II. Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện :
1. Đối với điện áp cao :
Nhất thiết phải thông báo với trạm điện hoặc chi nhánh điện gần nhất để cắt điện từ các cầu dao trước, sau đó mới được tới gần nạn nhân để tiến hành sơ cứu.
2. Đối với điện áp thấp :
a. Tình huống nạn nhân đứng dưới đất :
Nhanh chóng quan sát tìm dây dẫn điện đến thiết bị và thực hiện các công việc sau :
- Cắt cầu dao, tắt công tắc hoặc gở cầu chì ở nơi gần nhất.
- Nếu không cắt được điện ngay thì dùng dao cán gỗ khô chặt đứt dây điện.
- Nếu không có biện pháp nào cắt điện thì nắm vào phần áo khô của nạn nhân hoặc dùng áo khô của mình lót tay nắm vào tóc hoặc tay kéo nạn nhân ra.
b. Người bị nạn ở trên cao :
Nhanh chóng cắt điện, nhưng trước đó phải có người đón nạn nhân để khỏi bị rơi xuống đất.
Tiết 01 Ngày soạn : 10/9/2008 BÀI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ý nghĩa và tầm quan trọng của điện năng đối với sản xuất và đời sống. - Các thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu về điện năng và ngành điện. 3.Thái độ: Học sinh phải nghiêm túc trong học tập cũng như trong nghề nghiệp B. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thuyết trình,đàm thoại kết hợp phát vấn C. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tài liệu giảng dạy-Họa đồ nghề Điện dd. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đồ dùng học tập như bút, thước, vỡ D. TIẾN TTRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định lớp: (02 phút) II. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Nếu như không có điện năng thì sản xuất và cuộc sống sinh họat sẽ như thế nào ? HS: Trả lời GV: Hãy nêu thí dụ các thiết bị biến điện năng thành cơ năng , quang năng , nhiệt năng ...? HS: Trả lời Điện năng được sản xuất từ đâu ? HS: Trả lời GV: Nêu một số thí dụ về thiết bị điện được tự động hóa và điều khiển từ xa ? HS: Trả lời GV: Hãy so sánh điện năng với các dạng năng lượng khác ? HS: Trả lời ( goị ý ) GV: So sánh năng suất lao động bằng tay với việc sử dụng máy điện ? HS: Trả lời GV: Rút ra kết luận GV: Trong thực tế có những laọi nguồn điện nào ? Kể tên các nhà máy điện mà em biết ? HS: Trả lời GV: Hãy nêu cách sản xuất ra điện tại các nhà máy điện như : Thủy điện , nhiệt điện , điện nguyên tử ...? HS: Trả lời GV : Điện năng từ các nhà máy điện được truyền tải như thế nào ? HS: Trả lời GV: Kết luận GV: Hãy nêu một số nghề cụ thể trong ngành điện ? HS: Trả lời GV: Giới thiệu cho HS các nghề cụ thể đối với từng nhóm nghề . Liên hệ thực tế . GV: Giới thiệu các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng , phân biệt nghề điện dân dụng trong ngành điên ( Phạm vi hẹp) GV: Đối tượng của nghề điện dân dụng là gì ? HS: Trả lời GV: Phân biệt mạng điện hạ áp với mạng điện cao áp . Dùng mô hình trực quan giới thiệu một số thiết bị điện như : quạt , máy bơm nước , máy sấy tóc ... GV: Mục đích lao động của nghề điện dân dụng là gì ? HS: Trả lời GV: Công cụ lao động gồm những laọi nào ? HS: Trả lời GV: Khi lắp đặt mạng điện hoặc lắp ráp các chi tiết của thiết bị điện ta cần phải có cái gì ? HS: Trả lời GV: Để đảm bảo an toàn lao động ta cần có những dụng cụ nào ? HS: Trả lời GV: Giới thiệu một số công cụ lao động (Dùng trực quan) GV: Nêu ra một số công việc cụ thể cho HS nêu lên môi trường hoạt động của nghề điện . Kết luận GV: Muốn hành nghề điện dân dụng cần có những yêu cầu nào ? HS: Trả lời GV: Đối với HS ta cần làm gì để đáp ứng được các yêu cầu đó ? HS: Trả lời GV: Kết luận GV: Triển vọng của nghề điện dân dụng hiện nay ra sao ? HS: Trả lời 1.Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống : ( 25 phút ) Điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống . Vì điện năng có những ưu điểm hơn so với các dạng năng lượng khác . đó là : Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác . Điện năng được sản xuất tại các nhà máy điện và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao . Quá trình sản xuất truyền tải phân phối và sử dụng điện năng dễ dàng tự động hóa và điều khiển từ xa . Trong sinh hoạt điện năng đóng vai trò quan trọng . Nhờ có điện năng các thiết bị điện , điện tử mới hoạt động được . Điện năng có thể nâng cao năng suất lao động , cải thiện đời sống , góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển . Chuyển tiếp : Điện năng được sản xuất như thế nào ? 2) Quá trình sản xuất điện năng : Có nhiều loại nguồn điện khác nhau nhưng đều được sản xuất bằng các nhà máy phát điện Tùy theo nguồn năng lượng sản xuất ra điện mà ta có các nhà máy điện : Thủy điện , nhiệt điện , điện nguyên tử . Điện năng từ nhà ,máy điện qua hệ thống truyền tải và phân phối điện truyền đến từng hộ tiêu thụ . 3) Các nghề trong ngành điện Ngành điện rất đa dạng , có thể chia thành các nhóm nghề chính sau đây : + Sản xuất truyền tải và phân phối điện + Chế tạo vật tư thiết bị điện + Đo lường , điều khiển , tự động hóa quá trình sản xuất : Là nhứng hoạt động rất phong phú , tạo nên các hệ thống máy sản xuất , dây chuyền tự động nhằm tự động hóa qúa trình sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm . Chuyển tiếp : Tại sao gọi là nghề điện dân dụng ? Các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng ? 4) Các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng Nghề điện dân dụng hoạt động rất đa dạng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống , sinh hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ . 5) Đối tượng của nghề điện dân dụng Nguồn điện xoay chiều , nguồn điện một chiều có điện áp thấp dưới 380 V Các thiết bị điện gia dụng : Quạt , máy bơm , máy giặt .. Các khí cụ đo lường , điều khiển , bảo vệ . 6) Mục đích lao động của nghề điện dân dụng : (12 phút ) Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt . Lắp đặt trang thiết bị điện phục vụ sản xuât và sinh hoạt . Bảo dưỡng , vận hành , sữa chữa , khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện , các thiết bị điện . 7) Công cụ lao động : (10phút ) Công cụ lao động bao gồm : Dụng cụ đo và kiểm tra , dụng cụ cơ khí Các sơ đồ , bản vẽ bố trí và kết cấu của thiết bị Dụng cụ an toàn lao động như găng cao su , ủng cách điện , quần áo , mũ bảo hộ lao động . Chuyển tiếp : Nghề điện dân dụng thường làm việc ở những không gian nào ? Vị trí nào ? 8) Môi trường hoạt động của nghề điện dân dụng : (10phút ) Việc lắp đặt đường dây , sữa cữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường phải tiến hành ngoài trời , trên cao lưu động , gần khu vực nguy hiểm . Công tác bảo dưỡng , sữa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện được tiến hành trong nhà . 