Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 4

Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 4

 TUẦN 4

 TIẾT 13

 Tiếng việt. TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

 I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.

 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI DỘ

1. Kiến thức :

 - Đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh .

 - Công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

2. Kỹ năng :

 - Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.

3. Thái độ :

 - yêu mến tiếng Việt.

III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

Ra quyết định sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để giao tiếp có hiệu quả.

-Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, so sánh từ tượng hình và từ tượng thanh gần nghĩa; đặc điểm và cách dùng từ tượng hình, tượng thanh trong nói và viết.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 4 	
 TIẾT 13
Ngày soạn :2/9/2011
Ngày dạy : 5/9/2011 
 Tiếng việt. TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
 I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI DỘ
1. Kiến thức :
 - Đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh .
 - Công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
2. Kỹ năng : 
 - Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
3. Thái độ : 
 - yêu mến tiếng Việt.
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
Ra quyết định sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để giao tiếp có hiệu quả.
-Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, so sánh từ tượng hình và từ tượng thanh gần nghĩa; đặc điểm và cách dùng từ tượng hình, tượng thanh trong nói và viết.
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Phân tích các tình huống để hiểu đặc điểm cách dùng từ tượng hình, tượng thanh.
-Động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng từ tượng hình , tượng thanh.
-Thực hành có hướng dẫn : viết câu/ đoạn văn có sử dụng từ tượng hình , tượng thanh.
V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
 Bảng phụ
 VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: ? Thế nào là trường từ vựng ? Cho vd minh hoạ ?
 3. Bài mới : Gv giới thiệu bài mới.Từ tượng hình giúp miêu tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái sự vật. Từ tượng thanh miêu tả âm thanh của tự nhiên và con người. Vậy đặc điểm và công dụng của 2 loại từ này như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1.Tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
- Gọi hs đọc đoạn trích ( trong Lão Hạc của Nam Cao )
 ? Trong những từ in đậm trên , những từ nào gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật ; những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người ?
- Từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ : móm mém , xồng xộc , vật vã , rũ rượi , xộc xệch , sòng sọc .
- Từ ngữ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người : hu hu , 
? Những từ ngữ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , 
hoạt động , trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả , tự sự ?
- Gợi được hình ảnh cụ thể , sinh động , có giá trị biểu cảm cao .
 ? Từ phân tích vd trên hãy cho biết đặc điểm của từ tượng hình , từ tượng thanh và công dụng của nó của nó ? 
 HS : Đọc phần ghi nhớ 
L Bài tập nhanh :
 - Tìm những từ ngữ tượng hình , tượng thanh trong đoạn văn sau :
 " Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tịếng . Uể oải , chống tay xuống phản , anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên . Run rẩy cất bát cháo , anh mới kề vào đến miệng , cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song , tay thước và dây thừng ".
- Từ tượng hình : uể oải , run rẩy .
- Tượng thanh : sầm sập .
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu phần luyện tập.
 Hs đọc bài tập 1 
 ? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì ?
 ? Nêu yêu cầu của bài tập 2 ? ( Thi giữa các nhóm với nhau )
 HS :Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
 Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3 ( HSTLN) 
 ? Nêu yêu cầu của bài tập 4 
I. TÌM HIỂU CHUNG.
 1. Đặc điểm , công dụng 
 a Ví dụ: vd1 sgk/49
 - Móm mém, rũ rượi ,xồng xộc, xộc xệch, sòng sọc, vật vã .
=> Gợi tả hình ảnh dánh vẻ ,trạng thái sự vật.
 - Hu hu, ư ử.
 => Gợi hình ảnh âm thanh.
+ Đặc điểm : Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật . Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người . 
+ Công dụng : Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh , âm thanh cụ thể , sinh động , có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
b.Kết luận: 
 Ghi nhớ sgk/49
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 : Tìm từ tượng hình , từ tượng thanh 
- Từ tượng hình : rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo 
-Tượng thanh : xoàn xoạn, bịch , bốp 
Bài tập 2 : Tìm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người 
- Lò dò, khệnh khạng, rón rén, lẻo khẻo, huỳnh huỵch, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu .
Bài tập 3 : Phân biệt nghĩa các từ tượng thanh :
- ha hả : từ gợi tả tiếng cười to , tỏ ra rất khoái chí.
- Hì hì : từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành .
- Hô hố : tiếng cười to, vô ý , thô lỗ 
- Cười hơ hớ : mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ , không cần che đậy, giữ gìn.
Bài tập 4 : Đặt câu :
- Ngoài trời đã lắc rắc những hạt mưa xuân .
- Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa .
- Đêm tối , trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập loè .
- Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm .
4.CỦNG CỐ : GV nhắc lại nội dung bài học.
5.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 * Bài học :
 - Học phần ghi nhớ.
 * Bài soạn:
 - Làm hết bài tập còn lại .
 - Soạn bài tiếp theo “ Liên kết đoạn văn trong văn bản ”.
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 4 
TIẾT 14
Ngày soạn :2/9/2011
Ngày dạy :5/9/2011 
 Tập làm văn: LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
 I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Sự liên kết giữ các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn. 
 - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản
 2. Kỹ năng : 
 - Nhận biết từ, sử dụng được các câu, các từ có chức năng , tác dụng liên kết các đoạn trong 1 văn bản.
 3. Thái độ : 
 - Có ý thức liên kết các đoạn văn trong văn bản..
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
-Giao tiếp : phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng về liên kết doạn văn trong văn bản
-Ra quyết định: lựa chọn cách liên kết đoạn văn trong văn bản
IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
-Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọn cách liên kết đoạn văn trong văn bản
-Thực hành viết tích cực : tạo lập các đoạn văn có sự liên kết.
V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
 Phiếu học tập
 VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: ? Thế nào là đoạn văn trong văn bản ?
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Trong quá trình tạo lập văn bản, khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, ta cần phải thể hiện các phương tiện liên kết. Ngoài thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng có dụng gì ? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG GHI BẢNG
* HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong vb.
 HS : Đọc thầm 2 văn bản ở mục I . 1,2 trong sgk 
 ? Hai đoạn văn ở mục I . 1 có mối liên hệ gì không ? Tại sao ? (đoạn 1 tả cảnh tựu trường. Đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đấy .
- Hai đoạn văn này tuy cùng viết về về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau . Theo lô- gíc thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường . Bởi vậy , người đọc sẽ hụt hẫng khi đọc đoạn văn sau .
 ? Nhận xét hai đoạn văn ở mục I . 2 ?
* HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
? Cụm từ trước đó mấy hôm được viết thêm vào đầu đoạn văn có tác dụng gì ?(Taọ sự gắn bó giữa 2 đoạn văn ).
 ? Sau khi thêm cụm từ trước đó mấy hôm , hai đoạn văn đã liên kết với nhau ntn?
- Từ “ đó” tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước . Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau , làm cho 2 đoạn văn liền ý liền mạch .
 HS: Thảo luận nhóm 2 phút.
 ? Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn . Hãy cho biết tác dụng của nó trong vb ? ( HSTL) Gọi hs đọc mục I .1 sgk 
 ? Xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 vd a, b, d ? 
? Các từ liên kết đoạn đó thường đứng ở vị trí nào ? 
? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng vd ? ( d a : quan hệ liệt kê ; vd b : quan hệ tương phản ,đối lập ; vd d : quan hệ tổng kết , khái quát )
* GV yêu cầu hs đọc lại 2 đoạn văn ở mục I . 2 
? Từ đó thuộc từ loại nào ? Kể thêm một số từ cùng từ loại với từ đó ?
? Trước đó là thời điểm nào ? Tác dụng của từ đó ?
(HSTLN) - Từ đó là chỉ từ . Một số từ cùng loại : này , kia , ấy , nọ . Trước đó là thời quá khứ , còn trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người là thời hiện tại .
- Liên kết 2 đoạn văn 
GV: Yêu cầu hs đọc thầm mục II . 2 
 ? Xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn ?
 - Ái dà , lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy .
? Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết ? (HSTLN)
 - Nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách cho mà đi học trong đoạn văn trên 
 ? Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác chúng ta phải làm như thế nào ? 
HS : Đọc ghi nhớ 
* HOẠT ĐÔNG 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Nêu yêu cầu bài tập 1 ?
? Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
 HS : Suy nghĩ, trả lời.
 GV: Nhận xét.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong vb 
 a.Ví dụ: vd1,2/sgk/50,51
 - Cụm từ trước đó mấy hôm: là phương tiện liên kết về thời gian để nối đ1 và đ2.
=> Góp phần bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn có chứa phương tiện chuyển đoạn . Chẳng hạn như xác định nhiệm vụ ( lí giải nguyên nhân , tổng kết lại sự việc ) hoặc biểu thị thời gian ( quá khứ , hiện tại
=> Đảm bảo tính mạch lạc trong lập luận , giúp cho người viết vb trình bày vấn đề một cách lô – gíc , chặt chẽ ; đồng thời giúp cho người tiếp nhận vb có thể lĩnh hội đầy đủ nội dung của vb.)
 b.Kết luận: Ghi nhớ 1/gk/53
