Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 8 đến 35 - Năm học 2012-2013 - Vương Thị Kim Cúc

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 8 đến 35 - Năm học 2012-2013 - Vương Thị Kim Cúc

. Kiến thức:

- Nội dung I. Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng Trái Đất, cách thể hiện bề mặt Trái Đất.

+ I.1.1. Hình dạng và kích thước của Trái Đất.

+ I.1.2. Khái niệm kinh vĩ tuyến.

+ I.1.3. Định nghĩa bản đồ, phương hướng bản đồ,tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ.

- Nội dung II. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả

 II.1. Chuyển động quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất.

2. Kỷ năng: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức.

3. Thái độ: Tính trung thực, tự giác

II. Hình thức kiểm tra: Tự luận

III. Tiến trình bài kiểm tra::

 Ổn định tổ chức.

IV. Đề kiểm tra và hướng dÉn chấm.

ĐỀ Bµi

Câu 1: (4 điểm) Bản đồ là gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?

Câu 2: (3 điểm) Vẽ sơ đồ phương hướng và điền các hướng chính vào sơ đồ.

Câu 3: (3 điểm) Có mấy loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ? Mçi loại vẽ một ví dụ.

 

doc 72 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 8 đến 35 - Năm học 2012-2013 - Vương Thị Kim Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 7 /10/ 2012 
 Tiết 8 BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT
 (Thời gian 45 phút)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
- Nội dung I. Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng Trái Đất, cách thể hiện bề mặt Trái Đất.
+ I.1.1. Hình dạng và kích thước của Trái Đất.
+ I.1.2. Khái niệm kinh vĩ tuyến.
+ I.1.3. Định nghĩa bản đồ, phương hướng bản đồ,tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ.
- Nội dung II. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả
 II.1. Chuyển động quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất.
2. Kỷ năng: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức.
3. Thái độ: Tính trung thực, tự giác 
II. Hình thức kiểm tra: Tự luận
III. Tiến trình bài kiểm tra::
 Ổn định tổ chức. 
IV. Đề kiểm tra và hướng dÉn chấm.
ĐỀ Bµi
Câu 1: (4 điểm) Bản đồ là gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
Câu 2: (3 điểm) Vẽ sơ đồ phương hướng và điền các hướng chính vào sơ đồ.
Câu 3: (3 điểm) Có mấy loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ? Mçi loại vẽ một ví dụ. 
 HƯỚNG DẨN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
Câu 1: (4 điểm)
 - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. (1.5 điểm)
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế. (2 điểm) 
Câu 2: (3 điểm) 
 Vẽ và điền đúng 1 hướng đạt 0,25 điểm (hình 10 SGK trang15)
Câu 3: (3 điểm) Có ba loại kí hiệu th­êng được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ:
- Kí hiệu điểm. 
- Kí hiệu đường. 
- Kí hiệu diện tích.
VI. Kết quả kiểm tra và rút kinh nghiệm.
1. Kết quả kiểm tra.
Lớp
0 - < 3
3 - < 5
5 - < 6,5
6,5 - < 8
8 - 10
6A
6B	
6C
2. Rút kinh nghiệm.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài làm của mình đã đúng bao nhiêu %.
 - Chuẩn bị trước nội dung bài 7 tiết hôm sau học:
 + Hướng chuyển động của Trái Đất
 + Thời gian quay một vòng quanh trục
 + Hệ quả của sự vận động Trái Đất quanh trục.
 Ngày soạn: 15 /10/2012
 Tiết 9 Bài 7 SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
 CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức.
- Biết được sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Hướng chuyển động của Trái Đất theo chiều từ Tây -> Đông.
- Nắm được một số hệ quả sự vận động của Trái Đất quanh trục.
2. Kĩ năng.
- Biết sử dụng quả địa cầu để chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
3. Thái độ: Hiểu biết thêm về hiện tượng ngày và đêm
II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan
III. Chuẩn bị giáo cụ.
GV: - Quả địa cầu, đèn Pin.
 - Các Hình vẽ SGK phóng to 
HS: Soạn bài trước khi đến lớp
IV.Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ. ( không)
3. Nội dung bài mới
 a. Đặt vấn đề: Ở khắp mọi nơi Trên Trái đất có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau liên tục và làm lệch hướng của các vật chuyển động trên cả hai nửa cầu. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó ta cùng tìm hiểu...
b. Triển khai bài dạy. 
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1
GV: Giới thiệu quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
HS: Xác định 4 hướng chính trên quả Địa Cầu?
GV: Giới thiệu: Trái Đất quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033'trên mặt phẳng quỹ đạo.
Yêu cầu hs quan sát H19 sgk trang 21
GV: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
GV: Gọi HS lên mô tả hướng tự quay của Trái Đất trên quả Địa Cầu.
GV: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?
GV: Cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau? 
HS ( 24 giờ) 
GV: Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu Kinh tuyến?
HS ( 3600 Kinh tuyến: 24 giờ = 150 Kinh tuyến)
 HS: Quan sát H20 sgk trang 20
GV: Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy
HS trả lời (Thứ 7)
GV: Mỗi múi giờ chêch nhau bao nhiêu giờ? 
GV. Để tiện cho việc tính giờ trên toàn thế giới năm 1884 hội nghị Quốc tế đã thống nhất lấy khu vực có kinh tuyến gốc (0) đi qua đài thiên văn Grin uýt ( Nuớc Anh) làm khu vực giờ gốc.
GV: Khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ? (19 giờ)
GV: Giờ phía Đông và phía Tây có sự chênh lệch ntn? 
HS:( Phía Đông nhanh hơn 1 giờ)
GV Để tránh có sự nhầm lẫn trên đường giao thông quốc tế Kinh tuyến 180 là đường đổi ngày quốc tế.
HS: xác định đường đổi ngày ở địa cầu
Hoạt động 2
GV. Dùng quả địa cầu và đèn Pin mô tả hiện tượng ngày, đêm.
GV: Diện tích được chiếu sáng gọi là gì?
GV: Diện tích không được chiếu sáng gọi là gì?
GV. Đẩy quả địa cầu cho HS thấy khắp mọi nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày và đêm. 
GV: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm không?
GV: Vì sao hàng ngày ta thấy Mặt trời, Mặt trăng và các ngôi sao chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?
HS: (Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục từ Tây->Đông) 
Yêu cầu : Quan sát H22 sgk trang 23
GV: Từ O->S vật chuyển động bị lệch về bên nào?
GV: Từ P->N vật chuyển động bị lệch về bên nào?
GV. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã làm lêch hướng chuyển động của gió, dòng biển các vật thể rắn như đường đi của các viên đạn pháo
1. Sự vận động của Trái đất quanh trục.
 - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo.
 - Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất theo hướng từ Tây -> Đông.
- Thời gian tự quay một vòng hết 24 giờ ( 1 ngày đêm)
 - Chia bề mặt Trái Đất làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.
- Giờ gốc (GMT) là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa là khu vực giờ gốc và được đánh số 0 (còn được gọi là giờ quốc tế)
- Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây
 - Kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày Quốc tế.
2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a. Hiện tượng ngày, đêm.
- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
- Diện tích được mặt trời chiếu sáng -> Ngày.
- Diện tích nằm trong bóng tối -> Đêm. 
b. Sự lệch hướng do vận động tự quay củaTrái Đất.
 - Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
 - Nửa cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải.
 - Nửa cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái
4. Củng cố: Tính giờ ở Tô-ki ô, Niu Yoóc, Pa ri nếu khu vực giờ gốc là 2 giờ?
 Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
5. Dặn dò: - Học bài và làm bài tập cuối bài.
 - Đọc bài đọc thêm.
 - Tại sao có các mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
 - Chuẩn bị trước bài 8" Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời"
 Ngày soạn: 20 /10 / 2012
Tiết 10 Bài 8 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức. 
- Giúp hs hiểu được sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo), thời gian chuyển động, tính chất chuyển động.
- Nhớ được vị trí: Xuân phân, Thu phân, Đông chí và Hạ chí.
 2. Kĩ năng.
- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại quá trình chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
3.Thái độ. Hs có ý thức tìm tòi về sự chuyển động và các mùa trên Trái Đất
II. Phương pháp giảng dạy: Phân biệt được các mùa để áp dụng cho sinh hoạt và xản xuất
III. Chuẩn bị giáo cụ.