9) Yêu cầu đối với nghề điện dân dụng : Tri thức : Có trình độ văn hóa hết cấp phổ thông cơ sở , năm vững các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện như nguyên lý hoạt động của trang thiết bị điện , các đặc tính vận hành sử dụng kiến thức an toàn điện , các quy trình kỹ thuật . Kỹ năng : Nắm vững kỹ năng đo lường , sử dụng bảo dưỡng , sữa chữa , lắp đặt các thiết bị và mạng điện . Sức khỏe : Có đủ điều kiện về sức khỏe không mắc các bệnh về huyết áp , tim phổi , khớp , loạn thị , điếc ... 10) Triển vọng của nghề điện dân dụng : Nghề điện dân dụng luôn phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa Xuất hiện nhiều thiết bị mới với tính năng ngày càng thông minh , tinh xảo . IV. Củng cố bài Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đơì sống . Tính ưu việt của điện năng . Các thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng . V.Dặn dò: Có bút, vở để ghi chép bài đầy đủ. Có dụng cụ học tập như bút chì, thước kẻ, compa để vẽ sơ đồ. Có dụng cụ học tập như: tuốc vít, kìm, để thực hành . Tìm hiểu các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người , quy tắc an toàn điện . Ngày soạn: Tiết 2 đến 4 CHƯƠNG I: AN TOÀN ĐIỆN Tên bài: AN TOÀN ĐIỆN A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người. Nguyên nhân gây tai nạn điện và những biện pháp bảo vệ an toàn 2. Kỹ năng: Sử dung được một số dung cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện; biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện 3.Thái độ: Học sinh phải nghiêm túc trong học tập cũng như trong nghề nghiệp Thực hiện công việc cận thận, khoa học và nghiêm túc. B, CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tài liệu điện dân dung- Tài liệu tham khảo- Đồ dùng dạy học. Dụng cụ, thiết bị bảo vệ an toàn, Bút thử điện, Một số dung cụ, thiết bị điện 2. Chuẩn bị của học sinh:Đồ dùng, dụng cụ an toàn như bút thử điện, kìm điện C. TIẾN HÀNH BƯỚC LÊN LỚP I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài củ: 1. Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống ? 2. Nêu đối tượng và mục đích lao động của nghề điện dân dụng ? 3. Khi hành nghề điện cần phải có những yêu cầu gì ? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Điện rất nguy hiểm, do vậy chúng ta cần phải biết cách an toàn trong sử dụng cũng như sửa chữa, lắp đặt điện. 2. Triển khai bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tấchị củadòng điện đối với cơ thể người GV : Có mấy nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn điện? HS: Trả lời GV: Nêu và giải thích từng nguyên nhân cụ thế , Dùng tranh vẽ giới thiệu một số trường hợp tai nạm điên do chạm vào vật mang điện . GV: Khuyến cáo HS lưư ý sự nguy hiểm của điện cao áp GV: Giới thiệu khái niệm điện áp bước và nhứng nơi có thể xảy ra hiện tượng này GV: Hãy nêu các biện pháp để phòng tránh các tai nạn về điện ? HS: Trả lời GV: Giới thiệu các biện pháp để đảm bảo an toàn điện trong sản xuất và sinh hoạt đối với từng nguyên nhân gây ra tai nạn điện GV: Trong an toàn điện người ta sử dụng các dụng cụ thiết