Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Ôn tập tổng hợp văn học Việt Nam

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Ôn tập tổng hợp văn học Việt Nam

Chủ đề 3: Ôn Tởp Tổng Hợp Văn Học Việt Nam

Loại chủ đề: Bám sát

Ôn Tập Văn Học Việt Nam

( giai đoạn từ thế kỉ x đến đầu tk xx)

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: Củng cố kiến thức qua các bài văn qua các bài Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu.

2.Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận.

3.Thái độ: Hiểu và cảm nhận được nội dung các bài thơ và vận dung trong thực tế.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. ổn định tổ chức. (7phút)

2. Kiểm tra bài cũ của học sinh.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Ôn tập tổng hợp văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32, tiết 1,2
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chủ đề 3 : Ôn Tởp Tổng Hợp Văn Học Việt Nam
Loại chủ đề : Bám sát
Ôn Tập Văn Học Việt Nam
( giai đoạn từ thế kỉ x đến đầu tk xx)
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức : Củng cố kiến thức qua các bài văn qua các bài Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu.
2.Kĩ năng : Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận.
3.Thái độ : Hiểu và cảm nhận được nội dung các bài thơ và vận dung trong thực tế.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức. (7phút)
2. Kiểm tra bài cũ của học sinh.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu tác phẩm Chiếu dời đô.(30phút)
G; Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
? Đề yêu cầu chúng ta phải làm gì?
H: XĐ
G:? XĐ các phần trong dàn bài nghị luận cần phải làm những công việc gì?
H: XĐ
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
G: Với những luận điểm như vậy cần đưa ra những dẫn chứng nào?
H: XĐ.
Hoạt động 2: (50phút)
- HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
- GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
4.Củng cố và dặn dò : (3phút)
-Xem lại nội dung bài học. Soạn : Hích tướng sĩ.
I- Văn bản: Chiếu dời đô- Lí Công Uẩn
Đề bài: Qua bài Chiếu dời đô em hãy làm sáng tỏ vai trò của LCU trong việc dời đô?
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: NL
- Nội dung cần làm sáng tỏ: vai trò của LCU trong việc dời đô.
- Cách làm: phân tích các luận điểm để thấy được sự thuyết phục khéo léo, lựa chọn sáng suốt của LCU.
2. Dàn ý
a. Mở bài
- LCU ( 974- 1028) tức Lí Thái Tổ, quê ở Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn có công sáng lập ra vương triều Lí. Năm 1010 LCU viết Chiếu Dời Đô để thuyết phục nhân dân tuân theo mệnh lênh của nhà vua dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La
b. Thân bài
- Để thuyết phục dời đô LCU đã nêu việc dời đô của các triều đại xưa ở TQ: Nhà Thương : 5 lần dời đô, Nhà Chu : 3 lần dời đô.Theo LCU việc dời đô về trung tâm của các triều đại TQ phù hợp với qui luật khách quan trên vâng lệnh trời, dưới theo ý dân, nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau cho nên kết quả vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh quốc gia giàu mạnh, đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng. Việc dời đô của các triều đại này chứng tỏ dời đô là việc làm thường xuyên của các triều đại.Trong lịch sử cũng từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những điều tốt đẹp. Vậy việc dời đô của LTT không có gì là khác thường.
 - LTT phê phán việc không dời đô của 2 triều Đinh và Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư, không theo mệnh trời, không học người xưa nên triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong vùng đất chật chội. Soi sử sách vào tình hình thực tế thì thực ra 2 triều đó thế và lực chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước phải dựa vào thế núi rừng hiểm trở. Thời Lí, trong đà phát triển đi lên của đất nước, việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa
- Bên cạnh lí là tình ''Trẫm rất đau xót về việc đó'', lời văn tác động cả tới tình cảm người đọc, tác giả bộc lộ khát vọng xây dựng đất nước lâu bền, hùng cường.
- Theo LCU thành Đại La có nhiều lợi thế để chọn làm kinh đô của đất nước:
 + Về vị thế địa lí : ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng, lại có núi có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng tránh được nạn lụt lội , chật chội
