Giáo án Dạy ôn đại trà Văn 8 cả năm

Giáo án Dạy ôn đại trà Văn 8 cả năm

BÀI 1 CHỦ ĐỀ 1

ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN

* Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.

- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.

- GD ý thức hoc tập bộ môn.

A. Nội dung ôn tập:

I. Phần văn:

HD HS ôn tập về vb Tôi đi học:.

- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.

- HS # nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.

* Tác giả:

* Giá trị về nội dung & NT:

- “Tôi đi học” thuộc loại truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện và xung đột. Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng mơm man về buổi tựu trường của nhân vật “tôi”. Nó gần như tự truyện, vừa nhẹ nhàng, vừa man mác vừa ngọt ngào quyến luyến những dư vị buồn thương của kỉ niệm đầu đời.

- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vùa náo nức, vừa bỡ ngỡ Tác giả đã khơi gợi lại những rung cảm sau xa trong tâm hồn bạn đọc bởi trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua những cảm xúc, tâm trạng tương tự.

II. Phần Tiếng Việt:

- HD hs ôn tập về cấp độ khái quát của từ ngữ:

+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.

+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:

Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:

+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

 

doc 51 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy ôn đại trà Văn 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 CHỦ ĐỀ 1
ễN TẬP PHẦN VĂN BẢN
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần văn:
HD HS ôn tập về vb Tôi đi học:. 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Tác giả: 
* Giá trị về nội dung & NT: 
- “Tôi đi học” thuộc loại truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện và xung đột. Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng mơm man về buổi tựu trường của nhân vật “tôi”. Nó gần như tự truyện, vừa nhẹ nhàng, vừa man mác vừa ngọt ngào quyến luyến những dư vị buồn thương của kỉ niệm đầu đời.
- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vùa náo nức, vừa bỡ ngỡ Tác giả đã khơi gợi lại những rung cảm sau xa trong tâm hồn bạn đọc bởi trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua những cảm xúc, tâm trạng tương tự.
II. Phần Tiếng Việt:
- HD hs ôn tập về cấp độ khái quát của từ ngữ:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
- HD hs ôn tập về tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
 Để viết hoặc hiểu một VB cần xác định được chủ đề thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phàn của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
B. Luyện tập:
 HD HS làm các bài tập:
* BTTN: HD HS làm BTTN (Sách BTTN NV 8 – Tr. 11)
* BT TL:- GV HD HS làm BT. 
1. Bằng cảm nhận của riêng mình, em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn ‘Tôi đi học” của ông.
(Gợi ý: Khi giới thiệu về truyện ngắn Tôi đi học, có thể chọn một trong những cách sau đây:
+ Giới thiệu những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
+ Tóm tắt truyện theo mạch cảm xúc của nhân vật tôi.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
2. Hãy tìm từ ngữ để điền vào sơ đồ sau cho phù hợp với các cấp độ khái quát của từ ngữ:
3. Kể lại một kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- HD HS làm dàn ý:
* Mở bài: Tạo ra tình huống để kể lại kỉ niệm (từ câu chuyện của cha mẹ mà bắt vào giới thiệu kỉ niệm của mình; Nhân khi nhìn lại 1 đồ vật cũ, nhận 1 bức thư, xem 1 cuốn phim)
* Thân bài: Kể lại kỉ niệm ngày đầu đi học:
- Gợi nhớ kỉ niệm:
+ Giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện đáng nhớ.
+ Thời gian, địa điểm.
Diễn biến câu chuyện, tình huống xảy ra mâu thuẫn.
Kết thúc câu chuyện:
+ Mâu thuẫn được giải quyết.
+ Câu chuyện trở thành kỉ niệm.
* Kết bài: - Suy nghĩ của bản thân.
 - Bài học
- HS viết bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
- Đọc bài viết tham khảo (HD TLV 8 – tr. 7)
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
----------------------------------------------------------------------------------------------
ôn tập CHỦ ĐỀ 2
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần văn:
HD HS ôn tập về vb Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Tác giả: 
* Giá trị về nội dung & NT: 
- VB được trích từ chương 4 tập hồi kí, kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Cả 1 quãng đời cơ cực (mồ côi cha, không được sống với mẹ mà sống với người cô độc ác) được tái hiện lại sinh động. Tình mẫu tử thiêng liêng, t/y tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm, độc ác của người cô cùng những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đoạn tả cảnh đoàn tụ giữa 2 mẹ con là 1 đoạn văn them đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo.
II. Phần Tiếng Việt:
* HD hs ôn tập về trường từ vựng
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét nghĩa chung về nghĩa.
VD: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, phán đoán, nghiền ngẫm, phân tích, tổng hợp, kết luận đều có nét nghĩa chung là chỉ hoạt động trí tuệ của con người. Như vậy trường từ vựng: hoạt động trí tuệ của con người là tập hợp tất cả những từ ấy.
- 1 trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