bị điện nào ? HS: Trả lời GV: Dùng trực quan giới thiệu đầy đủ các dụng cụ thiết bị an toàn điện cho HS GV: Để bảo vệ an toàn điện người ta sử dụng những phương pháp nào ? HS: Trả lời GV: Đối với từng phương pháp giới thiệu cụ thể cách thực hiện và tác dụng bảo vệ của từng phương pháp . GV: Vì sao dòng điện qua người rất nhỏ so với hệ thống tiếp đất ? HS: Trả lời GV: Giải thích kết luận , kết hợp tranh vẽ minh họa HS : Chú ý lắng nghe, ghi vở. GV: Điện giật tác động đến con người như thế nào ? HS: Trả lời GV: Tại sao gọi là điện giật ? HS: Trả lời Hoạt động 2: Giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện GV: Giả thích khái niệm lưới điện cao áp và lưói điện hạ áp . Lưới điện cao áp là lưới điện có điện pá lớn hơn 0,4KV , còn lưới điện hạ áp có điện áp từ 0,4KV trở xuống . GV: Tại sao đối với điện áp cao nhất thiết phải cắt điện mới tới gần được nạn nhân ? HS: Trả lời GV: Đối với điện hạ áp ta thường gặp những tình huống nào ? HS: Trả lời GV: Đối với từng tình huống ta phải xử lý như thế nào ? HS: Trả lời GV: Đối với từng tình huống , dùng tranh vẽ để giới thiệu và đưa ra biện pháp xử lý đối với từng tình huống . GV: Đối với giải pháp này cần giải thích thêm vì sao có thể gây cháy nổ cầu chì ( vì dòng điện tăng đột ngột ) GV: Lưu ý HS cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện đối với điện cao áp và hạ áp . I. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người - Điện áp an toàn : 1. Điện giật tác động đến con người như thế nào? - Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây tác động về nhiệt,điện phân và sinh học. - Tác động nhiệt gây bỏng cho người, - Tác động điện phân làm phân hủy các chất lỏng trong cơ thể dẫn đến phá vỡ các thành phần của máu củng như các mô trong cơ thể, -Tác động sinh học làm cho các cơ bị co giật.Nên khi bị tai nạn điện người ta thường nói là bị điện giật. - Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp. Dòng điện tác động vào HTKTƯ sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. 2. Tác hại của hồ quang ... Hỏi: Theo em máy ly tâm hoạt động như thế nào? Trả lời: Rô to cánh bơm nắm chung trục với trục của động cơ điện chạy tụ, khi cho điện vào động cơ, động cơ chạy tụ hoạt động rô to cánh bơm quay theo. Toạ lực ly tâm hút nước từ ống nước hút vào đến ống nước đẩy ra. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước. Hỏi: Khi sử dụng máy bơm ly tâm ta cần làm như thế nào? Hỏi: Khi sử dụng máy bơm củ chuối ta cần làm như thế nào? Hỏi: Nếu không ngâm trong nuớc máy bơm củ chuói sẽ như thế nào? Hỏi: Cần bảo dưỡng máy bơm nước như thế nào? I. CẤU TẠO MÁY BƠM NƯỚC LY TÂM - Phần Động cơ điện 1 pha chạy tụ, động cơ rô to lồng sóc (sử dụng thuận tiện bề và an toàn) động cơ chạy bằng chổi quét (công suất mạnh nhưng chóng hư hỏng, và ít an toàn) - Phần hút nước chung trục với trục Động cơ điện *Gồm: Trục động cơ máy bơm, lỗ thoát nước rò, đầu nối ống nước đẩy ra, thân máy bơm, rô to cánh bướm, Đầu nối ống hút vào, Đai ốc hảm rô to với trục, Đệm cao su chèn kín. *Hoạt động máy bơm nước ly tâm Rô to cánh bơm nắm chung trục với trục của động cơ điện chạy tụ, khi cho điện vào động cơ, động cơ chạy tụ hoạt động rô to cánh bơm quay theo. Lực ly tâm hút nước từ ống nước hút vào đến ống nước đẩy ra. II. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG MÁY BƠM NƯỚC 1.Máy bơm lý tâm cần đặt ở chổ hợp lý để nối nước thuận tiện, càng ngắn càng tốt và không cho khí lọt vào đường hút Ống hút hở, roăng chưa kín sẽ có không khí lọt vào, dù động cơ quay đủ tóc độ nước cúng không hút lên được 2. Máy bơm kiểu rung khi làm việc bơm ngầm trong nước nên khi chế tạo nghười ta chú ý đến bộ phận chống thấm, chống ẩm, Và cúng không thể để máy làm việc ngoài không khí thiếu nước làm mát sẽ bị cháy Khi bơm phải treo ổn định trong nguồn nước rồi mới cắm điện và khi cắt điện mới nhấc bơm ra khỏi nguồn nước. 3. Bảo dưỡng máy bơm nước - Thường sau 4000 giờ làm việc phải tra lại dầu mở và thay chổi than nếu máy chạy bằng chổi than khi chổi than mòn gần hết - Lau chùi bôi dầu mở sau Những buổi sử dụng vì nó luôn tiếp xúc với bùn nước. IV. Củng cố bài : - Cấu tạo máy bơm ly tâm thường gồm những bộ phận nào? V. Dặn dò: Xem xét về máy giặt có trong gia đình Tiết thứ: 65 đến 66 Ngày soạn :9/4/2009 Tên bài: MÁY GIẶT, MÁY SẤY TÓC A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Máy giặt, máy sấy tóc sử dụng điện 2. Kỹ năng: Học sinh nắm được Cấu tạo, hoạt động sử dụng và bảo dưỡng Máy giặt, máy sấy tóc 3.Thái độ: Chăm chỉ, cẩn thận và sáng tạo B. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Chuẩn bị nội dung: Tài liệu điện dân dung, Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học. Hình vẽ, Máy giặt, máy sấy tóc thực trong phòng học 2. Chuẩn bị của học sinh:Tìm hiểu Máy giặt, máy sấy tóc thực tế ở gia đình. C. TIẾN HÀNH BƯỚC LÊN LỚP I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra: 1. Hãy mô tả Máy giặt có ở gia đình học sinh? 2. Hãy mô tả máy sấy tóc có ở gia đình học sinh? III. Nội dung bài mới: 1. Đặt vấn đề: Ưïng dụng của Động cơ điện rất rông trong đó có Máy giặt, máy sấy tóc mà chúng ta đã thấy và có thể đã sử dụng ở gia đình 2. Triển khai bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu máy giặt. Hỏi: Có mấy loại Máy giặt mà em đã biết Trả lời: Gồm có nhiều lại loại Máy giặt chính - Máy giặt bán tự động - Máy giặt tự động kiểu máy đứng - Máy giặt kiểu máy ngang... Hỏi: Với máy giặt thực tế trong phòng thực hành hãy cho biết Máy giặt gồm những bộ phận nào? Trả lời: - Bộ phận điều kiển bằng cơ (Máy giặt bán tự động, bộ điều kiển điện tử (Máy giặt tự động) - Động cơ điện - Buồng giặt (buồng giặt +sấy khô) - Cá bộ phận phụ khác Hỏi: Với máy giặt ở gia đình em thường thao tác giặt quần áo như thế nào? Hỏi: Qua đó hãy cho biết Máy giặt lúc này hoạt động như thế nao? Hỏi: Trên Máy giặt thường có những thông số nào? Trả lời: - Dung lượng máy 25 đến 50 lít - Áp suất nguồn nước cấp phải từ 0,3 đến 8 kg/cm2 - Mức nước trong thùng 25 đến 50 lít - Lượng nước mỗi lần giặt 120 đến 150 lít - Công suất động cơ 120 đến 150 W - Điện áp nguồn cung cấp 220V Hỏi: Để sử dụng được lâu dài và sử dụng thuận tiẹn chúng ta cần làm gì? Hỏi: Cần bảo dưỡng Máy giặt như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu máy sấy tóc. Hỏi: máy sấy tóc sử dụng trong gia đình là loại thiết bị như thế nào? Trả lời: Máy sấy tóc là thiết bị điện dùng quạt thổi gió để nhanh chóng làm khô tóc