Tuần 24 – tiết 91.
Bài 22. CÂU PHỦ ĐỊNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Nắm vững chức năng của câu phủ định.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói, viết.
3. Thái độ:
Sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Bảng phụ, giáo án, SGK.
2. Học sinh:
SGK, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm và chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ câu trần thuật dùng để kể, tả?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Nếu xét về cú pháp thì ta có thể phân loại câu theo cấu tạo ( câu đơn, câu phức), phân loại theo mục đích nói mà các em vừa học đó là câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ( có thể hỏi, đáp). Ngoài ra, còn phân loại theo các cách khác đó là câu khẳng định và câu phủ định. Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu câu khẳng định ở dạng câu trần thuật. Đối lập với câu trần thuật khẳng định là câu phủ định. Thế nào là câu phủ định? Chúng ta đi vào tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Tuần 24 – tiết 91. Bài 22. CÂU PHỦ ĐỊNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS 1. Kiến thức: - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định. - Nắm vững chức năng của câu phủ định. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói, viết. 3. Thái độ: Sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án, SGK. 2. Học sinh: SGK, chuẩn bị bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm và chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ câu trần thuật dùng để kể, tả? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Nếu xét về cú pháp thì ta có thể phân loại câu theo cấu tạo ( câu đơn, câu phức), phân loại theo mục đích nói mà các em vừa học đó là câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ( có thể hỏi, đáp). Ngoài ra, còn phân loại theo các cách khác đó là câu khẳng định và câu phủ định. Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu câu khẳng định ở dạng câu trần thuật. Đối lập với câu trần thuật khẳng định là câu phủ định. Thế nào là câu phủ định? Chúng ta đi vào tìm hiểu ở bài học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: HS đọc bảng phụ - Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)? - Những từ ngữ đó gọi là những từ gì? - Vậy câu chứa từ ngữ phủ đinh gọi là câu gì? - Câu (b), (c), (d) có gì khác với câu (a) về chức năng? - Từ ví dụ trên, em nhận thấy câu phủ đinh có chức năng gì? - Gọi HS đọc ví dụ 2. - Hãy xác đinh từ ngữ phủ định? - Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ đinh để làm gì? - Qua ví dụ, cho biết câu phủ định có chức năng gì? - Như vậy đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ đinh là gì? - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Gọi HS cho ví dụ. - Hãy xác định từ ngữ phủ đinh và chức năng phủ định mỗi câu? - Cho biết kiểu câu (1), (2), (3), (4)? - Như vậy câu phủ định là phương tiện ngôn ngữ để thể hiện hành động phủ định. Không chỉ được sử dụng trong câu trần thuật như bài chúng ta vừa tìm hiểu mà nó có thể dùng ở các loại câu khác: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến. Hoạt động 2: - HS đọc bài tập 1. - HS lên bảng làm bài tập 1 - HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa. - HS đọc bài tập 2 - HS thảo luận bài tập 2 trong 3 phút. - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp ý kiến và kết luận. - HS đọc bài tập 3: - HS làm bài tập 3. - HS nhận xét. - GV sửa chữa. - HS đọc bài tập 4: - GV và HS cùng làm theo hình thức hỏi - đáp. - Nếu ở bài tập 2 có những câu phủ định không biểu thị ý nghĩa phủ định thì ở bài tập 4 có những câu không phải là câu phủ định nhưng có ý nghĩa phủ định Hoạt động 1: Bảng phụ - Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở các từ: không, chưa, chẳng. - Là những từ phủ định - Câu chứa từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định. - Nếu câu (a) dùng để khẳng định việc “ Nam đi Huế” là có diễn ra thì câu (b), (c), (d) dùng để phủ định việc đó tức là việc “ Nam đi Huế” là không diễn ra. - Thông báo, xác nhận, người ta gọi đó là câu phủ định miêu tả. - Bảng phụ - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. - Đâu có nó bè bè như cái quạt thóc. - Trực tiếp bác bỏ nhận định voi không phải sun sun như con đĩa và cái đòn càn. - Chức năng bát bỏ, người ta gọi là câu phủ đinh bác bỏ. Vd: Tôi chẳng sợ gì cả. Tôi đâu thấy gì. Bài tập nhanh: Bảng phụ: (1) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao Lão không muốn bán con chó vàng của lão. ( Nam Cao- Lão Hạc) (2) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. ( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) (3) Phải đâu các vua thời tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? (Lý Công Uẩn - Chiếu dời đô) (4) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay) - (1) Xác nhận thông báo. (2) Bác bỏ (3) Bác bỏ (4) Xác nhận ( khó lòng -phủ định tương đối, không sao – phủ định tuyệt đối - (1) Trần thuật, (2) cầu khiến, (3) nghi vấn, (4) câu cảm thán Hoạt động 2: - Bảng phụ ( Nếu có) - Từ phủ định là những từ đặc biệt. - Hai lần phủ định là khẳng định. - HS tự đặt câu. I. Đặc điểm hình thức và chức năng. 1. Ví dụ 1: ( Sgk - 52) - Từ phủ định: không, chưa, chẳng - Chức năng thông báo xác nhận ( câu phủ định miêu tả) 2. Ví dụ 2 (Sgk – 52). - Trực tiếp bác bỏ nhận định ( câu phủ định bác bỏ) Ghi nhớ ( Sgk – 53) II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Sgk - 53. b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó có biết gì đâu ( bác bỏ điều Lão Hạc dằn vặt đau khổ) c. Không, chúng con không đói nữa đâu. (bác bỏ điều mà cái Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng). 2. Bài tập 2: Sgk -54 Là câu phủ định vì có từ phủ định: a. Không phải không à có b. Không ai không? à ai cũng c. Ai chẳng à ai cũng ðKhẳng định. 3. Bài tập 3: - Choắc chưa dậy được nằm thoi thóp. - Ý nghĩa câu thay đổi: + Không dậy được ( phủ định tuyệt đối) + Chưa dậy được ( có thể dậy được – phủ định tương đối) - dùng câu phủ định tuyệt đối phù hợp hơn vì trong câu chuyện Dế Mèn trêu chị Cóc khiến Dế Choắc chết oan. 4. Bài tập 4: - Không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định. - Nhưng dùng để biểu thị ý phủ định. - Đặt câu có ý nghĩa tương đương 4. Củng cố: - Đặc điểm câu phủ định? ( Có từ ngữ phủ định nhưng trong thực tế có câu không phải là câu phủ định nhưng mang ý nghĩa phủ định, có câu có từ phủ định nhưng lại không mang ý nghĩa phủ định). - Chức năng câu phủ định? ( Thông báo, xác nhận, bác bỏ) 5. Hướng dẫn: - Học bài, bài tập 5,6 (Sgk – 54) - Chuẩn bị bài chương trình địa phương ( Giới thiệu về cảnh trí quê hương: Sông, núi, đồng ruộng ) IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thới Bình, ngày 09 tháng 01 năm 2010 Ký duyệt Người soạn Trần Lệ Châu
Tài liệu đính kèm: