Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường PTCS Quỳnh Diễn

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường PTCS Quỳnh Diễn

Bài 1

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 Giúp HS hiểu được:

 - Thế nào là lẽ phải

 - Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải

 - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống

2. Thái độ:

- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong XH

- Phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải

3.Kĩ năng:

 - Phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

 - Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

 

doc 98 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường PTCS Quỳnh Diễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 15 tháng 8 năm 2011
Tiết 1
Bài 1
Tôn trọng lẽ phải
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 Giúp HS hiểu được:
 - Thế nào là lẽ phải 
 - Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải 
 - ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống 
2. Thái độ:
- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong XH
- Phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải 
3.Kĩ năng:
 - Phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
 - Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
II. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8
Chuyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn
Bài tập tình huống GDCD8
III. Phương pháp.
Thảo luận nhóm
Nêu và giải quyết vấn đề
Đàm thoại và giảng giải
Đóng vai
VI. Hoạt động dạy học
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV Yêu cầu HS đọc câu truyện trong SGK
GV:Những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
GV: Hình bộ thượng thư là anh ruột của tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì?
GV: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích? Việc làm đó biểu hiện phẩm chất đạo đức nào?
? Việc làm của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì?
GV yêu cầu HS thảo luận các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong một cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng em sẽ xử xự ntn?
Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ KT, em sẽ làm gì?
HS tự do đưa ra ý kiến của mình
GV nhận xét, giải thích và chốt ý
ốĐể có cách xử xự phù hợp trong các tình huống trên đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
GV yêu cầu HS tìm những biểu hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Lấy VD?
à Tôn trọng lẽ phải biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: Thái độ, lời nói, cử chỉ, việc làm
- Tôn trọng lẽ phải là một phẩm chất cần thiết của mỗi người góp phần làm cho xã hội lành mạnh tốt đẹp hơn
- HS phải học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử đúng đắn.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS rút ra nội dung chính của bài học bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1.Tôn trọng lẽ phải là gì?
2. Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải?
3. ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống?
4. HS phải làm gì để rèn luyện đức tính tôn trọng lẽ phải?
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK
I. Tìm hiểu bài
- Bắt tên nhà giàu trả lại ruộng đất cho người nông dân.
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp.
- Cách chức tri huyện Thanh Ba.
- Không nể nang, đồng loã với việc xấu
- Dũng cảm, trung thực dám đấu tranh với những sai trái
Bảo vệ chân lí, tin tưởng lẽ phải.
* Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải
- Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc
- Dũng cảm phê phán những việc làm sai trái như quay bài ..
- Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý.
- Tôn trọng những quy định của nhà trường đề ra.
* Biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải
- Làm trái các quy định của pháp luật như vi phạm luật ATGT
- Vi phạm nội quy của nhà trường
- Thích làm việc gì thì làm không quan tâm đến ai
- Không dám đưa ra ý kiến của mình 
- không muốn làm mất lòng ai, gió chiều nào xoay chiều ấy.
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng lẽ phải là gì?
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp vói đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn của con người.
2. Biểu hiện
- Thái độ, cử chỉ và hành động ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
