh về kết quả điều tra của các nhóm học sinh .
Theo em vì sao hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên lại sa vào con đường nghiệm hút ma tuý ? 
Nếu trong gia đình, trong lớp, trong trường có bạn nghiệm hút ma tuý, em sẽ làm gì ? 
HS thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
HS cả lớp nhận xét, bổ sung 
GV chốt lại và chuyển ý.
HIV/AIDS đây được coi là căn bệnh của thế kỷ. Vậy em có những hiểu biết gì về căn bệnh thế kỷ này ? Các con đường lay lan chủ yếu?
Em hiểu gì về khẩu hiệu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS” ?
ở địa phương ta có người nhiễm HIV/AIDS không ? Nếu có em hãy hình dung và tả lại ngoại hình của họ ? 
Em có những để xuất, kiến nghị gì để môi trường học đường của chúng ta không có các TNXH này ? 
Em hãy cho biết một số nguy cơ tiểm ẩn về tại nạn cháy, nổ và các chất độc hại hiện nay mà em biết ? 
Trong năm vừa qua trên địa bàn xã ta có xảy ra vụ cháy, nổ hay ngộ độc thực phẩm nào không ? 
Em hãy cho biết những hậu quả mà các tai nạn trên gây ra ? 
Công dân có quyền sở hữu những gì ? 
Em hãy xác định nghĩa vụ của công dân trong các trường hợp sau: 
- Nhặt được của rơi
- Vay tiền, nợ tiền người khác 
- Mượn xe đạp của người khác 
- Làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
Vì sao khi mua xe máy, ô tô ta phải đăng ký ? 
GV kết luận và chốt lại nội dung chính của buổi thực hành.
1. Phòng, chống tệ nạn xã hội 
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nguy hiểm nhất hiện nay là tệ cở bạc, may tuý và mại dâm.
- HS lên trình bày các số liệu thống kê của tổ mình.
- Hậu quả : kinh tế kiệt quệ, buồn thảm, thê lương, không hạnh phúc...
- HS trình bày một số nguyên nhân : 
+ Cha mẹ nuôi chuồng, buông lỏng sự quản lý 
+ Thích ăn chơi, hưởng thụ, sống thiếu lý tưởng, buông thả.... 
+ Pháp luật chưa nghiêm
2. Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS
- HS tự trình bày 
- Có ba con đường chính lây truyền 
+ Truyền từ mẹ sang con khi mang thai
+ Truyền máu
+ Tiêm chích ma tuý
- Chúng ta cần chủ động phòng chánh cho mình và cho cộng đồng 
- HS lên sắm vai và mô tả lại những gì các em quan sát được.(gầy gò, ốm yếu, ghẻ nở toàn thân, cơ thể tiều tuỵ mất khả năng lao động)
- Đề xuất: Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu
- Kết hợp chặt chẽ GĐ- NT- XH trong việc giáo dục học sinh 
- Duy trì nghiêm nội quy, kỷ luật nhà trường
- HS tham gia ký cam kết không vi phạm
3. Phòng ngừa tại nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
- Cháy nổ 
- Ngộ độc thực phẩm 
Một số nguyên nhân : 
- Dùng thuốc nổ, điện để đánh cá
- Sử dụng thuốc trử sâu không theo quy định 
- Đốt pháo ngày tết
- Bảo quản, sử dụng xăng, ga không tuân theo quy định an toàn về PCCC
* Hậu quả : HS nêu 
4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- CD có quyền sở hữu: TLSH, thu nhập hợp pháp, góp vốn kinh doanh, TLSX, của để dành
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác. Việc làm đó thể hiện đức tính
+ Trung thực
+ Thật thà 
+ Liêm khiết 
- Là cơ sở pháp lí để nhà nước bảo vệ tài sản của CD khi bị xâm phạm 
 IV- Củng cố và hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học 
- Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày 
- Chuẩn bị nội dung thực hành tiết 2 liên quan đến nội dung các bài học còn lại 
- Tiến hành điều tra, sưu tầm các tình huống có liên quan.

Tài liệu đính kèm:

  • doccd8.doc