Giáo án Địa lý 7 - Tuần 27

Giáo án Địa lý 7 - Tuần 27

ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức.

 Hệ thống lại kiến thức đã học ở Châu Mĩ – trong đó đi sâu vào kiến thức trọng tâm.

 2. Kỹ năng.

 Rèn luyện kỹ năng nhận biết đối tượng địa lý

 3. Thái độ.

 Tự giác làm bài đạt kết quả cao.

 II. CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên: Soạn đề kiểm tra.

 2. Học sinh: Ôn tập.

 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 1. On định lớp.

 2. Phát đề.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/3/2010
Tuần 28
Tiết 53
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	Hệ thống lại kiến thức đã học ở Châu Mĩ – trong đó đi sâu vào kiến thức trọng tâm.
	2. Kỹ năng.
	Rèn luyện kỹ năng nhận biết đối tượng địa lý
	3. Thái độ.
	Tự giác làm bài đạt kết quả cao.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Soạn đề kiểm tra.
	2. Học sinh: Ôn tập.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Oån định lớp.
	2. Phát đề.
	MA TRẬN
Nộ dung kiến thức
Các mức độ nhận biết
Tổng số
NB
TH
VD
Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
1a . 1c
 (1)
1b . 1d
C5(2,5)
3,5
Kinh tế Trung và Nam Mĩ
2a 2b 2c
(0,75)
C4(2,5)
C6(2)
5,25
Thiên nhiên Bắc Mĩ
2d (0,25)
0,25
 Tổng hợp
C3(1)
1
Tổng số
2
1
7
10
ĐỀ KIỂM TRA
	I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm).
Câu 1: Hãy chọn câu em cho là đúng nhất rồi ghi ra bài kiểm tra (1 điểm).
1a. Đồng bằng Amadon của Nam Mĩ có đặc điểm:
	a. Rộng bằng phẳng nhất thế giới.
	b. Hẹp nhiều đầm lầy.
	c. Địa hình cao dần về phía dãy Anđét.
1b. Đặc điểm nào sau đây không thuộc eo đất Trung Mĩ.
	a. Có nhiều núi lửa hoạt động.
	b. Rừng rậm nhiệt đới bao phủ.
	c. Các đồng bằng ven vịnh Mêhicô có nhiều mưa.
	d. Có 3 khu vực địa hình.
1c. Đồng bằng Amadôn bao gồm:
	a. Rừng xích đạo xanh quanh năm.
	b. Con sông Amadôn có diện tích và lưu lượng nước lớn nhất thế giới.
	c. Rừng rậm bao phủ toàn đồng bằng.
	d. Tất cả.
1d. Phía Đông sơn nguyên Braxin có đặc điểm:
	a. Nhiều núi cao sơn nguyên, núi lửa.
	b. Bề mặt bị chia xẻ.
	c. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm phát triển.
	d. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học em hãy hoàn chỉnh các chỗ trống rồi ghi ra bài kiểm tra (1 điểm).
	2a. Các hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến là  và tiểu điền trang.
	2b. Pêru là nước phát triển ngành  với sản lượng cá vào bậc nhất thế giới.
	2c. Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh ở phía Tây vùng Trung Anđét có kiểu khí hậu  nhất châu lục.
	2d. Địa hình Bắc Mĩ gồm miền núi già và sơn nguyên ở phía Đơng ở giữa là đồng bằng và phía Tây là .
Câu 3: Sắp xếp nội dung kiến thức ở cột A sao cho phù hợp cột B rồi ghi ra bài kiểm tra (1 điểm).
A
B
3a. Kiểu khí hậu ơn đới phân bố ở
3b. Inca người sống phân bố ở
3c. Kiểu khí hậu xích đạo
3d. Dãy Coĩc-Đie phân bố ở
1. Nam Mĩ
2. Rừng rậm nhiệt đới xanh quanh năm phát triển
3. Phía Tây Bắc Mĩ
4. Phía Nam cực Nam Mĩ
	II. TỰ LUẬN (7 điểm).
Câu 4: Nêu đặc điểm các khu vực địa hình của Bắc Mĩ (2,5 điểm).
Câu 5: Nêu khái quát các đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mĩ (2,5 điểm).
Câu 6: Nêu các đặc điểm khác của mơi trường tự nhiên Trung và Nam Mĩ (2 điểm).
ĐÁP ÁN
	I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: 1a chọn a; 1b chọn d; 1c chọn d; d chọn d
Câu 2: 2a. Đại điền trang
	2b. Đánh bắt cá biển
	2c. Khơ hạn
	2d. Hệ thống núi Coocđie.
Câu 3: 3a + 4; 3b + 1; 3c + 2; 3d + 3
	II. TỰ LUẬN.
Câu 4: Hệ thống Coocđie ở phía Tây:
	- Là hệ thống núi đồ sộ hiểm trở, xen kẻ là cao nguyên và sơn nguyên chạy dọc phía Tây lục địa dài 9.000km cao từ 3000 – 4000m.
	* Miền đồng bằng ở giữa.
	- Miền đồng bằng rộng lớn như một lịng máy khổng lồ. Do địa hình cao ở phía Bắc Tây Bắc và thấp dần về phía Nam Đơng Nam nên khơng khí nĩng ở phía Nam và lạnh ở phía Bắc dễ dàng vào sâu trong nội địa.
	* Miền núi già và sơn nguyên phía Đơng.
	- Phía Đơng gồm các sơn nguyên và dãAgalat ở Hoa Kỳ chạy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam.
Câu 5: Khái quát tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ.
	Gồm 2 khu vực:
	- Trung Mĩ: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng Ti và lục địa Nam Mĩ.
	a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti:
	- Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống núi Coocđie, các núi cao chạy dọc eo đất cĩ nhiều núi lửa hoạt động. Các đồng bằng ven vịnh Mêhicơ cĩ mưa nhiều - rừng bao phủ.
