Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 30

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 30

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN VÀ ÔN TẬP BÀI 1

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp HS : hệ thống lại kiến thức đã học ở bài 1 , nội dung văn bản “ Tôi đi học” với những nét nghệ thuật chính .

- Nắm vững được từ ngữ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp .

- Ôn tập lại sự thống nhất về chủ đề văn bản .

B. CHUẨN BỊ :

G/v: Hệ thống câu hỏi, đáp án .

H/s: Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy

B . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ :Xen trong giờ

 

doc 75 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập tập làm văn và Ôn tập bài 1 
A . Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS : hệ thống lại kiến thức đã học ở bài 1 , nội dung văn bản “ Tôi đi học” với những nét nghệ thuật chính .
Nắm vững được từ ngữ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp .
Ôn tập lại sự thống nhất về chủ đề văn bản .
B. Chuẩn bị : 
G/v: Hệ thống câu hỏi, đáp án .
H/s: Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy 
B . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : 
 1. Kiểm tra bài cũ :Xen trong giờ 
 2 . Bài mới : 
 Tiết 1 : Ôn tập văn tự sự , đoạn văn .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
? Kể tên các thể loại văn bản mà các em đã học từ lớp 6 ? 
 - Các kiểu văn bản đã học :
 Lớp 6 : học văn miêu tả và văn tự sự .
 Lớp 7 : học văn biểu cảm và nghị luận .
? Thế nào là văn miêu tả ?
? Để làm tốt văn miêu tả, cần có điều kiện gì?
 -Muốn làm tốt văn miêu tả , người viết phải biết quan sát , từ đó nhận xét liên tưởng , tưởng tượng , so sánh  để làm nổi bật đối tượng .
 Gv : khi miêu tả đối tượng , các em cũng cần có trình tự miêu tả sao cho hợp lí nhất , giúp người đọc vừa có cái nhìn khái quát nhất vừa có cái nhìn cụ thể . Lời văn phải cụ thể , trong sáng , vận dụng các phép so sánh , nhân hóa , từ gợi hình phong phú 
? Trình bày kháI niệm văn tự sự ?
 Hs trình bày .
? Những yếu tố nào cấu thành văn bản tự sư ?
 Yếu tố : nhân vật , sự việc , cốt truyện , ngôI kể 
Ngoài ra còn có yếu tố miêu tả và biểu cảm .
I. Lí thuyết :
1 . Văn miêu tả .
 - Khái niệm: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc , người nghe hình dung những đặc điểm , tính chất nổi bật của một sự việc , sự vật , con người , phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc người nghe .
2 . Văn tự sự :
Tiết 2, 3 : Ôn tập bài 1 .
 Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cơ bản 
? Trình bày nội dung của văn bản “ TôI đi học” của Thanh Tịnh ?
? Tìm những hình ảnh , chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp , bỡ ngỡ của “ tôi” ?
 - Khi cùng mẹ đến trường : thấy lạ trên con đường đã quen thuộc .
 - Không ra đồng nô đùa như bạn nữa .
 - Khi nghe gọi tên , quả tim ngừng đập , giật mình và lúng túng .
 - Khi vào lớp thấy xa mẹ .
 - Khi ngồi trong lớp thấy quen và quyến luyến .
? Qua văn bản , em cảm nhận gì về nhân vật “ Tôi” trong ngày đầu tiên đến trường ? 
? Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh đã được nhà văn sử dụng ?
- Những h/ a so sánh : 
“ Những cảm giác ấy quang đãng” .
“ ý nghĩ ấy  ngọn núi” .
“ Họ như những 	 e sợ” .
Đặc sắc của nghệ thuật so sánh : 
Các so sánh trên đều dùng những hình ảnh cụ thể để cụ thể hóa tâm trạng , ý nghĩ trừu tượng.Nó góp phần làm đậm chất trữ tình nhẹ nhàng , ngọt ngào , đằm thắm của tác phẩm .Nó cũng cho thấy một tâm hồn hết mực nhẹ nhàng , trong sáng .
? Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc trong truyện ? 
? Nêu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp ?
-Từ ngữ nghĩa rộng là từ có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác .
- Từ ngữ nghĩa hẹp là những từ mà phạm vi nghĩa của nó được phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác bao hàm .
? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng hơn các từ : ăn , đi , bàn trà .
- ăn - ăn uống - sinh hoạt .
- đi - hoạt động .
- bàn trà - bàn - đồ vật .
? Cho từ ngữ sau, tìm từ có cấp độ khái quát về nghĩa hẹp hơn : xe cộ , kim loại , hoa quả .
 - xe cộ : xe đạp , xe máy , xe ô tô 
 - Kim loại :đồng , chì 
 - Hoa quả : chuối , na , hồng xiêm
? Chủ đề văn bản là gì ?
? Hãy cho biết chủ đề trong văn bản “ Tôi đi học” là gì ?
