Giáo án Giáo dục công dân 6 kì 2 - Trường THCS TT Long Mỹ

Giáo án Giáo dục công dân 6 kì 2 -  Trường THCS TT Long Mỹ

Tuần: 20.

 Tiết: 20.

 BÀI 12 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM. ( Tiết 1 )

A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm:

 1. Về kiến thức:

 - Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.

 - Nêu được ý nghĩa Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.

 2. Về kỹ năng:

 - HS biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

 - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.

 3. Về thái độ:

 Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.

B. Phương pháp:

 Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế

C. Chuẩn bị:

 1. Của giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 2. Của học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới

 

doc 50 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 kì 2 - Trường THCS TT Long Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lư Thanh Hiển.
Trường THCS TT Long Mỹ - HG.
Ngày soạn: 10.12.2011.
Tuần: 20.
 Tiết: 20.	
	BÀI 12 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM. ( Tiết 1 ) 
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm:
 1. Về kiến thức: 
 - Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.
 - Nêu được ý nghĩa Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.
 2. Về kỹ năng: 
 - HS biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.
 - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.
 3. Về thái độ: 
 Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.
B. Phương pháp:
 Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế
C. Chuẩn bị:
 1. Của giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
 2. Của học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định lớp: ( 2').
 - Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh..
 II. Kiểm tra bài cũ: (5').
 Sửa và trả bài thi học kỳ I.
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2'): 
 Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài.
TG
Hoạt động dạy và học chủ yếu
Nội dung kiến thức cơ bản
10’
17’
5’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc sgk.
.Mục tiêu: HS đọc được truyện và trả lời được các câu hỏi gợi ý,
Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
Gv: Tết ở làng trẻ em SOS hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. 
* Hoạt động 3: Giới thiệu khái quát về công ước LHQ.
.Mục tiêu: HS nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều)
Gv: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?. 
Gv: Cho HS trả lời câu hỏi:
- Quyền của trẻ em có mấy nhóm?. Nội dung của từng nhóm.
HS trả lời cá nhân.
HS khác theo dõi góp ý.
GV kết luận chung.
* Hoạt động 4: luyện tập
Gv: Đọc truyện" vào tù vì ngược đãi trẻ em"
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36
I. Giới thiệu khái quát về công ước:
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt nam ký và phê chuẩn công ước.
- Chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
 IV. Củng cố: ( 2') HS trả lời các câu hỏi
 - Kể tên các nhóm quyền của trẻ em.
 - Thế nào là nhóm quyền sống con, nhóm quyền bảo vê?.
 - Thế nào là nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia?.
 V. Dặn dò: ( 2')
 Về nhà học bài, xem trước nội dung còn lại.
Bổ sung:..
..
..
..
Ngày soạn: 10.12.2011.
Tuần: 21.
 Tiết: 21.	
	BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM. ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm:
 1. Về kiến thức: 
 - Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.
 - Nêu được ý nghĩa Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.
 2. Về kỹ năng: 
 - HS biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.
 - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.
 3. Về thái độ: 
 Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.
B. Phương pháp:
 Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế
C. Chuẩn bị:
 1. Của giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
 2. Của học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định lớp: ( 2').
 - Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh, đồng phục...
 II. Kiểm tra bài cũ: (5').
 1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.
 2. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2’ ) GV đặt vấn đề và dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới
TG
	Hoạt động dạy và học chủ yếu.	
Nội dung kiến thức cơ bản.
12’
12’
5’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (tt )
. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa.
Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?. Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.
Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn dề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)
Gv: Công ước LHQ có ý nghĩa gì đối với trẻ em và toàn xã hội?.
* Thảo luận giúp Hs rút ra bổn phận của mình đối với công ước.
. Mục tiêu nêu được bổn phận của mình phải làm gì.
Gv: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập d, đ sgk/38.
Hs thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.