3. ý nghĩa
-Giúp con người có cách ứng xử phù hợp , làm lành mạnh các mối quan hệ XH.
Góp phần thúc đẩy XH ổn định và phát triển.
III. Luyện tập củng cố
HS làm BT 1,2,3
Đáp án BT 1: Chọn câu C
Đáp án BT 2: Chọn câu C
Đáp án BT 3: Chọn câu A,C,E
3. Dăn dò
Học bài và làm bài tập còn lại trong SGK
Chuẩn bị bài mới.
bổ sung rút kinh nghiệm
 Ngày 22 tháng 8 năm 2011
 Tiết 2
Bài 2
 Liêm Khiết
I. Mục tiêu bài học
 1.Kiến thức:
 Giúp học sinh hiểu được:
Thế nào là liêm khiết?
Phân biệt hành vi trái với liêm khiết 
Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết.
2. Thái độ:
Có thái độ đồng tình, ủng hộ, học tập gương liêm khiết.
Phê phán những hành vi không liêm khiết trong cuộc sống.
3. Kĩ năng:
HS biết kiểm tra và đánh giá hành vi của mình để tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết.
II. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8
Chuyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn
Bài tập tình huống GDCD 8
III. Phương pháp.
Thảo luận nhóm
Nêu và giải quyết vấn đề
Kích thích tư duy.
Giảng giải, đàm thoại.
VI. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
a) Tôn trọng lẽ phải là gì? Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?
b) Giải thích câu tục ngữ: Gió chiều nào xoay chiều ấy.
2. Bài mới
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
HS đọc 3 câu chuyện trong SGK và thảo luận các nội dung sau:
1. Những hành vi nào thể hiện việc làm của bà Mariquyri? Những hành vi đó thể hiện đức tính gì?
GV giới thiệu thêm cho HS thông tin về vợ chồng Mari Quyri.
2. Em hãy nêu những hành động của Dương Chấn? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
3. Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào?
GV: Em có suy nghĩ gì về cách xử xự của các nhân vật trong các câu chuyện trên? 
GV: Em rút được ra bài học gì cho bản thân thông qua 3 câu chuyện trên?
GV hướng dẫn HS liên hệ trong thực tế 
- Theo em việc học tập gương sáng liêm khiết có cần thiết và phù hợp không?
- Nêu những hành vi biểu hiện đức tính liêm khiết trong đời sống hằng ngày? Lấy VD?
GV cung cấp thêm cho HS những câu về Bác Hồ, tấm gương sáng nhất của đức tính liêm khiết.
- Nêu những hành vi trái với liêm khiết?
GV: Hiện nay nạn tham ô tham nhũng đang hoành hành, nó không chỉ là vấn nạn của Việt Nam mà còn của tất cả các nước trên TG. Vậy theo em phải làm gì để ngăn chặn quốc nạn này?
à Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sáng trong đạo đức cá nhân của từng người, dù là người dân bình thường hay cán bộ công chức. Liêm khiết là một trong những đức tính trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Cần-kiệm-liêm-chính-chí công-vô tư.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
Liêm khiết là gì?
Đức tính liêm khiết có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Tác dụng của đức tính liêm khiết đối với bản thân em và gia đình?
Hoạt động 3
Em hãy tìm những câu ca dao, tục nhữ, danh ngôn nói về liêm khiết
Làm BT 1,2( SGK)
I. Tìm hiểu bài
- Không vụ lợi, tham lam. Sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội
- Đức tính thanh cao, vô tư, không hám lợi.
- Đó là tấm gương sáng để chúng em học tập noi theo.
à Suy nghĩ và hành động của các tấm gương đó thể hiện lối sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh vọng, làm việc vô tư. Đó là biểu hiện của đức tính liêm khiết
* Biểu hiện của đức tính liêm khiết
- Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình.
- Kiên ttrì phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong học tập, trong công việc
- Phấn đấu thành đạt để làm giàu cho đất nước.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi mọi người gặp khó khăn.
* Biểu hiện không liêm khiết
- Lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ
- Làm bất cứ việc gì nhằm đạt được mục đích.
- Trốn thuế
- ăn cắp, tham ô tài sản của nhà nước.
II. Nội dung bài học
1. Liêm khiết là gì?
 Liêm khiết là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. ý nghĩa
- Cuộc sống thanh thản
- Được mọi người quý trọng tin cậy.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
3. Tác dụng
- Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
- Đồng tình ửng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
- Thường xuyên rèn luyện để có thói quen liêm khiết
III. Luyện tập
Các câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính liêm khiết
Cây ngay không sợ chết đứng
Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo
Đáp án BT 1: b,d,e
Đáp án BT 2: a,b,c
3. Dặn dò
- Làm bài tập 3 trong SGK
- Đọc trước bài 3
bổ sung rút kinh nghiệm
 Ngày 06 tháng 9 năm 2011
 Tiết 3
Bài 3
Tôn trọng người khác
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác
- Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống
- ý nghĩa của tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.
2. Thái độ
- Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác.
3. Kĩ năng
- Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác
- Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
- Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi.
II. Phương pháp.
Nêu và giải quyết vấn đề
Thảo luận nhóm
Đàm thaọi giảng giải
Nêu gương.
 III.Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8
Chuyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn
Bài tập tình huống GDCD8
VI. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
a. Liêm khiết là gì? Em hãy kể một câu chuyện thể hiện tính liêm khiết?
b. Đọc một câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính liêm khiết?
 2. Bài mới
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
HS đọc 3 câu chuyện trong SGK và trả lời các câu hỏi sau
Câu chuyện 1
Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai? 
Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào
Câu chuyện 2
Em có nhận xét gì về cách cư xử của một số bạn với Hải? 
Suy nghĩ của Hải như thế nào?
Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
Câu chuyện 3
Em có nhận xét gì về việc làm của Quân và Hùng?
Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
Liên hệ thực tế
Tìm những hành vi tôn trọng người khácvà không tôn trọng người khác.
Điền vào ô trống
 Hành vi
Địa điểm
Tôn trọng người khác
Không tôn trọng
Gia đình
Trường,lớp
Cộng đồng
Giải quyết tình huống
Cười đùa trong đám tang. 
Vượt đèn tín hiệu giao thông
GV kể câu chuyện dân gian: Anh chàng ngốc
ốGVKL: Tôn trọng người khác là biểu hiện hành vi có văn hoá. Đó là thái độ ứng xử của chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi người. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và làm những việc sai trái.
Hoạt động 2
GV: Em Hiểu thế nào là tôn trọng người khác?
GV: Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? Việc tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?
GV: HS chúng ta phải làm gì để rèn luyện đức tính tôn trọng người khác?
GV: Em đánh gia như thế nào về hìn ... hân và trách nhiệm của bản thân.
- Giải quyết tình huống:
a. Không đồng ý với suy nghĩ của bạn
- Khuyên bạn vì đó không thuộc quyền sở hữu của mình nên theo địa chỉ trên giấy tờ trong ví để trả lại cho chủ sở hữu hoặc nộp cho nhà trường, công an để nhờ trả lại cho chủ sở hữu.
Giải quyết tình huống:
b. Không tán thành suy nghĩ của Hải, vì như vậy phải thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận, tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Nếu không thì sẽ xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận của người khác và buổi sinh hoạt không có hiệu quả.
Dặn dò.
HS về nhà ôn tập kĩ để kiểm tra có chất lượng tốt.
 Ngày 26/4/2012
Tiết 33
Kiểm tra học kì ii
I. Mục tiêu bài học
- Hệ thống hoá lại các kiến thức đã học
- Cách xử lý các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị.
GV chuẩn bị đề bài kiểm tra, biểu điểm đáp án
HS chuẩn bị giấy kiểm tra, ôn tập kĩ các bài đã học và kĩ năng xử lí tình huống.
III. Nội dung kiểm tra
Kiến thức của các bài trong học kì II
Dạng bài:
+ Tự luận
+Xử lý tình huống
+Các câu hỏi nâng cao, phân loại HS
IV. đề bài.
Câu 1: Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân?
Câu 2: Hiến pháp là gì? Hiến pháp 1992 có nội dung như thế nào?
Câu 3: Pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò gì?
Câu 4 :Trong giờ sinh hoạt lớp. Hải thường hăng say phát biểu ý kiến tranh cả lời của người khác và không theo sự điều khiển của lớp trưởng, nhiều khi không vào chủ đề sinh hoạt. Có bạn góp ý kiến thì Hải nói: Phát biểu thế nào là quyền của tớ, công dân có quyền tự do ngôn luận mà.
Em có tán thành việc làm và suy nghĩ của của Hải không? Vì sao?
VI. biểu điểm và đáp án.
Câu 1: 2 điểm
Quyền khiếu nại: 1 điểm – Quyền khiếu nại
Quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ, công chức nhà nước làm trái pháp luật hoặc xâm hại lợi của mình.
Quyền tố cáo : 1 điểm - Quyền tố cáo