	VD: Trường từ vựng: người, bao gồm các trường từ vựng: bộ phận của người, hoạt động của người, trạng thái của người Mỗi trường từ vựng này lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn; trường từ vựng: hoạt động của con người, bao gồm các trường từ vựng: hoạt động trí tuệ, hoạt động tác động đến đối tượng, hoạt động dời chỗ, hoạt động thay đổi tư thế
- 1 trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
	VD: trường từ vựng: tai, có các danh từ như: vành tai, màng nhĩ; các động từ như: nghe, lắng nghe, ; các tính từ như: thính, điếc
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
III Phần TLV:
* HD hs ôn tập về Bố cục của văn bản.
	- Bố cục trong vb là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
	- VB thường bố cục gồm 3 phần: MB, TB, KB. Mỗi phần có nội dung riêng nhưng các nội dung đó có quan hệ với nhau trong vb. 
	+ MB: nêu ra chủ đề sẽ nói trong vb.
	+ TB: có 1 số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Nội dung được trình bày theo 1 thứ tự mạch lạc tuỳ thuộc vào kiểu vb, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
	+ KB: tổng kết chủ đề của vb.
B. Luyện tập:
 HD HS làm các bài tập:
* BTTN: HD HS làm BTTN (Sách BTTN NV 8 – Tr. 16)
* BT TL: - GV HD HS làm BT. 
1. Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
- Tham khảo: Chỉ “chợt thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo giống mẹ”, chú bé Hồng liền đuổi theo, gọi bối rối. Đến khi đuổi kịp thì thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe thì ríu cả chân lại. Cả 1 loạt những chi tiết tập trung miêu tả trạng thái xúc động, mừng rỡ đến cuống cuồng của 1 chú bé khao khát tình mẹ. Xúc động nhất là câu văn “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.” Không còn là những giọt nước mắt đau dớn và căm tức ở đoạn trên, bao nhiêu hờn dỗi và tức tưởi chan hoà trong những giọt nước mắt hp, mãn nguyện.
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng thật là sâu đậm, nồng thắm.
Đoạn trích, đặc biệt phần cuối này là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt!
2. Cho nhóm từ: cao, thấp, lùn, lòng khòng, lêu nghêu, gầy, bó, xác ve, bị thịt, cá rô đực Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ là gì? 
- HD HS làm. 
- Gọi HS trình bày. 
- Đáp án: Chỉ hình dáng của con người.
3. Lập các trường từ vựng nhỏ về người: 
- Bộ phận của người: đầu, mình
- Giới tính: nam, nữ, đàn ông, đàn bà
- Tuổi tác: già, trẻ, trung niên
- Chức vụ:
- Hoạt động:
4. Em hãy viết 1 văn bản ngắn về tình mẹ có bố cục 3 phần.
	- HS làm bài.
	- Gọi hs trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
- Đọc bài viết tham khảo 
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
---------------------------------------------------------
ôn tập CHỦ ĐỀ 3
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức học tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần văn:
HD HS ôn tập về vb Tức nước vỡ bờ: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Tác giả: 
* Giá trị về nội dung & NT: 
- Đoạn trích không chỉ khắc hoạ rõ nét bộ mặt tàn ác, đểu cáng không chút tình người của tên cai lệ và người nhà lí trưởng mà chủ yếu nêu lên và ca ngợi 1 phẩm chất đẹp đẽ của người nông dân nghèo khổ trong chế độ cũ: đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ách áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Ngô Tất Tố đã nhìn thấy khả năng phản kháng tiềm tàng vốn là bản chất của nông dân lao động nước ta.
III Phần TLV:
* HD hs ôn tập về xây dựng đoạn trong văn bản.
 - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên vb, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp
B. Luyện tập:
 HD HS làm các bài tập:
* BTTN: HD HS làm BTTN (Sách BTTN NV 8 – Tr. 22)
* BT TL: - GV HD HS làm BT. 
1. Theo em, nhân vật chính trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là ai? Hãy viết đoạn văn ngẵn giới thiệu về đặc điểm, tính cách của nhân vật ấy?
-  ... i & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 25
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb Nước Đại Việt taĩ: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
b. Tác phẩm: 
Bình Ngô đại cáo: Do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo đầu năm 1428, công bố cuộc kháng chiến chính nghĩa của quân LS chống giặc Minh đã kết thúc thắng lợi, mở ra 1 kỉ nguyên thanh bình độc lập của đất nước.
Nước Đại Việt ta: Là đoạn văn trích phần mở đầu bài cáo.
II. Phần Tiếng Việt:
HD HS ôn tập về vb Hành động nói (tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Hành động nói: Mỗi hành động được thực hiện bắng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 23 (145):
II. BTTL: 
1. Đặt 10 câu thực hiện hạnh động nói theo cách gián tiếp.
2. ----------------------------------------------------------trực tiếp.
 - Gọi HS trình bày, nhận xét.
3. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tế. Qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, em hãy chứng minh.
Dàn ý:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu tp BNĐC.
- Giới thiệu luận đề: “Sức thuyết phục. Thực tế”. 
2. Thân bài: 
a. Nêu ND chính của đoạn trích: Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của dt.
b. CM: 2 chân lí trên đã được khẳng định bằng cách kết hợp giữa lí lẽ và thực tế.