- Chủ đề chính là cảm xúc của “ tôi” trong ngày đầu tiên đến trường .
? Một văn bản có sự thống nhất cần có những yêu cầu gì ?
- Hình thức : Chủ đề được thống nhất qua nhan đề , đề mục và trong mối quan hệ giữa các phần của văn bản , các từ ngữ chủ đề thường được lặp đi lặp lại nhiều lần .
 - Nội dung : Vb chỉ nói tới chủ đề , mọi vấn đề khác đều xoay quanh để làm nổi bật chủ đề , không xa rời hay lạc đề .
1 .Văn bản “ Tôi đi học” .
 a . Nội dung
 - Văn bản bộc lộ cảm xúc trong ngày đầu tiên đến trường .
- “ Tôi” là cậu bé có tâm hồn trong sáng , yêu thiên nhiên , maí trường , yêu bạn bè và yêu cả sự học hành.
b. Nghệ thuật .
- Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh đặc sắc .
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả , biểu cảm , nổi bật nhất là phương thức biểu cảm .
- Dòng cảm xúc trong sáng , ngây thơ và hết sức cụ thể .
2 . Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
- Từ ngữ nghĩa rộng :
- Từ ngữ nghĩa hẹp :
3. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản .
a . Chủ đề của vb .
- Là đối tượng chính , vấn đề chính, nội dung chính cảu văn bản .
b , Yêu cầu :
- Hình thức :
- Nội dung :
3 . Củng cố , dặn dò:
 Gv hệ thống lại nội dung ôn tập .
Hs về nhà học bài .
 Ngày tháng năm 
 Tuần 3
 Ban gám hiệu ký duyệt 
Tuần 5 tiết 1,2,3
Ngày soạn:17/9/09 
Ngày dạy:22/9/09 
Ôn tập : Tập làm văn
A.Mục tiêu cần đạt:
 giúp HS ôn tập lại các kiến thức sau:
- Nắm đợc bố cục văn bản , đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tợng và nhận thức của ngời đọc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án 
- Học sinh : học bài theo hớng dẫn 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra: 
	? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
	? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở những phơng diện nào?
2. Bài mới: Tiết 1: 
 Ôn tập : Bố cục của văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc văn bản Văn bản trên có thể chia thành mấy phần?
 ? Chỉ rõ ranh giới giữa các phần đó.
? Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần? trong văn bản 
? Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản .
 GV: Các phần luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước làm tiền đề cho phần sau, còn phần sau là sự tiếp nối phần trước.
 Chủđề của văn bản là Người thầy đạo cao đức trọng.
 Từ việc phân tích ở trên, hãy cho biết một cách khái quát:
 ? Các phần của văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào?
 ? Bố cục của văn bản gồm mấy phần?
 Nhiệm vụ của từng phần là gì?
1Ví dụ: văn bản Người thầy đạo cao đức trọng
- (HS đọc.)
 - Văn bản trên chia thành ba phần:
+ P1: Từ đầu đến “danh dự”.
+ P2: “Học trò theo ôngkhông cho vào thăm
+ P3: đoạn còn lại.
- P1: Giới thiệu ông Chu Văn An
- P2: Kể công lao, uy tín và tính cách của ông. 
- P3: Niềm thương tiếc của mọi người khi ông mất.
- Phần đầu (MB) giới thiệu nhânvật; nhân vật sẽ được làm rõ ở phần hai (TB) và tôn cao, nhấn mạnh thêm ở phần ba (KB). Văn bản thường có bố cục ba phần: MB, TB, KB.
* Nhiệm vụ:
 + MB: Nêu ra chủ đề sẽ nói trong văn bản. + TB: Trình bày các ý liên quan đến chủ đề.
 + KB: Tổng kết, khái quát chủ đề của văn bản . Các phần của văn bản luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản .
2. Kết luận 
3. Củng cố- Hướng dẫn 
Đọc lại bố cục ba phần và nhiệm vụ của tong phần trong văn bản 
.Tiết 2:
Ngày soạn:17/9/09 
Ngày dạy:23/9/09 
Bài mới :
Ôn tập : Bố cục của văn bản (Tiếp)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc kĩ mục II trong SGK và trả lời các câu hỏi:
? Phần thân bài Tôi đi học của Thanh Tịnh được sắp xếp trên cơ sở nào?
? Hãy chỉ ra diễn biến của tâm trạng cậu bé Hồng trong phần thân bài?
? Khi tả người, tả vật, phong cảnh,em sẽ lần lượt miêu rả theo trình tự nào?
? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết. 
? Chỉ ra cách sắp xếp các sự việc trong văn bản “Người thầy đức cao vọng trọng”.
 ? Từ các bài tập trên và bằng những hiếu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản ?
*Gợi ý 
 P1: Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?
P2: Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào
II) Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản .
* Cách sắp xếp:
- Hồi tưởng: 
+ Những kỉ niệm trước khi đi học.
+ Các cảm xúc được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian: trên đường, trong sân trường, trong lớp.