Quyền của công dân báo cho cơ quan, tố chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
- Hình thức: tố cáo, khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp
Câu 2: 3 điểm: 
K/niệm 1 điểm: Hiến pháp
HP là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật VN. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của HP, không được trái với HP
Nội dung 2 điểm: Nội dung của HP năm 1992
- Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân
Hiến pháp 1992 được QH sửa đổi bổ sung năm 2001
- Nội dung quy định các chế độ
+ Chế độ chính trị
+ Chế độ kinh tế
+ Chính sách XH-GD, KHCN
+ Bảo vệ tổ quốc
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
Câu 3: 2 điểm K/niệm 1 điểm: Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
Vai trò của pháp luật: 1 điểm
- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội
- Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn XH
- Pháp luật là phương tiện đảm bảo thực hiện nền dân chủ XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng XH
- Pháp luật có vai trò giáo dục tích cực.
Câu 4 :3 điểm
Không đồng ý: 0,5 điểm
Giải thích đúng 2,5 điểm
 Tự do ngôn luận là quyền của mỗi công dân nhưng tự do phải theo quy định của pháp luật nếu không lợi ích của người này sẽ xâm phạm đến lợi ích của người khác và sẽ không có kết quả.
VII. thu bài và nhận xét.
VIII.Dặn dò:
- Chuẩn bị các bài thảo luận theo phân công của các tổ chuẩn bị cho tiết ngoại khoá
Nhóm1: Tình bạn là gì? Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh?
Nhóm 2: Có hay không có tình bạn trong sáng lành mạnh giữa những người khác giới? Những điều cần tránh trong quan hệ với bạn khác giới?
Nhóm 3: Em đánh giá như thế nào về hiện tượng yêu quá sớm trong các bạn HS, sinh viên hiện nay? Hiện tượng đó gây nên những hậu quả gì?
Nhóm 4: Tìm tình huống, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, thơ nói về tình bạn
Mỗi nhóm chuẩn bị một bài hát với chủ đề tình bạn.
 Ngày 3/5/2012
Tiết 34,35 
Thực hành ngoại khoá
Diễn đàn: Thanh niên trước ngưỡng của cuộc sống
Chủ đề: Tình bạn- tình yêu tuổi học trò
I. Mục tiêu bài học
Giúp HS hiểu được
- Đi sâu tìm hiểu mọi khía cạnh của tình bạn như
+ Tình bạn khác giới
+ Tình yêu tuổi học trò
- Mục đích: Giúp HS có cái nhìn đúng dắn về tình bạn- tình yêu tuổi HS, tránh cái nhìn lệch lạc sai trái
- Các em biết trân trọng và cố gắng xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng lành mạnh
II. Phương tiện dạy học
Những bài chuẩn bị của HS
Bài báo, thơ, chuyện
III. Hoạt động dạy và học
HS trình bày phần thảo luận đã chuẩn bị ở nhà của mình
Các nhóm, thành viên trong các nhóm trình bày quan điểm ý kiến của mình về bài tham luận của các nhóm
Đan xen là đọc thơ và tổ chức văn nghệ
IV: Tài liệu tham khảo thêm
Nếu bạn cô đơn, tôi sẽ là cái bóng của bạn
Nếu bạn muốn khóc, tôi sẽ là bờ vai cho bạn
Nếu bạn muốn được ôm, tôi sẽ là chiếc gối.
Nếu bạn cần niềm vui, tôi nguyện là nụ cười của bạn.
Nhưng khi bạn cần bạn bè, tôi sẽ chỉ là tôi thôi.
Bạn bè có thể được xem như một kiệt tác của thiên nhiên
Bạn bè là phải chiến đấu với nhau và vì nhau mà chiến đấu.
các vấn đề an toàn giao thông ở địa phương
 I.Mục tiêu :
 Giúp học sinh : Giúp HS gắn những kiến thức đã học với tình hình địa phương như:
Tiêu chuẩn của Làng, gia đình văn hóa
Những tấm gương thể hiện tính tự giác, sáng tạo trong lao đông, gương vượt khó làm giàu
Tình hình ATGT ở địa phương và quy định của pháp luật.
 Củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã học 
 Rèn luyện các kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập, giải quyết các tình huống gặp phải trong giao tiếp, trong cuộc sống .
II. tài liệu và phương tiện :
 Gv : Sgk,Stk, bảng phụ , phiếu học tập .
 Hs : chuẩn bị bài ở nhà .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
 1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra : 
 Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh .
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1: Khởi động 
 Gv : Nêu yêu cầu của tiết thực hành, dẫn dắt hs vào bài .
 Gv : Tổ chức giờ học nh một cuộc thi 
 Chia hs thành 3 đội .
 Chọn một hs làm thư ký .
 Một hs dẫn cằm chương trình .
 Hoạt động 1 : Thi giải nghĩa đoán từ .
 Hs mỗi đội cử 2 đại diện để thực hiện phần thi .
 Mỗi đội sẽ được quan sát một dãy gồm 5 từ . một hs giải nghĩa , một học sinh đoán từ :
 Đội 1 Đội 2 Đội 3 
Cô giáo Thầy giáo Lọ hoa 