Hỏi: Hãy cho biết máy sấy tóc gồm những bộ phận nào? Trả lời: - Dây điện trở làm bằng hợp kim crôm - niken quấn quanh trục sứ hoạc vật liệu chịu nhiệt - Động cơ quạt gió là động cơ 1 pha - Công tắc làm thay đổi tốc độ gió - Ngoài ra còn có rơle ngắt điện khi cuộn dây quá nóng Hỏi: Hãy cho biếc các hư hỏng thường gặp trong khi sử dụng máy sấy tóc? Hỏi: Với những hư hỏng đó chúng ta cần khắc phục như thế nào? Hỏi: Để sử dụng được lâu dài và sử dụng thuận tiện chúng ta cần làm gì? Hỏi: Cần bảo dưỡng Máy giặt như thế nào? Trả lời: - Không dùng máy sấy tóc khi đang tắm - Không để máy sấy tóc rơi xuống nước - Không dùng máy sấy tóc quá lâu - Không chọc que vào cửa thổi khi đang hoạt động, bộ phận đốt nóng khi làm việc luôn có điện - Không dùng khi có hơi hoá chất - Không mở màn chắn cửa gió vào ra. I. MÁY GIẶT 1. Khái quát về máy giặt Máy giặt ngày càng đươch sử dụng rộng rải trong các gia đình, giúp con người tiết kiệm thời giang và sức lao động vào công việc nặng nhọc đó là giặt giũ. 2. Phân loại máy giặt Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại maõy giặt - Máy giặt bán tự động - Máy giặt tự động kiểu máy đứng - Máy giặt kiểu máy ngang... 3. Cấu tạo: - Bộ phận điều kiển bằng cơ (Máy giặt bán tự động, bộ điều kiển điện tử (Máy giặt tự động) - Động cơ điện - Buồng giặt (buồng giặt +sấy khô) - Cá bộ phận phụ khác 4. Trình tự thao tác b1: Đặt quần áo, xà phòng nạp nước b2: điều khiển để máy giặt b3: Máy xã nước bẩn (vắt) b4: Giũ (nạp nước sạch) b5: Vắt (xã bẩn) đem phơi 5. Hoạt động của máy giặt Trong quá trình giặt động sơ điện quay với tốc độ 120 - 150 vòng / phút với thời gian vài giây rồi dừng lại 1 giấy sau đó quay ngược lại quá trình sẽ lặi đi lặp lại trong suốt quá trình giặt Giữa các quá trình thay nước sạch động cơ ngường hoạt động để xã nước sạch. 6. Thông số kỹ thuật ccủa Máy giặt. - Dung lượng máy 25 đến 50 lít - Áp suất nguồn nước cấp phải từ 0,3 đến 8 kg/cm2 - Mức nước trong thùng 25 đến 50 lít - Lượng nước mỗi lần giặt 120 đến 150 lít - Công suất động cơ 120 đến 150 W - Điện áp nguồn cung cấp 220V 7. Sử dụng và bảo dưỡng máy giặt Khi sử dụng máy giặt cần chú ý đame bảo các thông số kỹ thuật đồng thời phải - Kiểm tra để bỏ vật lạ, cứng lẫn trong đồ giặt - Không giặt lẫn đồ phai màu - Giặt riêng đồng cứng và mềm - Giặt riêng đồ quá bẩn - Sau vài tuần sử dụng nên làm vệ sinh lưới lọc nước - Khi máy ngừng hoạt động một thời gian, phải cho máy ở chế độ vắt khoảng 1 phút để xã hết nước. Rút phít cắm điện. II. MÁY SẤY TÓC 1. Khái quát về máy sấy tóc Máy sấy tóc là thiết bị điện dùng quạt thổi gió để nhanh chóng làm khô tóc 2. Cấu tạo: - Dây điện trở làm bằng hợp kim crôm - niken quấn quanh trục sứ hoạc vật liệu chịu nhiệt - Động cơ quạt gió là động cơ 1 pha - Công tắc làm thay đổi tốc độ gió - Ngoài ra còn có rơle ngắt điện khi cuộn dây quá nóng 3. Hoạt động của máy giặt Khi cho điện vào cuộn dây điện trở, cuộ cây sẽ nóng lên, mặt khác phía sau có quạt gió thổi hơi nóng ra để làm khô tóc 4. Những trường hợp hư hỏng khi sử dụng máy sấy tóc - Động cơ không quay, dây điện trở không nóng trước hết kiểm tra nguồn điện (ổ cắm, phít điện or các thiết bị bảo vệ quá tải chưa khôi phục lại - Điện trở nóng nhưng gió