Gv: Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Gv: HD học sinh làm bài tập b,c,e,g sgk/38; Các bài tập sbt nâng cao.
II. Ý nghĩa của công ước LHQ: 
- Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
- Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.
III. Bổn phận của trẻ em: 
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
 IV. Củng cố: ( 5' ) HS trả lời các câu hỏi
 1. Ý nghĩa công ước quyền trẻ em.
 2. Qua bài học cho biết bổn phận của em phải làm gì?
 V. Dặn dò: ( 2')
 - Về nhà học bài - xem trước nội dung bài 13.” Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Bổ sung:..
..
..
..
Ngày soạn: 10.12.2011.
Tuần: 22.
 Tiết: 22.
Bài 13 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM. ( Tiết 1 )
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm:
 1. Về kiến thức: 
 - Nêu được thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước, thế nào là công dân nước cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam.
 - Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước.
 2. Vế kỹ năng: 
 - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
 3. Vế thái độ: 
 Tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
B. Phương pháp:
Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế
C. Chuẩn bị:
 1. Của giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6, hiến pháp 1992, điều 4 luật quốc tịch.,
Truyện về danh nhân văn hóa, thành tích của HS Việt Nam.
 2. Cuả học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định: ( 2').
 - Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh, đồng phục...
 II. Kiểm tra bài cũ: (5').
 1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.
 2. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.
 III. Bài mới.
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2’ ) Chúng ta luôn tự hào vì ta là công dân nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy công dân là gì?. Những người nào là công dân nước Việt Nam, dể hiểu rỏ vấn đề trên chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
TG
Hoạt động dạy và học chủ yếu
Nội dung kiến thức cơ bản.
15’
12’
3’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống và truyện đọc.
.Mục tiêu: HS đọc được tình huống, truyện đọc và trả lời được các câu hỏi gợi ý.
GV cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
- Qua nội dung tình huống, theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không?. Vì sao.
- Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào là công dân Việt Nam:
. Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
. Trẻ em sinh ra có cha là người Việt Nam, mẹ là người nước ngoài.
. Trẻ em sinh ra có mẹ là người Việt Nam, cha là người nước ngoài.
. Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ cha mẹ là ai.
- Tấm gương phấn đấu của Thúy Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh , người công dân đối với đất nước.
HS các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời.
HS các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, kết luận chung.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
. Mục tiêu: Nêu được thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước, thế nào là công dân nước.
Qua truyện đọc và tình huống GV gọi HS trả lời các câu hỏi:
- Công dân là gì?.
- Quốc tịch là gì?.
- Công dân Việt Nam là ai?.
- Căn cứ xác định công dân của một nước.
- Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam là gì?.
- Hiện nay trên đất nước ta, ngoài công dân Việt Nam còn có những người nào?.
- Nếu người Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà vẫn có quốc tịch Việt Nam có phải là công dân Việt Nam không?.
- Nếu người Việt Nam đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam, gia nhập quốc tịch nước ngoài đó có còn là công dân Việt Nam không?.
- Nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam là gì?.
HS trả lời cá nhân.
HS khác bổ sung.
GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 4: Luyện tập.
. Mục tiêu: HS làm được bài tập.
GV cho HS làm bài tập a trong SGK.
Kết thúc tiết 1.
I. Khái niệm:
- Công dân: là người dân của một nước.
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước. Thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.
- Công dân nước Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
4. Cûng cố: ( 4’)
 HS làm BT tình huống:
 Cha mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu . Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ “ Mình có phải là công dân Việt Nam không?.” Theo em Hoa có phải là công dân Việt Nam không?. Vì sao.
5. Dặn dò: ( 2’ ) 
- Về nhà học bài và xem trước phần còn lại của bải.
- Tìm một số tấm gương sáng trong học tập có thành tích cao đóng góp cho Tổ Quốc. 
Bổ sung:..
..
..
..
Ngày soạn: 10.12.2011.
Tuần: 22.
 Tiết: 22.
Bài 13 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM. ( Tiết 2 ).
A. Mục tiêu bài học: Sau khi ...  nạn giao thông.
 . Đặc điểm các loại biển báo giao thông.
 . Một số quy định khi đi đường đối với người đi bộ, người đi xe đạp xe mô tô.
4. Quyền và nghĩa vụ học tập:
 . Vì sao việc học vô cùng quan trọng đối với mọi người. trách nhiệm của Nhà nước làm gì trong vấn đề học tập.
 . Nêu các quyền và nghĩa vụ học tập?. Hiện nay có những hình thức học nào.
5. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm:
 . HS phải nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa.
 . Làm được các BT.
6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
 . HS phải nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa.
 . Làm được các BT.
7. Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân .
 . HS phải nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa.
 . Làm được các BT.
GV chia lớp thành nhiều nhóm và sau đó trình bày.
IV. Củng cố: ( 4’ )
 GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong tiết thảo luận.
V. Dặn dó: ( 2’ )
 Về xem lại các nội dung đã thảo luận và xem lại các bài đã học trong kỳ II tiết tới ôn tập.
Bổ sung:..
..
..
..
Ngày soạn: 24.4.2012.
Tuần: 35.
Tiết: 35.
ÔN TẬP HỌC KỲ II
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong tiết ôn tập HS:
 1. Vế kiến thức:
 Củng cố, nắm vững và vận dụng những nội dung cơ bản của các bài đã học trong HKII
 2. Về kỹ năng:
 Xủ lý tốt các câu hỏi trong tiết ôn tập
3. Về thái độ:
 - Có ý thức trong việc học
 - GV và HS rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp dạy và học.
 B. Phương pháp:
 Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế
C. Chuẩn bị:
1. Của giáo viên: Các câu hỏi ôn tập.
2. Của học sinh: Xem lại các bài học, chuẩn bị dụng cụ học tập.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: (1'). Kiểm diện sỉ số, KT vệ sinh.
II. Nội dung ôn tập:
	ÔN THI GIÁO DỤC CÔNG DÂN.
1. Trình bày các quyền trẻ em:
 - Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại: như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, mức sống đầy đủ..
 - Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bốc lột và xâm hại.
 - Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật
 - Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
2. Quốc tịch là gì?. 
 Quốc tịch là căn cứ xác định công dân một nước,
3. Công dân là gì?.
 Công dân là người dân của một nước.
4. Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? 
 - Quyền: học không hạn chế, học bằng nhiều hình thức, học ngành nghề thích hợp.
 - Nghĩa vụ:Trẻ em từ 6 – 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, gia đình, xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình.
5. Việc học đối với em quan trọng như thế nào?.
 Việc học đối với mọi người là vô cùng quan trọng, có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
6. Nêu quy định về quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?. Cho ví dụ.
 - Công dân có quyền bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
 - Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng của người khác đều bị xử phạt nghiêm khắc.
 - Mọi người tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác
Ví dụ: Tuấn và Hải học cùng lớp, do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đánh Hải.Vậy Tuấn vi phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩmNên Tuấn bị kỷ luật.
7. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?. Nêu 1 ví dụ.
 - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân.
 - Không được tự ý vào chỗ ở người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ pháp luật cho phép.
 - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ 
ở.
 Ví dụ: Anh Tâm không được vào nhà Bác Cần nếu Bác Cần chưa cho phép nếu cơ quan pháp luật cho phép Anh Tâm thì Anh Tâm mới được vào. 
8. Pháp luật đã ban hành những quy định về bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm . Từ đó em làm gì để bảo vệ cho mình và thái độ, việc làm của em đối với thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phẩm của người khác như thế nào?
- Biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình.
- Phê phán, tố cáo, những việc làm trái với pháp luật
9. Pháp luật đã ban hành những quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Từ đó em làm gì để bảo vệ cho mình và thái độ việc làm của em đối với chỗ ở của người khác như thế nào?.
- Mọi người phải biết tôn trọng chỗ ở người khác.
- Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
- Tố cáo hành vi xâm phạm chỗ ở người khác.
10. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương em.
- Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Dân cư tăng nhanh, quản lý của nhà nước vế giao thông còn hạn chế.
- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
- Ý thức kém khi tham gia giao thông..
11. Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập.( Em tự sưu tầm ).
12. Kể những hình thức học tập mà em biết:
- Học theo trường lớp.	- Tự học.( học trên mạng, học từ xa)
- Vừa học, vừa làm.	-. Học ở lớp học tình thương.
- Học bình dân học vụ.	- Học tại chức
13. Nêu đặc điểm các biển báo giao thông?. Ở trước cổng trường ta có biển báo giao thông nào.
- Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen.
- Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
- Biển báo hiệu lệnh:hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
- Biển báo chỉ dẫn: hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam.
 * Ở trước cổng trường ta có biến báo giao thông : ( Em tự tìm hiểu ).
14. Nêu các quyền của công dân?.
- Quyền học tập.
- Quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
- Quyền tự do đi lại, cư trú.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
15. Nêu nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước?.
- Nghĩa vụ học tập.
- Bảo vệ Tổ Quốc.
- Nghĩa vụ quân sự.
- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.
- Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật.
- Nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích.
IV. Củng cố: ( 4’ )
 GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong tiết ôn tập.
V. Dặn dó: ( 2’ )
 Về xem lại các nội dung đã ôn tập và xem lại các bài đã học trong kỳ II tiết tới thi HKII.
Bổ sung:..
..
..
..
* TUẦN 36 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HS ĐƯỢC NGHỈ.
Ngày soạn: 25.4.2012.
Tuần: 37.
Tiết: 37.
KIỂM TRA HỌC KỲ II.
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức
Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
 2. Về kỹ năng:
HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
3. Về thái độ:
HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
B. Phương pháp:
 Tự luận.	
C. Chuẩn bị:
1. Của giáo viên: Đề kiểm tra
2. Của học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học, dụng cụ học tập.
D. Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định: (2’) 
 Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh..
 II Phát đề cho HS:
Đề thi:
1. Vì sao học tập với mọi người là vô cùng quan trọng ?. Nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. ( 2 đ ).
2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay ?. Những biển báo giao thông có hình tam giác, những biển báo giao thông có hình chữ nhật là loại biển báo gì. ( 2 đ ).
3. Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển, ( 2đ ).
4. Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ?. Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường ta.( 2 đ ).
5. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?. Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện. ( 2 đ ).
Sơ đồ ma trận:
Câu hỏi
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Câu 1 và 1/2 câu 5
. Vì sao học tập với mọi người là vô cùng quan trọng.
. Nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. .Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
1/2 Câu 2 và câu 3, 1/2 câu 4
. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay
Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển, 
. Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ
1/2 câu 2, 1/2 câu 4, 1/2 câu 5.
. Những biển báo giao thông có hình tam giác, những biển báo giao thông có hình chữ nhật là loại biển báo gì. .
. Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường ta.
. Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện..
	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: 
 - Chúng ta cần học tập: ( 1 đ )
 + Để có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện, để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 
 + Gia đình, nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện cho trẻ được học tập.
- Quyền và nghĩa vụ công dân trong học tập; ( 1 đ )
 * Quyền:	
 .+ Học không hạn chế.
 + Học bằng nhiều hình thức.
 * Nghĩa vụ:
 + Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học..
 + Gia đình tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
Câu 2:
 - Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông: ( 1 đ )
 + Do ý thức của người tham gia giao thông kém.
 + Dân cư tăng nhanh, phương tiện giao thông ngày càng nhiều.
 + Quản lý của Nhà nước về giao thông còn hạn chế.
 + Do đường xấu và hẹp
 - Những biển báo giao thông có hình tam giác: biển báo nguy hiểm những biển báo giao thông có hình chữ nhật biển chỉ dẫnì. ( 1 đ ).
Câu 3:
- Nhóm quyền sống còn: ( 1 đ ) Là những quyền được sống và đáp ứng nhu cầu để tồn tại như được chăm sóc, nuôi dưỡng, mức sống đầy đủ..
- Nhóm quyền phát triển: ( 1 đ ) Là những quyền được đáp ứng cho nhu cầu phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi giải trí,..
Câu 4:
Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ ( 1đ )
 - Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường phài đi sát mép đường.
 - Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường người đi bộ phải tuân thủ đúng.. Trường hợp không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường nhìn bên trái, bên phải..
- Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường : ( 1 đ ) HS tự nhận xét.
Câu 5
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ( 1 đ ): là một trong những quyền cơ bàn của công dân được quy đinh trong hiến pháp của nhà nướ ta.
- Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện. ( 1 đ ). HS có nhiều cách trả lời nhưng cơ bản những ý sau:
 + Không cho người đó vào nhà.
 + Hẹn lần sau đến.
 + Em trong nhà đọc chỉ số điện cho người đó.
IV. Nhận xét tiết kiểm tra:
 Thu bài và nhận xét thái độ làm bài của HS trong lớp.
Bổ sung:..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd6.doc