- Liên tưởng đối lập: Những suy nghĩ trong hồi ức và hiện tại.
* Diễn biến tâm trạng:
- Đ1: Tình cảm và thái độ:
+ Tình cảm: thương mẹ sâu sắc.
+ Thái độ: Căm ghét những kẻ nói xấu mẹ.
- Đ2: Những cảm giác sung sướng cực điểm khi đột nhiên chú gặp lại mẹ và được yêu thương, ôm ấp trong lòng. * Trình tự miêu tả:
- Tả người: có thể đi từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, phẩm chất; cũng có thể đi từ lai lịch đến tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội
- Tả con vật: tả hình dáng, các bộ phận đặc trưng của con vật, tiếng kêu, màu lông, thói quen, quan hệ của con vật với con người.
- Tả phong cảnh: đi từ khái quát đến cụ thể; xa- gần; chung- riêng; trên cao- dưới thấp; màu sắc đường nét, ánh sáng, âm thanh. - Học trò theo học đông, nhiều người đỗ đạt, tài giỏi, vua vời ra dạy cho thái tử;
- Biết can ngăn vua tránh điều xấu; 
- Can gián không được, từ quan về làng;
- Học trò đều giữ lễ với ông và ông cũng nghiêm khắc với học trò. - Tuỳ thuộc vào những yếu tố, như: kiểu văn bản , chủ đề, ý đồ giao tiếp của tác giả.
- Được sắp xếp theo trình tự không gian, thời gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc
3.Củng cố- hướng dẫn 
Đọc lại ghi nhớ sgkcách trình bày phần thân bài . 
.Tiết 3:
Ngày soạn:17/9/09 
Ngày dạy:23/9/09 
Bài mới : Luyện tập 
 (tiếp)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
1.BT1/26/SGK: Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích.
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm BT, làm ra giấy nháp.
 2.BT2/27/SGK:
- GV nêu yêu cầu cho học sinh làm. 
3.BT3/27/SGK:
- GV gợi ý: Cách sắp xếp trên chưa hợp lí. Trước hết cần phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ trước. Từ đó mới lấy ví dụ để chứng minh. Trong các ví dụ thì nói khái quát về những người chịu đi, chịu học trước, sau đó mới nói tới các vị lãnh tụ, rồi nói đến thời kì đổi mới (theo trình tự thời gian).
a) Miêu tả cảnh sân chim: theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.
b) Tả cảnh Ba Vì: 
Trình bày vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm, nhưng tập trung vào tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm buổi chiều, buổi tối khi có trăng ( trình tự thời gian).
c) Chứng minh luận điểm: 
(đoạn trích có ba đoạn nhỏ).
- Đ1: Nêu luận điểm: “Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để phải khỏi công nhận những tình thế đáng ưu uất”.
- Đ2+3: Đưa dẫn chứng (truyện Hai Bà Trưng và truyện Phù Đổng Thiên Vương ) để chứng minh cho luận điểm đó. 
- Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, cần trình bày một số ý và sắp xếp như sau:
+ Hồng rất muốn đi thăm mẹ mình. Em biết ý xấu của người cô nên đã từ chối.
+ Hồng không dấu được tình thương mẹ nên đã để nước mắt ròng ròng rơi xuống.
+ Hồng muốn nghiền nát những c ... m tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
II. BTTL: 
1. Đọc đoạn văn sau:
“Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau. Nhân nghĩa là 1 khái niệm đạo đức của Nho gia. Chữ nhân vốn có nd rất rộng. Hạt nhân của chữ nhân là chỉ sự tương thân tương ái giữa con người với nhau. Chữ nhân của Nho gia thể hiện khuynh hướng trọng dân, nghĩa là đối với dân phải khoan dung, nhân ái. Nghĩa là hợp với lẽ phải, với đạo lí. Nghĩa theo tư tưởng tích cực của Nho gia là lấy lợi ích của nhân dân, của đan tộc làm gốc.”
2. Tìm luận điểm của đoạn văn?
	- Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau.
3. Đoạn văn được trình bày theo cách nào?
	- Đoạn diễn dịch.
4. Hãy chuyển thành đoạn quy nạp?
	- Gợi ý: Chuyển câu chủ đề xuống cuối đoạn.
5. Viết đoạn văn trình bày luận điểm sau: Học để ngày mai lập nghiệp.
	- Gợi ý: Tìm luận cứ: + Mục đích của việc học.
 + Để đạt được mục đích đó, cần học như thế nào?
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 doạn trong văn bản.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 27
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Thuế máu: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nguyễn ái Quốc sống và hoạt động ở Pari – thủ đô nước Pháp. 
b. Tác phẩm: 
	- XB 1925 bằng tiếng Pháp.
	- TP gồm 12 chương và phần phụ lục “Gửi thanh niên”.