 + Về vị thế chính trị: là đầu mối giao lưu,''chốn tụ hội của 4 phương'' là mảnh đất hưng thịnh''muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi''..
* Như vậy về tất cả các mặt thành Đại La có đủ mọi điều kiện tốt nhất để trở thành kinh đô của đất nước nước ta đang trên đà lớn mạnh, thể hiện ý chí tự cường dân tộc. Lý Công Uẩn dời đô là vì lợi ích của trăm dân điều đó cho ta thấy ông là một vị vua sáng suốt có tầm nhìn xa trông rộng.
- Hai câu cuối tác giả không ra mệnh lệnh mà lại ra câu hỏi mang tính chất trao đổi,đối thoại, tâm tình đồng cảm giữa vua và dân, thuyết phục bằng lí và tình mà vẫn thể hiện quyết định đó là nguyện vọng của vua và dân.
* Liên hệ đến Thăng Long - Hà Nội để thấy sự đúng đắn của việc dời đô đã được chứng minh như thế nào trong lich sử nước ta. Thăng Long - Hà Nội luôn vững vàng trong mọi thử thách lịch sử luôn là trái tim của Tổ Quốc.
c. Kết bài
- Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà phát triển. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc, thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
3. Viết bài 
4.Đọc và chữa bài
IV.Rút kinh nghiệm: 
---------------------
Tuần 33, tiết 3,4
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chủ đề 3 : Ôn Tởp Tổng Hợp Văn Học Việt Nam
Loại chủ đề : Bám sát
Ôn Tập Văn Học Việt Nam (tiếp theo)
( giai đoạn từ thế kỉ x đến đầu tk xx)
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức : Củng cố kiến thức qua các bài văn qua các bài Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu.
2.Kĩ năng : Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận.
3.Thái độ : Hiểu và cảm nhận được nội dung các bài thơ và vận dung trong thực tế.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức. (7 phút)
2. Kiểm tra bài cũ của học sinh.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động dạy và học 
Nội dung 
Hoạt động1: Tìm hiểu tác phẩm Hịch tướng sĩ. (35phút)
G; Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
? Đề yêu cầu chúng ta phải làm gì?
H: XĐ
G:? XĐ các phần trong dàn bài nghị luận cần phải làm những công việc gì?
H: XĐ
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
G: Với những luận điểm như vậy cần đưa ra những dẫn chứng nào?
H: XĐ.
Hoạt động 2: (45phút)
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
4.Củng cố và dặn dò:
- Khái quát lại nội dung bài học. Soạn: Nước Đại Việt Ta.
I- Văn bản: Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn
Đề bài: Chứng minh Hịch tướng sĩ của TQT có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình.
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: NL
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Hịch tướng sĩ của TQT có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình.
- Cách làm: phân tích các luận điểm để thấy được sự sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình (lí lẽ, dẫn chứng và tình cảm)
2. Dàn ý
a. Mở bài: Trần Quốc Tuấn (1231-1300) là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng văn võ song toàn, có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2 và 3. Hịch tướng sĩ được ông viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 (1285) để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn ''Binh thư yếu lược''. Để thuyết phục tướng sĩ Hịch tướng sĩ có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình
b. Thân bài
- TQT đã nêu những tấm gương trung thần trong sử sách TQ. Họ là tướng Do Vu, VCK; gia thần nhỏ: Dự Nhượng, KĐ; quan nhỏ: Thân khoái. Tác giả nêu tên những trung thần nghĩa sĩ của TQ họ đã xả thân vì chúa bất chấp tính mạng để khích lệ ý chí xả thân vì nước.
- Sau khi nêu gương trung thần nghĩa sĩ tác giả chỉ ra hiện tình đất nước dưới tội ác của kẻ thù.Trong thời buổi loạn lạc sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh HTL mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam vương mà thu bạc vàng ... Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói... chúng ngang ngược: đi lại nghênh ngang, bắt nạt tể phụ. Chúng tham lam tàn bạo vơ vét, đòi hỏi, hạch sách hung hãn như hổ đói. Bằng giọng văn mỉa mai châm biếm, lột tả bằng những hành động thực tế và hình ảnh so sánh ẩn dụ: ''lưỡi cú diều'', ''thân dê chó'' để chỉ sứ nhà Nguyên nỗi căm giận và khinh bỉ của Trần Quốc Tuấn. Đặt những hình tượng đó trong thế tương quan: ''lưỡi cú diều'' ''sỉ mắng triều đình''; ''thân dê chó'' ''bắt nạt tể phụ'' kích động mọi người thấy nỗi nhục lớn khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
- Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được biểu hiện cụ thể qua thái độ “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này ... vui lòng. Thái độ uất ức, căm tức đến tột cùng, đến bầm gan tím ruột khi chưa trả được thù cho dân tộc, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. Lòng căm thù được thể hiện bằng những trạng thái tâm lí cao nhất tột cùng của sự lo lắng tột cùng của sự đau xót. Mỗi chữ mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngọn bút trên trang giấy đã khắc hoạ sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước. Khi tự bày tỏ nỗi lòng mình chính Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
- Trần Quốc Tuấn nêu mối ân tình giữa mình và tướng sĩ để khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi, tình cốt nhục cũng như đối với dân tộc. Cách cư sử của TQT hằng ngày với tướng sĩ ân cần, quan tâm đến cuộc sống của họ “Không có áo...cho áo,cơm; quan nhỏ thì thăng chức; lương ít thì cấp bổng; đi bộ cùng nhau vui cười”. Quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ là quan hệ tốt đẹp, ân tình trọn vẹn. Đó là mối quan hệ trên dưới nhưng không theo đạo thần chủ mà là quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ.
- Tiếp theo ông phê phán thái độ sống, hành động sai lầm của tướng sĩ để tướng sĩ nhận rõ: nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, thích chọi gà, đánh bạc, thích rượu ngon... Họ đã đánh mất danh dự của người làm tướng thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh đất nước, lao vào các thú vui hèn hạ, toan tính tầm thường. Lối sống hưởng lạc, thái độ bàng quan vô trách nhiệm trước vận mệnh của TQ sẽ dẫn đến hậu quả tai hại khôn lường: thái ấp bổng lôc không còn, gia quyến vợ con khốn cùng, tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo, thanh danh bị ô nhục... Một cảnh đau đớn u ám do chính họ gây ra. Có khi tác giả dùng cách nói thẳng, gần như sỉ mằng; có khi mỉa mai, chế giễu nghiêm khắc răn đe lúc lại chân thành bày tỏ thiệt hơn ''cựa gà ...'' nghệ thuật đối lập để họ thấy được sự vô lí trong cách sống của mình, giọng khích tướng để họ mau chóng muốn chứng minh tài năng, phẩm chất của mình. Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ ra những cái sai tưởng như nhỏ nhặt nhưng có tính giáo dục rất cao: vừa phê phán n ... làm. Học đI đôI với hành là quan điểm tăng cường ý nghĩa ứng dụng và thực hành của môn học tránh lối học vẹt, lí thuyết xuông khi bắt tay vào công việc thì lúng túng, vụng về.
IV.Rút kinh nghiệm: 
---------------------
Tuần 37, tiết 11,12
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chủ đề 3 : Ôn Tởp Tổng Hợp Văn Học Việt Nam
Loại chủ đề : Bám sát
Ôn Tập Và Kiểm Tra Văn Học Việt Nam
( giai đoạn từ thế kỉ x đến đầu tk xx)
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức : Củng cố kiến thức qua các bài văn qua các bài Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu.
2.Kĩ năng : Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận.
3.Thái độ : Hiểu và cảm nhận được nội dung các bài thơ và vận dung trong thực tế.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức. (7phút)
2. Kiểm tra bài cũ của học sinh.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy và học 
Nội dung 
Hoạt động1: Tìm hiểu tác phẩm Thuế Máu(35phút)
G; Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
? Đề yêu cầu chúng ta phải làm gì?
H: XĐ
G:? XĐ các phần trong dàn bài nghị luận cần phải làm những công việc gì?
H: XĐ
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
H: XĐ những dẫn chứng cần thiết để chứng minh.
Hoạt động 2: (45phút)
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
4.Củng cố và dặn dò: 
- Ôn lại bài và hoàn thiện các bài tập trên.Ôn tập kĩ văn nghị luận.
- Ôn tập lại kiến thức các văn bản văn học đã học. 
I- Văn bản: Thuế máu- Nguyễn ái Quốc
Đề bài: Chứng minh ngòi bút sắc sảo của NAQ trong đoạn trích Thuế máu.
1.Tìm hiểu đề 
- Thể loại: NL
- Nội dung cần làm sáng tỏ: ngòi bút sắc sảo của NAQ trong đoạn trích ‘Thuế máu’’