GV: - Tranh sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời.
 - Quả địa cầu.
HS: - Sưu tầm tranh ảnh liên quan bài học
 - Trả lời câu hỏi trong sgk
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
- Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì?
- Nếu Trái Đất không có hiện tượng tự quay thì hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất sẽ ra sao?
3. Nội dung bài mới
 a. Đặt vấn đề: Ngoài sự vận động tự quay quanh trục Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời. Sự chuyển động tịnh tiến này đã sinh ra những hệ quả quan trọng nào? có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất ta cùng tìm hiểu bài 8.
b. Triển khai bài dạy. 
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1
GV: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
GV: Độ nghiêng của trục Trái Đất?
GV treo H23 sgk phóng to.
Yêu cầu hs theo dõi chiều mũi tên chuyển động.
GV: Cùng một lúc Trái Đất tham gia mấy chuyển động
 HS:(Quanh trục và quanh Mặt trời ).
GV: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?
GV: Trái Đất chuyển động một vòng quanh trục hết bao nhiêu thời gian? 
HS: (24 giờ/ một ngày đêm).
GV: Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là bao nhiêu?
GV: Một năm có bao nhiêu ngày, tháng?
GV: Các ngày trong tháng được quy định ntn?
GV Giới thiệu cách tính các ngày trong tháng.
GV: Khi chuyển động quanh quỹ đạo khi nào Trái Đất gần Mặt trời nhất? Khoảng cách là bao nhiêu? HS: Ngày 3- 4/1 khoảng 147 tr/km
GV: Khi nào Trái Đất xa Mặt Trời nhất? Khoảng cách? 
HS: Ngày 4- 5/7 khoảng 152 tr/km 
GV: Khi chuyển động quanh quỹ đạo trục nghiêng và hướng nghiêng của Trái Đất có thay đổi không?
GV. Do trục của Trái Đất có độ nghiêng không đổi vì vậy 2 nửa cầu sẽ luân phiên nhau ngả dần và chếch xa Mặt Trời sinh ra hiện tượng các Mùa. Vậy Trái Đất có các mùa nào? Quy ước ra sao? 
Hoạt động 2
 Quan sát H23:
GV: Em có nhận sét gì về sự phân bố lượng nhiệt và ánh sáng ở hai nửa cầu?
GV: Cách tính mùa ở hai nửa cầu? 
GV: Ngày 22/6 nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời? Nửa cầu nào chếch xa?
HS: Ngày 22/6 ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với đường Chí tuyến Bắc nên nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng hơn -> mùa nóng (mùa Hạ).
GV: Ngày 22/12 nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời? Nửa cầu nào chếch xa?
GV: Cả hai nửa cầu Bắc và Nam hướng về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào?
 ( Ngày 21/3& 23/9 ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với đường Xích đạo nên sự phân bố ánh sáng và lượng nhiệt là như nhau.)
GV: Cách tính Mùa theo Dương lịch và Âm lịch có giống nhau không?
HS: - Dương lịch tính theo sự chuyển động của Mặt Trời.
Âm lịch tính theo sự chuyển động của Mặt Trăng.
1.Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình Elíp gần tròn.
- Hướng chuển động từ Tây sang Đông. 
- Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ.
- Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất bao giờ cũng giữ độ nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. 
2. Hiện tượng các mùa.
 - Sự phân b ...  tích đất đai cung cấp thờng xuyên cho sông gọi là: Lu vực sông.
- Sông chính cùng với phụ lu, chi lu hợp thành hệ thống sông.
b) Lợng nước của sông:
- Lợng nớc chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/S)
- Lợng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
 Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.
- Đặc điểm của 1con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó 
2- Hồ:
- Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn
 + Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Playcu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tới tiêu, giao thông, phát điện...
- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
VD: Hồ Than Thở (Đà Lạt)
 Hồ Tây (Hà Nội)
 Hồ Gơm (Hà Nội)
Câu 12: Biển và các dòng biển trong đại dương:
Câu 13: Đất là gì: Các nhân tố hình thành đất : Độ phì của đất là gì :
Có khả năng cung cấp cho TV nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để TV sinh trưởng và PT
	4. Củng cố GV: Nhắc lại các nội dung cần ôn tập.
	5. Dặn dò Giờ sau kiểm tra. Về nhà xem lại toàn bộ nội dung được học cho kỉ để hôm sau làm bài thi học kì II cho tốt.