	- TP vạch trần bộ mặt xảo quyệt của bọn thực dân được che đậy bằng những mĩ từ khai hoá, văn minh, công lí Thực chất chúng đã áp bức, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ, đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn vô cùng dã man. TP chính luận này có giá trị lớn, đóng góp về nhiều mặt: chính trị, sử học, văn học.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Hội thoại: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
	* Vai XH là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai XH được x/đ bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang bằng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gđ và xã hội);
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
	* Vì quan hệ XH vốn rất đa dạng nên vai XH của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần x/đ đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
III. Phần Tập làm văn:
HD HS : Ôn tập về Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
+ Văn NL rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố BC giúp cho văn NL có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc, người nghe.
+ Để bài văn NL có sức BC cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết, nói và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc phải chân thực và không được phá vỡ mạch NL của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 26 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
II. BTTL: 
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 28
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Đi bộ ngao du: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
- Giăng Giắc Ru-xô (1712 – 1778) là nhà văn, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp TK 18. 
b. Tác phẩm: 
	- Tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (1762), Ru-xô bàn về chuyện gioá dục một em bé từ lúc sơ sinh cho đến lúc trưởng thành qua câu chuyện về chú bé Ê-min.
	- Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, tg dùng những lí lẽ và thực tiễn c/s mà bản thân đã trải qua để tạo nên lập luận chặt chẽ, sinh động, có sức thuyết phục. Qua bài văn, có thể thấy rõ tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Hội thoại (tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
	* Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có 1 người tham gia hội thoại nói được gọi là lượt lời.
	Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt, cắt lời hoặc chêm vào lời của người khác.
	Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là 1 cách biểu thị thái độ.
III. Phần TLV: 
HD HS : Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận:
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 27 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 29
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Trong 1 câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, người viết cần biết lựa chọn trật tự từ cho thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có thể:
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói).
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+ Liên kết câu với những câu khác trong VB.
+ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
II. Phần TLV:
HD HS : Ôn tập về Tìm hiểu yếu tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
I. BTTN: Bài 28 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 30
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Tác giả: Mô-li-e – nhà viết hài kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển Pháp. Nét độc đáo của kịch Mô-li-e là tg luôn phát hiện ra những khía cạnh bi đát của XH Pháp thời vua Lu-i XIV và thẻ hiện chúng dưới hình thức hài kịch.
* TP: “Trưởng giả học làm sang”: trình diễn lần đầu vào ngày 14/11/1670 tại Săm-bơ cho triều đình xem; Là 1 trong những vở kịch thành công nhất của Mô-li-e.
- Đoạn trích: 
+ Là lớp kịch kết thúc hồi II của vở kịch 5 hồi.
+ Gồm 2 cảnh: Ông giuốc-đanh và bác phó may.
 Ông Giuốc-đanh và các thợ phụ.
+ Đoạn trích được XD hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của 1 tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiến cười sảng khoái cho khán giả.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu (Tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm: 
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
II. Phần TLV:
HD HS : Luyện tập về Đưa các yếu tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 29 ():
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
1
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap he ngu van 8.doc