yếu, kiểm tra cửa gió vào, kiểm tra động cơ kẹt tóc or động cơ cần sửa chữa. - Gió thổi tốt nhưng nhiệt thấp. Trường hợp này thường công tắc điện hỏng or nhánh nào của dây điện trở bị đứt - Gió thổi yếu, nhiệt độ thấp do sử dụng quá tải nhiều lần cần sửa chữa. - Nếu nhiệt độ quá cao, hiện tượng dây điện trở bị chập vòng dây cần tách ra. 5. Một số lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc - Không dùng máy sấy tóc khi đang tắm - Không để máy sấy tóc rơi xuống nước - Không dùng máy sấy tóc quá lâu - Không chọc que vào cửa thổi khi đang hoạt động, bộ phận đốt nóng khi làm việc luôn có điện - Không dùng khi có hơi hoá chất - Không mở màn chắn cửa gió vào ra. IV. Củng cố bài - Cấu tạo Máy giặt, máy sấy tóc thường gồm những bộ phận nào? V. Dặn dò: Hãy xem xét nội dung đã hoc để ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ II và thi tốt nghiệp nghề phổ thông. . Tiết 67 đến 68 Ngày soạn:9/4/2009 ÔN TẬP A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học. 2. Kỹ năng: Cũng cố các kiến thức về thực hành và lý thuyết của nghề điện dân dụng. 3.Thái độ: Học sinh phải nghiêm túc trong học tập. B. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 1. Chuẩn bị của giáo viên: hệ thống câu hỏi và đề cương ôn tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Kiến thức nghề điện dd C. TIẾN HÀNH BƯỚC LÊN LỚP I. Ổn định lớp: Phát vấn lớp trưởng. II. Nội dung ôn tập: PHẦN LÝ THUYẾT: 1.Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống. Những yêu cầu đối với nghề điện dd. 2.Phân tích những tác hại của dòng điện đố với cơ thể con người. 3.Phân tích những nguyên nhân dẩn đến tai nạn điện. Biện pháp giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện. 4.Những đặc điểm của mạng điện sinh hoạt. Những yêu cầu đối với mối nối. 5.Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc của Aptomat. 6.Phân biệt sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt. 7.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch đèn huỳnh quang (có vẽ hình minh họa). 8.Các bước tiến hành khi lắp đặt một mạch điện. 9.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp. 10. Những hư hỏng thường gặp ở máy biến áp và cách xử lý. 11.Nguyên lý làm việc của động cơ điện không đồng bộ. 12.Cấu tạo của các loại động cơ điện không đồng bộ 1 pha. 13.Sử dung và bảo dưỡng động cơ điện. PHẦN THỰC HÀNH: 1.Nối nối tiếp và phân nhánh dây dẫn điện. 2.Lắp đặt các mạch điện. 3.Kiểm tra máy biến áp. 4.Tháo lắp và bảo dưỡng quạt bàn. III.Dặn dò: -Về nhà ôn tập và hoàn thành đề cương. -Buổi học sau kiểm tra cuối năm. Tiết 69 đến 70 Ngày soạn:11/4/2009 KIỂM TRA A.MỤC ĐÍCH: Đánh giá chất lượng cuối năm của Học sinh.. B.NỘI DUNG: PHẦN LÝ THUYẾT: 1.Em hãy phân tích những tác hại của dòng điện đối với cơ thể người? (1 điểm) 2.Em hãy nêu những đặc điểm của mạng điện sinh hoạt? (1 điểm) 3.Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp? (1 điểm) 4.Nêu cách sử dung và bảo dưỡng động cơ điện? (1 điểm) PHẦN THỰC HÀNH: Bằng vật liệu và khí cụ cho sẵn, em hãy hoàn thành mạch điện:1 Cầu chì, 1 Ổ điện, 2 Công tắc điều khiển 2 bóng đèn sợi đốt. (6 điểm) C.DẶN DÒ Về nhà ôn tập và hoàn thành đề cương để chuẩn bị thi tốt nghiệp nghề.
Tài liệu đính kèm: