Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 56: Kính lúp - Lê Xuân Độ

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 56: Kính lúp - Lê Xuân Độ

I - MỤC TIÊU

1. Trả lời được câu hỏi: Kính lúp để làm gì?

2. Nêu được hai đặc điểm của kính lúp (kính lúp là thấu kínhhội tụ có tiêu cự cực ngắn)

3. nêu được ý nghĩa của một số bội giác của kính lúp.

4. Sử dụng được kính lúp để quan sát một vật nhỏ.

II- CHUẨN BỊ

Đối với mỗi nhóm HS

 - 3 chiếc kính lúp

 - 3 thước nhựa

 - 3 vật nhỏ để quan sát

III- HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 56: Kính lúp - Lê Xuân Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 56 
 Kính lúp
I - Mục tiêu
1. Trả lời được câu hỏi: Kính lúp để làm gì?
2. Nêu được hai đặc điểm của kính lúp (kính lúp là thấu kínhhội tụ có tiêu cự cực ngắn)
3. nêu được ý nghĩa của một số bội giác của kính lúp.
4. Sử dụng được kính lúp để quan sát một vật nhỏ.
II- Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm HS 
	- 3 chiếc kính lúp
	- 3 thước nhựa
	- 3 vật nhỏ để quan sát 
III- Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của gv 
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp.
Đề nghị một vài HS nêu cách nhận ra các kính lúp là các thấu kính hội tụ
Đề nghị một vài HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự như thế nào? 
- Dùng kính lúp để làm gì?
- Số bội giác của kính lúp được kí hiệu như thế nào và liên hệ với tiêu cự bằng công thức nào?
Cho các nhóm HS dùng các kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát cùng một vật nhỏ. Từ đó đề nghị đại diện nhóm sắp xếp các kính lúp theo thức tự cho ảnh từ nhở đến lớn khi quan sát cùng một vật nhỏ và đối chiếu với số bội giác của các kính lúp này.
Cho HS làm C1 và C2
đề nghị một vài HS nêu kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. 
a) Quan sát các kính lúp đã được trang bị trong bộ dụng cụ thí nghiệm để nhận ra đó là các thấu kính hội tụ 
b) Đọc mục 1 phần I trong SGK để tìm hiểu các thông tin về tiêu cự và số bội giác của kính lúp.
c) Vận dụng các hiểu biết trên để thực hiện C1, và C2
d) Rút ra kết luận về công thức và ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
I- Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp.
* Kết luận: 
HĐ2: Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp.
Nếu không có giá quang học thì GV hướng dẫn HS đặt vật trên mặt bàn, một HS giữ cố định kính lúp ở phía trên, trục chính của kính lúp song song với vật sao cho quan sát thấy ảnh của vật, một HS khác do áng chừng khoảng cách từ vật tới kính lúp. Ghi lại kết quả đo và so sánh với tiêu cự của kính.
Từ kết quả trên, đề nghị từng HS vẽ ảnh của vật qua kính lúp, trong đó lưu ý HS về:
- Vị trí đặt vật cần quan sát qua kính lúp.
- Sử dụng tia quang tâm và tia song song với trục chính để dựng ảnh tạo bởi kính lúp.
Yêu cầu một vài HS trả lời chung trước lớp các câu hỏi trong C3 và C4
Đề nghị một vài HS nêu kết luận đã rút ra và cho các em khác góp ý để có kết luận đúng cần có.
a) Các nhóm quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp có tiêu cự đã biết để:
- Đo khoảng cách từ vật đến kính lúp và so sánh khoảng cách này với tiêu cự của kính.
- Vẽ ảnh của vật qua kính lúp.
b) Thực hiện C3, C4
c) Rút ra kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó.
II- Tìm hiểu cách quan sát một vật qua một kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp.
* Kết luận: 
HĐ3: Củng cố kiến thức và kĩ năng thu được qua bài học
Nêu câu hỏi sau đây để củng cố kiến thức và kĩ năng của HS:
- Kính lúp là thấu kính loại gì? Có tiêu cự như thế nào? Được dùng để làm gì?
- Để quan sát một vật qua kính lúp thì vật phải ở vị trí như thế nào so với kính?
- Nêu đặc điểm của ảnh được quan sát qua kính lúp.
- Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì?
Trả lời từng câu hỏi của GV đặt ra nếu GV yêu cầu 
III- Vận dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tiet_56_kinh_lup_le_xuan_do.doc