 Ngày soạn: / / 2012 
 Ngày giảng: / / 2012 
 Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học theo chuẩn KTKN.
Chủ đề II : Các thành phần tự nhiên của trái đất
 - Nội dung III. Lớp nước
 + 1.1. Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông.
 + 1.3. Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau
 + 1.4. Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển
 - Nội dung IV. Lớp đất và lớp võ sinh vật.
 + 1.2. Trình bày được một số nhân tố hình thành đất
 + 1.3. Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.
2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng vận dụng, thông hiểu, nhận biết.
3. Thái độ: Có ý thức nghiên cứu câu hỏi tốt trong lúc làm bài.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận	
III. TIẾN TRÌNH BÀI KIỂM TRA: 
Ổn định lớp: 6a..............................................................................................
 6b 
IV. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
ĐỀ CHẲN
Chủ đề (nội dung, chương)/ Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cấp độ thấp
Nội dung III. số tiết (lý thuyết: 2/ tổng số tiết): 3
Chuẩn KT, KN kiểm tra : III.1.1
Chuẩn KT, KN kiểm tra : III.1.3
Số câu: 2
Số điểm: 6
Tỉ lệ : 100 % 
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 66,7%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 33,3%
Nội dung IV. số tiết (lý thuyết 2/tổng số tiết):
Chuẩn KT, KN kiểm tra : IV.1.3
Chuẩn KT, KN kiểm tra : 
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 100%
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40% 
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40% 
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20% 
ĐỀ LẺ
Chủ đề (nội dung, chương)/ Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
cấp độ thấp
Nội dung IV. số tiết (lý thuyết 2/tổng số tiết): 
Chuẩn KT, KN kiểm tra : IV.1.2
Chuẩn KT, KN kiểm tra : 
Chuẩn KT, KN kiểm tra : IV.1.2
Số câu: 2
Số điểm: 6
Tỉ lệ : 100 % 
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 66,7%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 33,3%
Nội dung III. số tiết (lý thuyết 2/tổng số tiết): 3
Chuẩn KT, KN kiểm tra : 
Chuẩn KT, KN kiểm tra : III.1.4
Chuẩn KT, KN kiểm tra : 
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 100 % 
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 100%
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40 
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ : 40% 
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20% 
V. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẨN CHẤM.
ĐỀ CHẲN
Câu 1: (4 điểm)
 Con người đã có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất?
Câu 2: (2 điểm) 
Độ muối trung bình của nước trong các biển và đại dương là 350/00 vì sao độ muối của biển nước ta chỉ là 330/00 ?
Câu 3: (4 điểm) 
Thế nào là sông, hệ thống sông, lưu vực sông và lưu lượng nước của sông?
ĐỀ LẺ
Câu 1: (4 điểm) 
Kể tên các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất và giải thích vì sao?
Câu 2: (4 điểm) 
Cho biết nguyên nhân của ba hình thức vận động của nước biển và đại dương?
Câu 3: (2 điểm) 
Con người đã làm cho độ phì của đất nghèo đi bằng những hình thức nào, hãy liên hệ ở địa phương em?
HƯỚNG DẨN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊA 6
ĐỀ CHẲN
Câu 1: (4 điểm)
 Ảnh hưởng con người đến sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất:
- Ảnh hưởng tích cực: công nhân người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác. (2 điểm)
- Ảnh hưởng tiêu cực: công nhân người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú. (2 điểm)
Câu 2: (2 điểm) 
- Độ muối của biển nước ta thấp hơn độ muối trung bình của nước trong các biển và đại dương vì biển nước ta có nhiều sông đổ vào. (1 điểm)
- Biển nước ta nằm trong vùng có mưa nhiều nên độ bốc hơi ít. (1 điểm)
Câu 3: (4 điểm) 
- Sông: là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. (1 điểm)
- Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông. (1 điểm)
- Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông. (1 điểm)
- Lưu lượng : là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. (1 điểm)
ĐỀ LẺ
Câu 1 : (4 điểm)
- Các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất là: đá mẹ, sinh vật, khí hậu. 
(1 điểm)
- Giải thích:
+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất. (1 điểm)
+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ. (1 điểm)
+ Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. (1 điểm)
Câu 2: (4 điểm) 
+ Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần. (1,25 điểm)
+ Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. (1,25 điểm)
+ Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới (1,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm) 
Con người đã làm giảm độ phì của đất trong khi sản xuất và trong đời sống, sinh hoạt như: Chặt phá rừng gây xói mòn, sạt lở đất, sử dụng không hợp lí phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đất bị mặn, nhiểm phèn, bị hoang mạc hóa, đất trống đồi trọc...
VI. KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
1. Kết quả kiểm tra.
Lớp
0 - < 3
3 - < 5
5 - < 6,5
6,5 - < 8
8 - 10
6A
6B
2. Rút kinh nghiệm.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Củng cố: - Nhắc nhở học sinh xem lại bài chuẩn bị thu bài.
 - Nhận xét tiết kiểm tra.
4. Dặn dò: 
Về nhà xem lại nội dung bài làm
 Về nhà ôn lại nội dung đả được học ở lớp 6 và mượn SGK lớp7 xem trước nội dung để sau hè vào học cho tốt hơn. 
MA TRẬN
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng
Câu hỏi
Tổng điểm 
 TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNkQ
TNTL
Sông và hồ 
6
 ( 1,5)
1
 ( 2)
1
 (2)
 8
5,5
Biển và đại dương 
2
 ( 0,5)
1
 ( 1)
1
 (2)
 3
3,5
Đất
1
 ( 1)
 1
1
Cộng
8
 (2)
2
 ( 4)
3 
 ( 4)
 13
 10
 Câu hỏi :
 Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4đ)
+Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trớc ý em cho là đúng trong các câu sau :
Câu 1: (0,25đ) . Nguồn cung cấp nước cho sông là do :
 A.Nước mưa B . Nước ngầm 
 C . Băng tuyết tan D. Tất cả ý A,B, C,
Câu 2: (0,25đ) . Hệ thống sông bao gồm :
 A . Sông chính – các phụ lưu– các chi lưu B. Sông chính - phụ lưu 
 C. Sông chính – các chi lưu D . Phụ lưu – chi lưu Câu3: (0,25đ) . Sông và hồ có giá trị kinh tế chung là .
 A. Thuỷ lợi B. Thuỷ điện 
 C. Thuỷ sản D. Cả 3giá trị trên
Câu4 : (0,25đ ).Trên thế giới có mấy loại hồ . 
 A. 3 loại B. 2 loại 
 C. 4 loại D. 1 loại 
Câu 5: (0,25đ). Hồ có mấy nguồn gốc hình thành
 A. 1 loại B. 2 loại 
 C. 3 loại D. 4 loại 
Câu 6: (0,25đ) . Nước biển và đại dương có mấy sự vận động .
 A. 2 B. 3 
 C. 4 D. 5
Câu 7: (0,25đ) . Độ muối trung bình của nước biển và các đại dương là .
 A. 34% B. 33% 
 C. 32% D. 35%
Câu 8:(0,25đ) . Cửa sông là nơi dòng sông chính :
 A . Đổ ra biển (hồ) B. Tiếp nhận các sông nhánh 
 C . Phân nước ra cho sông phụ D. xuất phát 
+ Điền vào chỗ chấm (...) những từ , cụm từ thích hợp cho nhận xét sau
Câu 9 (1đ) . a).............................là nguyên nhân sinh ra gió 
 b) Dòng biển còn gọi là .....................................
Câu 10 (1đ). a) Các nhân tố quan trọng trong hình thành các loại đất trên bề mặt Trái Đất là ................................và khí hậu 
 b) Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và ...................
Phần II : Trắc nghiệm tự luận(6điểm )
Câu1: (2 điểm) Sông và Hồ khác nhau ở điểm nào? Ở địa phương em có những con sông nào bắt nguồn từ đâu? 
Câu 2 (2 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân sinh ra sóng, thủy triều và dòng biển.
Câu 3 (2 điểm) Nêu vị trí, đặc điểm khí hậu nhiệt đới? Việt Nam nằm trong đới khí hậu gì?
III- ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM 
+ Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9.a. Sinh vật, đá mẹ 
10.a Gió, thuỷ triều
Ý
D
A
D
B
C
B
D
A
 b. Không khí
 b.Hải lưu
 Phần II: Trắc nghiệm tự luận (6đ)
Câu1:(2đ)
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước do băng tuyết tan cung cấp. 
- Con sông có ở tỉnh : 
Câu 2 (2đ)
- Sông ngòi có giá trị kinh tế rất lớn về giao thông vận tải, thuỷ điện, thuỷ lợi, cung cấp phù sa hình thành đồng bằng.......
Câu 3(2đ)
- Kho nước vô tận cung cấp cho các lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây mưa, sông ngòi duy trì cuộc sống sinh vật trên trái đất .
- Kho tài nguyên và thực phẩm quý giá như cung cấp nhiều khoáng sản và mỏ quặng, nguồn muối vô tận, nhiều thực vật, động vật biển phong phú, đa dạng 

Tài liệu đính kèm:

  • docdia ly 6.doc