- Cách làm: phân tích các luận điểm trong đoạn trích. Chú ý yếu tố nghệ thuật.
2. Dàn ý
1. Mở bài
- Những năm 20 của thế kí XX là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước - người chiến cộng sản kiên cường Nguyễn ái Quốc. Trong đó có hoạt động văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ của nhân dân, kêu gọi đấu tranh.
- ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' là tác phẩm được viết bằng chữ Pháp, gồm 2 phần 12 chương và phần phụ lục, viết tại Pháp bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa ri (năm 1925), tại Hà Nội (năm 1946). Đoạn trích “Thuế máu” nằm trong chương I của tác phẩm thể hiện rõ phong cách viết của Nguyễn ái Quốc: nghệ thuật châm biếm sắc sảo.
2. Thân bài
- Đây là một văn bản phóng sự chính luận có luận đề ''Thuế máu'' được triển khai bằng hệ thống 3 luận điểm: Chiến tranh và ''Người bản xứ''; Chế độ lính tình nguyện; Kết quả của sự hi sinh.Tất cả các tiêu đề chương mục đều do tác giả đặt, gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị: người thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song tàn nhẫn nhất là sự bóc lột xương máu. thể hiện tính chiến đấu, p2 triệt để của Nguyễn ái Quốc
- Mở đầu chương sách, NAQ nói về thái độ của các quan cai trị thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa ở 2 thời điểm: trước và sau chiến tranh (1914)
 Trước chiến tranh thực dân Pháp gọi dân thuộc địa là những tên da đen bẩn thỉu, những tên An-Nam-mít bẩn thỉu, là những tên kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị họ được xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như xúc vật. Khi chiến tranh bùng nổ họ trở thành những đứa con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và TD họ được tâng bốc,, vỗ về, phong cho danh hiệu cao quý, những vinh dự hão huyền để rồi họ bị biến thành vật hi sinh.Thể hiện tố cáo tội ác của thực dân Pháp, gây lòng căm thù phẫn nộ của thực dân Pháp.
- Giọng điệu mỉa mai, hài hước: họ chỉ là, giỏi lắm thì, cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức, đùng một cái ...kết hợp với yếu tố tự sự qua nghệ thuật liệt kê, tương phản, sử dụng tính từ, danh từ vang lên rất kêu, hào nhoáng, thể hiện những thủ đoạn lừa bịp dân chúng một cách rẻ mạt, che giấu bản chất tàn bạo, độc ác của thực dân Pháp.
- Tác giả làm rõ số phận của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, ... bỏ xác tại những miền hoang vu ..., anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy, 8 vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương ... Tác giả đã sử dụng nghệ thuật liệt kê các dẫn chứng, lời kể chua xót, thương cảm, giọng giễu cợt, xót xa: ấy thế mà, lập tức, đi phơi thây, tưới, chạm ...phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa, vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đổi lấy những danh dự hão huyền. Mâu thuẫn trào phúng còn tiếp tục bộc lộ trong đoạn trích giữa lời hứa hẹn những cái to tát, hào nhoáng với những cái giá phải trả trong cuộc chiến tranh vui tươi ấy.
- Còn số phận của những người bản xứ ở hậu phương phải vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng, khạc ra từng miếng phổi chẳng khác gì hít phải hơi ngạt. Tuy không phải trực tiếp ra mặt trận nhưng nhiều người dân thuộc địa làm việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. Lời kể chua xót, giọng giễu cợt, xót xa, với việc nêu hai con số ở cuối đoạn văn góp phần tố cáo mạng mẽ tội ác của gọn thực dân, gây lòng căm thù phẫn nộ trong quảng đại của thực dân thuộc địa.
- Đến phần hai Nguyễn ái Quốc đã tập trung vạch trần, tố cáo tội ác và thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân ở 3 nước Đông Dương. Bọn thực dân đã sử dụng những thủ đoạn mánh khoé tinh vi để bắt lính: tiến hành những cuộc lùng sục lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Thoạt tiên chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ. Sau đó chúng mới đòi đến con cái nhà giàu muốn không đi lính tình nguyện thì sì tiền ra. Chúng sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt xúc vật, đàn áp dã man nếu như có chống đối. thực chất là bắt bớ, cưỡng bức. là cơ hội làm giàu, củng cố địa vị, thăng quan tiến chức, tỏ lòng trung thành. Đó là những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn ăn tiền công khai từ cuộc tuyển quân, tự do làm tiền không còn luật lệ. Từ đó ta thấy thực trạng lính tình nguyện là cơ hội bóc lột người bản xứ làm giàu cho bọn thực dân Pháp, là cơ hội để thăng quan tiến chức.
- Để chống lại các nhà cầm quyền, để chốn lính buộc những người bản xứ hoặc trốn tránh, hoặc xì tiền ra, thậm chí họ còn tìm cách tự huỷ hoại bản thân, làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất để khỏi đi lính. Những hành động ấy càng lật ngược cái dối trá lừa bịp cuộc mộ lính phi nghĩa.
- Mâu thuẫn trào phúng, một lần nữa thể hiện ở lời lẽ tuyên bố trịnh trọng của bọn cầm quyền - Các bạn đã tấp nập đầu quân, kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ. Đối lập với tốp thì bị xích tay, ... những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà... Trong khi làm điều trên, chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm, nhắc lại lời tuyên bố của bọn thực dân bằng giọng điệu giễu cợt rồi phản bác lại bằng thực tế hùng hồn, sử dụng nhiều câu hỏi ở phần kết để kết tội đanh thép hơn, càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn.
- ý nghĩa trào phúng của nhan đề - ý nghĩa nhan đề mang sắc thái tự nhiên. Vì lính tình nguyện là tự giác không bắt buộc, sẵn sàng, phấn khởi mà đi. Nhưng ở đây phải hiểu theo nghĩa ngược lại. Giống là cùng quay quanh cuộc chiến tranh đế quốc bẩn thỉu, cùng là sự trái ngược giữa hành động và lời nói.
- Nếu hai đoạn trên nói về những thủ đoạn, những mánh khoé của chính quyền TD để lôi được trai tráng những nước thuộc địa sang cầm súng bảo vệ ''nước mẹ'' thì ở phần III, Nguyễn ái Quốc vẫn tiếp tục chủ đề trên, nói về kết quả của sự hi sinh của những người bị lừa bịp của cả những người lính thuộc địa và người Pháp lương thiện.
- Khi chiến tranh kết thúc, đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ bỗng dưng im bặt. Chính quyền thực dân đối xử với người dân bản xứ như xưa. Những người hi sinh từng được tâng bốc trở lại ''giống người hèn hạ'' “Chẳng phải ... đó sao?...Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi ! ...” Bằng giọng mỉa mai, sử dụng yếu tố biểu cảm, tác giả nói về cách đối xử của chính quyền TD với những người lính thuộc địa sau chiến tranh. Hết chiến tranh chúng lại đối xử tàn nhẫn với họ: tước đoạt của cải, đánh đập, đối xử như với xúc vật.
 Người dân thuộc địa lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu sau khi đã bị bóc lột trắng trợn''thuế máu'' tráo trở, tàn nhẫn.
- Đối với những thương binh người Pháp và vợ con của tử sĩ người Pháp thì ''bọn cá mập thực dân'' cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho TB và vợ con của tử sĩ người Pháp Đầu độc 1 dân tộc để vơ vét cho đầy túi. Tác giả không châm biếm, mỉa mai nữa mà tố cáo bằng lí lẽ sắc bén: trong một việc mà chính quyền thuộc địa đã phạm 2 tội ác đối với nhân loại. Chúng còn bỉ ổi hơn nữa là không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi. Cuối cùng tác giả đã kêu gọi thế giới văn minh và người Pháp lương thiện lên án tội ác của bọn chúng. Đó là con đường đấu tranh ban đầu để chống lại bọn cá mập thực dân vô nhân đạo.
3. Kết bài:
- Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo. Với tấm lòng của một người yêu nước, 1 người cộng sản, tác giả đã khách quan trong từng sự việc nhưng ta vẫn thấy trong các câu văn ứ trào căm hờn, chứa chan lòng thương cảm , tố cáo mậnh mẽ chính quyền thực dân đã bóc lột ''thuế máu'' của người dân nghèo thuộc địa trong các cuộc chiến tranh tàn khốc tất cả làm thành mục đích chiến đấu mãnh liệt của văn chương NAQ – HCM
3. Viết bài
1. Mở bài
Nguyễn ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, đoạn trích “Thuế máu” nằm trong chương I của tác phẩm thể hiện rõ phong cách viết của Nguyễn ái Quốc: nghệ thuật châm biếm sắc sảo.
2. Thân bài
3. Kết bài
- Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo. Với tấm lòng của một người yêu nước, 1 người cộng sản, tác giả đã khách quan trong từng sự việc nhưng ta vẫn thấy trong các câu văn ứ trào căm hờn, chứa chan lòng thương cảm , tố cáo mậnh mẽ chính quyền thực dân đã bóc lột ''thuế máu'' của người dân nghèo thuộc địa trong các cuộc chiến tranh tàn khốc tất cả làm thành mục đích chiến đấu mãnh liệt của văn chương NAQ – HCM
4. Đọc và chữa bài
IV.Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTự chon 8chu de 3(HKII).doc