Liêm khiết Tự lập Kỷ luật 
Tình bạn Dân tộc Văn hoá 
Công dân Yêu nước Hoà bình 
Chữ tín Lẽ phải Lao động .
 Mỗi từ được đoán đúng được 10 điểm 
 Thư ký ghi điểm cho mỗi đội .
Hoạt động 2 : Phần thi : Ai nhanh hơn 
 Gv : Lần lượt đọc các câu hỏi . 
 Hs :Giơ tay để dành quyền trả lời .
 Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm .
Câu 1 : Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?
a.Chấp hành tốt nội quy nhà trường .
b.Chỉ làm những việc mình thích, không phê phán việc làm sai trái.
c.Phê phán gay gắt những ý trái quan điểm với mình .
Câu 2: Những hành vi nào thể hiện sự không liêm khiết ?
luôn mong muốn làm giâu bằng tài năng của mình .
Sẵn sàng dùng tiền bạc , quà cáp biếu xén để đạt được mục đích .
Săn sàng giúp người khác khi họ gặp khó khăn .
Câu 3 : GiảI thích câu ca dao : “Lời nói không mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ”.
 Đáp án : Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp khi giao tiếp , thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp, thể hiện chngs ta là người có văn hoá .
Câu 4 : Trong giờ học GDCD Thắng có ý kiến sai ,nhưng không nhận cứ tranh cãi với cô giáo và cho là mình đúng . Cô giáo yêu cầu Thắng không trao đổi để giờ ra chơi giải quyết tiếp . ý kiến của em về cô giáo và bạn Thắng ?
 Đáp án : Thắng không biết tôn trọng lớp và cô giáo . 
 Cô giáo tôn trọng ý kiến của Thắng và có cách xử lý phù hợp .
Câu 5 :Câu ca dao “Nói chín thì nên làm mười 
 Nói mười làm chín kẻ cười người chê”.
 Khuyên con ngời cần có đức tính gì ?
Thư ký tổng hợp điểm và công bố cho mỗi đội 
Tìm hiểu vể tình hình TNGT và quy địnhcủa pháp luật.
GV cho HS quan sát một số hình ảnh và số liệu về tình hình giao thông đường bộ hiện nay.
Năm 2006: cả nước có 14.000 người chết, 30.000 người bị thương
Năm 2007: cả nước có 14.624 vụ TNGT làm chết 13.150 người, bị thương 10.546 người.
Năm 2008: Cả nước có: 12.163 vụ, làm chết 11.318 người, bị thương 7.885 người
6 tháng đầu năm 2009 cả nước xảy ra 6.231 vụ TNGT làm 5.827 người chết, bị thương 3.975 người
GV: Em có nhận xét gì về tình hình giao thông VN hiện nay qua những hình ảnh trên?
HS phát biểu ý kiến
GV chốt ý
GV: Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng gia tăng tai nạn giao thông hiện nay?
GV: Em hãy đóng góp ý kiến của mình để góp phần cải thiện tình trạng giao thông Việt Nam hiện nay?
GV: Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào đối với từng đối tượng khi tham gia giao thông?
a. Đối với ngời đi bộ
GV: Em đã thực hiện điều này nh thế nào?
Đối với ngời đi xe đạp
Đối với ngời đi xe máy
GV: Vạch chỉ đường là gì? ý nghĩa?
GV giới thiệu thêm về vạch chỉ đường
III. Tình hình giao thông hiện nay
1. Giao thông có nhiều biến đổi
- Dân số tăng
- Phương tiện giao thông nhiều
- Chất lượng giao thông kém
2. Nguyên nhân
- ý thức của người tham gia giao thông kém.
- Tổ chức điểu hành giao thông chưa tốt.
- Hệ thống đường giao thông, phương tiện giao thông kém, không đảm bảo chất lượng.
- Mật độ tham gia giao thông tăng.
IV. Những quy định của pháp luật
1. Đối với người đi bộ
- Đi sát mép đường, phía tay phải của mình
- Tại các đường giao nhau phải theo đèn báo và tín hiệu của người chỉ huy GT, đi theo lối dành riêng cho người đi bộ.
- Trẻ em dới 7 tuổi phải có người lớn hướng dẫn đi.
- Không được nhảy lên, nhảy xuống hay bám vào xe đang chạy.
- Không mang các vật cản trở giao thông.
- Qua đường sắt phải quan sát kĩ.
2. Đối với người đi xe đạp
- Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em; trường hợp chở một người bệnh đi cấp cứu thì được chở 2 người lớn.
- Các hành vi cấm:
+ Đi xe dàn hàng ngang.
+ Đi xe lạng lách, đánh võng.
+ Đi xe vào phần đường dành cho ngời đi bộ và các phương tiện khác.
+ Sử dụng ô, điện thoại di động
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, vác và chở vật cồng kềnh
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh
+ Gây mất trật tự an toàn giao thông
3. Đối với người đi xe máy
- Đối với xe máy có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở nên phải có giấy phép lái xe.
- Trẻ em dới 18 tuổi không đợc lái xe máy.
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
 Dặn dò 
 Gv : Khái quát kiến thức chính .
 Nhận xét tinh thần hoạt động của hs 
 Hs : Tiếp tục ôn tập các nội dung đã học .
 Chuẩn bị bài 13 .
 bổ sung rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 8(4).doc