	- Quần đảo Ăng Ti: Gồm các đảo kéo dài từ vịnh Mêhicơ - bờ đại lục Nam Mĩ. Phía Đơng nhiều mưa - rừng rậm phát triển. Phía Tây ít mưa – Xavan rừng thưa cây bụi phát triển.
	b. Khu vực Nam Mĩ.
	Cĩ 3 khu vực địa hình:
	* Phía Tây: Dãy Anđet cao 3000 – 5000m giữa các dãy núi cĩ nhiều thung lũng cao nguyên: Cao nguyên Trung An đét.
	* Ở giữa là đồng bằng Orinoco, Amadon, Pampa la Plata.
	* Phía Đơng là các sơn nguyên: Guyana, Braxin, phía Đơng khí hậu nĩng ẩm, rừng cây phát triển rậm rạp.
Câu 6: Thiên nhiên Tây và Nam Mĩ phong phú và đa dạng, cĩ sự khác biệt từ Bắc xuống Nam từ thấp lên cao.
	- Đồng bằng Amadon cĩ rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển, khí hậu nĩng ẩm mưa nhiều.
	- Phía Đơng eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti cĩ rừng rậm nhiệt đới bao phủ.
	- Phía Tây cĩ nhiệt độ cao mùa khơ kéo dài, mưa theo mùa.
	- Vùng Trung Anđet khí hậu khơ hạn nhất châu lục do ảnh hưởng dịng biển lạnh.
	- Cao nguyên Patagoni, lượng mưa thấp – bán hoang mạc ơn đới phát triển.
	- Vùng Anđet nhiệt độ thay đổi theo chiều từ Bắc xuống Nam từ chân núi lên đỉnh núi.
	3.3. Củng cố và dặn dị.
	Về nhà xem trước bài mới.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn
Tuần 28
Tiết 54
CHƯƠNG VIII: CHÂU NAM CỰC
Bài 47: CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức.
- Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực Nam trái đất.
- Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá Châu Nam cực.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa lí ở vùng địa cực.
II. CHUẨN BỊ.
- Bản đồ tự nhiên châu nam Cực.
- Biểu đồ nhiệt độ hình 47.2 và sơ đồ hình 47 SGk.
- Tranh ảnh, tài liệu, chân dung của các nhà thám hiểm châu Nam cực.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Oån định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
Là xứ sở băng tuyết bao phủ quanh năm nên Châu nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Vì thế đây là nơi duy nhất trên trái đất không có dân cư sinh sống thường xuyên. “Hiệp ước Nam Cực ngày 1/12/1959 được 12 quốc gia tiên phong nghiên cứu châu Nam Cực thông qua, châu Nam Cực trở thành miền đất nổi duy nhất của thế giới mà trên đó không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên mà chỉ chung một mục đích hoà bình trong việc khảo sát Nam Cực. Hôm nay ta cùng tìm hiểu vùng đất “Cực lạnh “ xa xôi của trái đất.
	3.2. Giảng bài mới.	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
 Dựa vào hình 47.1 và nội dung SGK xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Nam Cực.
 ? Châu Nam Cực được bao bọc bởi những đại dương nào ?
 Quan sát hình 47.2 SGK phân tích 2 biểu đồ nhiệt độ cho nhận xét về khí hậu của Châu Nam Cực?
 ? Gió có đặc điểm gì nổi bật?
 ? Vì sao khí hậu Nam cực vô cùng lạnh giá như vậy ?
 ? Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực kết hợp hình 47.3 SGK nêu đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Nam Cực?
 ? Trong điều kiện rất bất lợi cho sự sống như vậy, sinh vật ở Nam Cực có đặc điểm gì ? Phát triển như thế nào ?
 ? Dựa vào SGK nêu các tài nguyên khoáng sản quan trọng ở châu Nam Cực ?
 ? Tại sao Nam Cực lạnh như vậy lại có nhiều mỏ than và các loại khoáng sản quý khác ?
 * Hoạt động 2.
 ? Con người phát hiện ra châu Nam Cực từ bao giờ ? Có những quốc gia nào xây dựng trạm nghiên cứu tại Châu Nam Cực ?
 1. Châu Nam Cực là nơi lạnh nhất thế giới:
 a) Vị trí, giới hạn :
 - Vùng luạc địa trong vòng cực Nam và các đảo ven lục địa.
 - Diện tích 14,1 triệu km2.
 b) Đặc điểm tự nhiên:
 - Khí hậu:
 + Rất giá lạnh – cực lạnh của rái Đất.
 + Nhiệt độ quanh năm dưới o0C.
 + Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60 km/h.
 - Địa hình:
 là một cao nguyên băng khổng lồ cao trung bình 2600 m.
 - Sinh vật :
 + Thực vật không có.
 + Động vật có khả năng chịu rét giỏi: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển . . . sống ven lục địa.
 - Khoáng sản:
 Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ khí tự nhiên.
 2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực :
 - Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
 - chưa có dân sinh sống thường xuyên.
3.3. Củng cố.
- Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực
- Tại sao Nam Cực là hoang mạc lạnh.
3.4. Dặn dò.
- Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về Châu Đại Dương được mệnh danh là “Thiên Đàng xanh “ của Thái Bình Dương.
IV. RÚT KINH NGHIỆM. 
KÝ DUYỆT TUẦN 28
Ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 27.doc