+ Tư tưởng nhân nghĩa được nêu bằng 1 lí lẽ mới mẻ và giàu sức thuyết phục.
+ Chủ quyền độc lập của dt được khẳng định bằng 1 lí lẽ chặt chẽ, thể hiện 1 quan niệm sâu sắc và toàn diện về quốc gia dt, tràn đầy niềm tự hào dt.
c. Dùng những d/chứng thực tế ls cụ thể và xác đáng để khẳng định sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa.
3. Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của đoạn văn.
- HS trình bày dàn ý.
- Thảo luận, nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài; đọc, thảo luận.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 doạn trong văn bản.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
------------------------------------------------------------------------------------
ôn tập Tuần 26
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Bàn luận về phép học:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
II. Phần Tập làm văn:
HD HS : Ôn tập về luận điểm; Viết đoạn văn trình bày luận điểm: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
1. Ôn tập về luận điểm:
- Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
- Luận điểm cần phải c’x’, rõ ràng, phù hợp với y/c giải quyết vđ và đủ để làm sáng tỏ vđ được đặt ra.
- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là 1 hệ thống: Có luận điểm chính (dùng làm KL của bài, là cái đích của bài viết), có luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay lđ mở rộng).
- Các luận điểm trong 1 bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau; Các luận điểm cần được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí: Luận điểm trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm, luận điểm nêu sau đẫn đến luận điểm KL.
2. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: 
- Khi trình bày luận điểm trong bài văn NL cần chú ý:
+ Thể hiện rõ ràng, cx nd của luận điểm trong câu chủ đề. Câu chủ đề thường đc đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc đặt ở cuối đoạn (đoạn quy nạp).
+ Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo 1 trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
+ Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 25 ():
II. BTTL: 
1. Đọc đoạn văn sau:
“Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau. Nhân nghĩa là 1 khái niệm đạo đức của Nho gia. Chữ nhân vốn có nd rất rộng. Hạt nhân của chữ nhân là chỉ sự tương thân tương ái giữa con người với nhau. Chữ nhân của Nho gia thể hiện khuynh hướng trọng dân, nghĩa là đối với dân phải khoan dung, nhân ái. Nghĩa là hợp với lẽ phải, với đạo lí. Nghĩa theo tư tưởng tích cực của Nho gia là lấy lợi ích của nhân dân, của đan tộc làm gốc.”
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 doạn trong văn bản.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 27
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Thuế máu: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Hội thoại: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
	* Vai XH là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai XH được x/đ bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang bằng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gđ và xã hội);
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
	* Vì quan hệ XH vốn rất đa dạng nên vai XH của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần x/đ đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
III. Phần Tập làm văn:
HD HS : Ôn tập về Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
+ Văn NL rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố BC giúp cho văn NL có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc, người nghe.
+ Để bài văn NL có sức BC cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết, nói và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc phải chân thực và không được phá vỡ mạch NL của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 26 (.):
II. BTTL: 
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 28
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Đi bộ ngao du: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Hội thoại (tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
	* Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có 1 người tham gia hội thoại nói được gọi là lượt lời.
	Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt, cắt lời hoặc chêm vào lời của người khác.
	Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là 1 cách biểu thị thái độ.
III. Phần TLV: 
HD HS : Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận:
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 27 (.):
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 29
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
II. Phần TLV:
HD HS : Ôn tập về Tìm hiểu yếu tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
I. BTTN: Bài 28 (.):
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 30
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu (Tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm: 
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
II. Phần TLV:
HD HS : Luyện tập về Đưa các yếu tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 29 ():
1
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDay on dai tra van 8 ca nam.doc