2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản 
 a.Vídụ: a,b/sgk/51
 - Bắt đầu, sau khâu tìm hiểu.
 - Trước đó, nhưng lần này.
 => Là những từ ngữ dùng để liên kết các đoạn văn với nhau.
- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác , cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng 
- Có thể dùng các phương tiện liên kết sau : 
 + Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết : quan hệ từ , đại từ , chỉ từ , các cụm từ thể hiện ý liệt kê , so sánh , đối lập , tổng kết , khái quát 
 + Dùng câu nối.
 b.Kết luận : Ghi nhớ 2 sgk/52
II. LUYỆN TẬP.
 * Bài tập 1 : Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn văn . 
 a : Nói như vậy 
 b : Thế mà 
 c : Cũng ( đối đoạn 2 với đoạn 1 ) , tuy nhiên ( nối đoạn 3 với đoạn 2)
 * Bài tập 2 Chọn các từ ngữ hiặc câu thích hợp điền vào chổ trống 
a, Từ đó ; b, nói tóm lại 
c, Tuy nhiên ; d, thật khó trả lời.
4.Củng cố : GV nhắc lại nội dung phần ghi nhớ
5. Hướng dẫn tự học.
* Bài học :
 - Học phần ghi nhớ.
 * Bài soạn:
 - Làm hết bài tập còn lại 
 - Chuẩn bị bài viết TLV số 1.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 5/9/2011
Ngày dạy : 8/9/2011 
TUẦN 4 
TIẾT 15,16
 ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian ghi đề )
 Mã đề : 001
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình từ tuần 1-> 3 theo 3 nội dung văn học, tiếng Việt, tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản cuae HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Hình thức đề kiểm tra : Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra : cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
-Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình từ tuần 1->3 môn ngữ văn lớp 8 học kì 1.
-Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
-Xác định khung ma trận.
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG PA
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian ghi đề )
Mã đề : 001
Tên nội dung
 ( chủ đề)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn học
Hiểu về phẩm chất và số phận của người nông dân tong chế độ cũ.(C1)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
1 câu
2 điểm
20%
Chủ đề 2 Tiếng Việt
Nêu định nghĩa về trường từ vựng(C2)
Ví dụ về trường từ vựng ?(Câu2)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
1 ý
0,5 điểm
1 ý 
0,5 điểm
1 câu 
1 điểm
10%
Chủ đề 3 Tập làm văn
Viết bài tập làm văn kể chuyện
Viết bài tập làm vănkểchuyện(C3)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu1
Số điểm 7
Số câu1
Số điểm 7
Tỉ lệ 70 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1 câu 
1 điểm
10%
1 câu
2 điểm
20%
Số câu1
7 điểm 
Tỉ lệ 70 %
Số câu3
10 điểm 
Tỉ lệ 100 %
 ***************************************
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG PA
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
 ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài :90 phút( Không kể thời gian ghi đề )
Mã đề : 001
Câu 1.Truyện ngắn lão Hạc cho em những suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ ?
Câu 2 . Thế nào là trường từ vựng ? Ví dụ ?
Câu 3 . Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học . 
 *******************************************
PHÒNG GD& ĐT KRÔNG PA
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian ghi đề )
Mã đề : 001
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
Câu 3 :
* Yêu cầu về kỹ năng :
	-Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
	-Bố cục bài làm chặt chẽ. 
	-Văn có cảm xúc, hình ảnh.
 * Yêu cầu về kiến thức 
 - Xác định ngôi kể : thứ nhất
 -Cần làm rõ, sống động kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học của mình ( hồi ức về ngày đầu tiên đi học của em : không gian, thời gian, hình ảnh ngôi trường, bạn bè, thày cô, cảm xúc của cha mẹ và em trong ngày đầu tiên đi học )
B. ĐÁP ÁN
Câu 1 : (2 điểm )
Yêu cầu : HS trình bày được những suy nghĩ về phẩm chất cao đẹp của người nông dân trên các phương diện :
-chắt chiu, tằn tiện.
-giàu lòng tự trọng( không làm phiền hàng xóm kể cả lúc chết).
-giàu tình yêu thương( tình cảm đối với con , với con chó Vàng ).
HS trình bày được những suy nghĩ về só phận người nông dân: nghèo khổ, bần cùng , không lối thoát.
Câu 2:(1 điểm )
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.(0,5 điểm )
Ví dụ. HS tự lấy ví dụ miễn là phù hợp.(0,5 điểm )
Câu 3.
 Chuẩn cho điểm :
Đáp án
Điểm
Mở bài : HS vào đề văn tự nhiên
0,5 điểm
Thân bài:
Nêu được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
6 điểm
Kết bài:
Cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học, ấn tượng sâu đậm nhất có ý nghĩa của em
0,5điểm
Nếu chưa đáp ứng đủ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, giáo viên cân nhắc để chấm.
Lưu ý : trên đây là những định hướng chung, GV tùy vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm một cách chính xác, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; không hạ thấp yêu cầu của đáp án và chuẩn cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo và diễn đạt tốt
 4 . Hướng dẫn tự học :
 Về nhà viết lại bài tập làm văn này để nắm chắc hơn về kiến thức văn tự sư, biểu cảm đã học. . 
 *********************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V8 TUAN 4MOI NHAT.doc