Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 10 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thương

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 10 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thương

TUẦN 1

TIẾT 1-2 BÀI 1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

A.Mục tiêu cần đạt: giúp hs :

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầy tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác củaThanh Tịnh.

- Biết trân trọng và giữ gìn những kỉ niệm đẹp trong buổi đầu đi học .

- B.Chuẩn bị:

1.Giáo viên : sgb,sgk , soạn giáo án

2.Học sinh : sgk, bài soạn

 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học

 Hoạt động I : Khởi động

1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.

2.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3.Bài mới : Giới thiệu bài.

Hoạt động II. Dạy và học bài mới

 

doc 65 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến 10 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1-2	BÀI 1	Văn bản: TÔI ĐI HỌC 
	 Thanh Tịnh
A.Mục tiêu cần đạt: giúp hs :
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầy tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác củaThanh Tịnh.
- Biết trân trọng và giữ gìn những kỉ niệm đẹp trong buổi đầu đi học .
- B.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên : sgb,sgk , soạn giáo án
2.Học sinh : sgk, bài soạn
 	C. Tổ chức các hoạt động dạy và học 
	Hoạt động I : Khởi động
1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.
2.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động II. Dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
1. Tìm hiểu chung.
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích về tác giả, tác phẩm.
+ GV: Trình bày hiểu biết của em về tác giả
+ HS : Suy nghĩ trả lời.
GV chốt bổ sung.
GV : Văn bản Tôi đi học trích trong tập truyện nào của ông? Tập truyện đó được in năm nào?
*Đọc và tìm hiểu chú thích, bố cục
3 HS đọc VB, 1 HS đọc chú thích. ( Đọc kĩ chú thích 2,6,7)
+ HS nhận xét cách đọc.
+ GV cho HS giải chú thích lại bằng lời của mình các từ khó
+ GV cho HS tìm bố cục.
HS trả lời, lưa chọn, tự giải thích.
GV định hướng cho HSvề bố cục.
( Tác phẩm được diễn tả theo trình tự nào?)
HS: Theo bố cục thời gian và theo diễn biến tâm trạng nhân vật, có thể chia VB thành hai phần
Phần 1: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi đầu đi học
Phần 2: Thái độ cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học.
2. Phân tích.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu VB
2-1: Tâm trạng của nhân vật “ tôi” buổi đầu đi học.
HS đọc từ đầu đến “như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.
GV : Tâm trạng hồi hộp , cảm giác mới mẻ của nhân vật tôi khi trên đường cùng mẹ tới trường được diễn tả như thế nào?
+ HS làm việc độc lập , trả lời.
. GV : Tại sao nhân vật tôi lại có tâm trạng như vậy? 
. HS trả lời
- Câu văn : “ Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa” gợi cho em suy nghĩ gì? 
HS trả lời.
 * HS đọc tiếp theo cho đến “ hay xa mẹ tôi chút nào hết”. 
 . GV : Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng bỡ ngỡ, cảm giác mới lạ của nhân vật tôi và đưa ra những lời bình về các chi tiết trong tình huống sau ( GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm giải quyết` một vấn đề ):
+ khi đứng trước ngôi trường ( nhóm 1-4)
+ khi nghe đọc tên (nhóm 2-5)
+ khi rời bàn tay mẹ vào lớp (nhóm 3-6 )
- HS : Hoạt động nhóm trả lời , nhận xét.
- GV : Cho HS trao đổi theo nhóm nội dung sau:
. Nêu cảm nhận của em qua đoạn văn: “cũng như tôitrong cảnh lạ”.
. Cảm nhận qua đoạn miêu tả cảnh xếp hàng vào lớp.
HS thực hiện, đại diện nhóm trình bày.
*HS đọc đoạn cuối, phân tích tâm trạng nhân vật khi ngồi trong lớp?
 Em có nhân xét gì về diễn biến tâm trạng này?
- GV : Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các embé lần đầu tiên đi học?
.HS trao đổi, trình bày.
+GV chốt: Qua đây chúng ta thấy trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
* GV:Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng.
HS tìm và trao đổi ý kiến.
GV:Ngoài việc sử dụng các hình ảnh so sánhđó, truyện còn có nét đặc sắc nào đáng chú ý?
 HS trao đổi, nêu ý kiến.
*GV cho HS trao đổi theo nhóm câu hỏi sau : Chất trữ tình thiết tha, trong trẻo của truyện còn được tạo nên từ đâu?
HS trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày.
Hoạt đông III : Tổng kết - Luyện tập (5p)
* GV: Nêu nội dung và nghệ thuật của của bài?
GV yêu cầu HS thảo luận và tổng kết
 HS: Suy nghĩ, trả lời à HS đọc ghi nhớ SGK / 9. 
*GV tổ chức cho HS làm hai BT luyện tập.
 - Bài 1 HS trao đổi
 + GV hướng dẫn HS biết tổng hợp, khái quát lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “ tôi” thành các bước theo trình tự thời gian.
 + Cần kết hợp hài hoà giã trữ tình(biểu cảm) với miêu tả, tự sự của ngòi bút văn xuôi Thanh Tịnh.
 - Bài 2: HS viết bài văn ngắn .( HS về nhà làm)
GV gợi ý, định hướng cho HS cách viết. Chú ý trình bày có cảm xúc các ấn tượng riêng
A.Tìm hiểu bài
I.Tác giả, tác phẩm
 Chú thích */ 8
II. Kết cấu : 2 phần
 III. Phân tích
1. Tâm trạng của nhân vật “ tôi” buổi đầu đi học.
a.Tâm trạng của nhân vật “ tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường.
- Con đường ,cảnh vật có sự thay đổi
- Cảm thấy trang trọng và đứng đắn
 - Có sự thay đổi lớn - hôm nay đi học. Được trở thành một học trò, hiện thực mà như trong mơ.
b.Tâm trạng nhân vật “tôi”
+ khi đứng trước ngôi trường:Hồi hộp , bỡ ngỡ
+ khi nghe đọc tên :Xúc đông , hồi hộp
+ khi rời bàn tay mẹ vào lớp:Cảm thấy sợ, khóc nức nở
c. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp.
 Cảm thấy hồi hộp, bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng 
2.Thái độ cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học.
- Phụ huynh: Chuẩn bị chu đáo, cũng lo lắng hồi hộp cùng con em mình.
- Ông đốc: rất từ tốn ,bao dung
- Thầy giáo trẻ: vui tính, giàu tình yêu thương.
3. Những nét đặc sắc về nghệthuật.
+ Sử dụng hình ảnh so sánh
+ Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian.
+ Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ cảm xúc.
IV : Tổng kết 
 Ghi nhớ SGK / 9 
B . Luyện tập 
 1. Phát biểu cảm nghĩ
 2. HS viết bài văn ngắn 
 Hoạt động IV: Đánh giá
Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở chi tiết nào?
 Hoạt động V. Dặn dò: 
Học bài, làm BT 1,2 
	Chuẩn bị bài tiết sau: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
	Đọcvà trả lời tất cả các câu hỏi vào vở soạn, xem trước phần luyện tập.
TIẾT 3. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A.Mục tiêu cần đạt: giúp hs:
- Hiểu rõ cấp độ cấp khái quát của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
BChuẩn bị: 
1.Giáo viên : sgk , sgv , soạn giáo án, bảng phụ
2.Học sinh : sgk,bài soạn
 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học 
	Hoạt động I : Khởi động (5p)
1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.
2.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3.Bài mới : 
Hoạt động II. Dạy và học bài mới (20p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
1. Tìm hiểu khái niệm
 Tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
*GV : Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ.
 - GV nêu câu hỏi
 - HS : Suy nghĩ trả lời.
a. Nghĩa của từ động vật rộnghơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim , cá? Tại sao ?
b. So sánh nghĩa của từ thú với nghĩa cảu các từ động vật, voi, hươu.
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
 * Sau khi HS đã trả lời đúng các câu hỏi, GV có thể dùng sơ đồ ghi ở bảng phụ để biểu diễn mối quan hệ bao hàm này.
GV : Từ bài tập trên em rút ra được bài học gì về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
 - HS trao đổi, nêu ý kiến.
 - GV củng cố lại ba điều kiện kết luận đã được nêu ra ở phần Ghi nhớ.
* GV mời HS đọc to Ghi nhớ , HS khác đọc thầm theo bạn
Hoạt động III Luyện tập - Củng cố (15p)
*GV tổ chức cho HS làm hai BT luyện tập.
 + Bài tập 1. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
 theo các từ cho sẵn.
HS thực hiện : 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ, 1 HS kháclên điền vào sơ đồ
+ GV nêu yêu cầu của BT2.
HS làm việc cá nhân, sau đó trình bày trên bảng
+ GV nêu yêu cầu của BT3
HS làm theo nhóm
Nhóm 1- a Nhóm 2- b Nhóm 3- c
 Nhóm 4- d Nhóm 5,6- e
Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét,GV gút
- GV nêu yêu cầu của BT4
 Hs trao đổi cặp, trả lời
 Lớp nhận xét -> GV gút
- GV hướng dẫn HS về nhà làm BT5.
ĐT có nghĩa rộng : khóc
ĐT có nghĩa hẹp : nức nở, sụt sùi
Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
Ví dụ: SGK/10
 Phân tích sơ đồ
 hươu
 thú voi
Động vật chim 
 cá thu
 trích
2. Ghi nhớ : SGK/ 10
II . Luyện tập 
Bài tập 1
HS làm theo mẫu
 Y phục
 Quần Áo
 quần đùi áo dài 
 quần dài áo sơ mi
2.Bài tập 2
Từ ngữ có nghĩa rộng( khái quát ) so với nghĩa các từ cho sẵn:
 a.Chất đốt b.Nghệ thuật
 c. Thức ăn d. Nhìn e. Đánh
3.Bài tập 3
 a.Xe cộ : ô tô, xe máy, xe đạp
 b.Kim loại : vàng ,bạc, đồng
 c.Hoa quả : cam, quýt, dừa
 d.Họ hàng : cô, dì, chú, bác
 e.Mang: xách, khiêng, vác
4.Bài tập 4
 Những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của nhóm.
 a.thuốc lào b.thủ quỹ
 c.bút điện d.hoa tai
Hoạt động 4 : Đánh giá (3p)
Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng ? từ ngữ nghĩa hẹp ? Cho ví dụ 
 Hoạt động 5 : Dặn dò (2p)
- Học bài, xem lại các BT đã làm, làm BT5/11 , BT 6,7 SBT/5-6
	- Chuẩn bị bài tiết sau: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 Đọcvà trả lời tất cả các câu hỏi vào vở soạn, xem trước phần luyện tập 
 TIẾT 4. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
A.Mục tiêu cần đạt: giúp hs :
- Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Biết viết một bài văn bảo đảm tính thống nhất về chủ đề ; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
BChuẩn bị: 
1.Giáo viên : Nghiên cứu SGK – SGV , soạn giáo án, bảng phụ
2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần dặn dò, bảng nhóm
 C. Tổ chức các hoạt động dạy và học 
	Hoạt động I : Khởi động
1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.
2.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3.Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
1. Tìm hiểu chủ đề văn bản Gv nêu câu hỏi để trao đổi :
 - Tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình.
 - Sự hồi tưởng ấy đã gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
 HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
 GV chốt: Chủ đề văn bản là đối tượng, vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
 2 Tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề văn bản
 GV nêu câu hỏi :
 1.Căn cứ vào đâu để biết được văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả trong buổi tựu trường đầu tiên ?
 2a. Hãy tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện tâm trạng của tác giả.
2b. Tìm những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi đến trường, khi theo các bạn vào lớp.
 GV chia lớp làm 3 nhóm ( các nhóm lớn chia thành nhóm nhỏ theo đơn vị bàn )
 Nhóm 1- 4 : câu 1
 Nhóm 2 – 5 : câu 2a
 Nhóm 3 – 6 : câu 2b
 HS: các nhóm trao đổi trình bày
 GV : nhận xét, thống nhất ý kiến
 GV : Như vậy, từ sự phân tích , các em đã cảm nhận được những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” buổi đầu đến trường.
 GV : Nêu câu hỏi cho HS trao đổi: 
 Thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản ? Tính thống nhất này thể hiện ở phương diện nào ?
- HS thảo luận trình bày ý kiến. 
-Gọi HS đọc Ghi nhớ 
-GV chốt lại các ý ở Ghi nhớ cho HS nắm: 
-Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện trong sự nhất quán về chủ đề : các ý tro ...  Củng cố - Dặn dò (5p)
 1.Củng cố : Nhắc lại Ghi nhớ , làm BT luyện tập
 2 .Dặn dò: Học bài, xem lại các BT đã làm, làm bài tập5	
 Chuẩn bị bài tiết sau: Ôn tập truyện kí Việt Nam
 Soạn bài theo yêu cầu ở SGK/ 104 vào vở soạn
TIẾT 38	 	 ÔN TẬP 
 TRUYỆN KÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 
A. Mục tiêu cần đạt : SGV/100
B. Chuẩn bị 
 1.Giáo viên : Nghiên cứu SGK – SGV , soạn giáo án, bảng phụ
 2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần dặn dò. Trả lời câu hỏi ở theo yêu cầu ở SGK, bảng nhóm
C. Tiến trình lên lớp 
	 Hoạt động I : Khởi động
 1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
 2.Bài cũ : - Nêu đôi nét về tác giả và vị trí của đoạn trích
	 Nêu nội dung và nghệ thuật của trích đoạn Hai cây phong
 3.Bài mới
 Hoạt động II. Ôn tập (5p)
 I.Lập bảng thống kê văn bản
S
T
T
Tên văn bản, 
tác giả
Thể
 loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Tôi đi học
(Quê mẹ 1941)
Thanh Tịnh 
( 1911-1988)
Truyện ngắn
Tự sự - miêu tả- biểu cảm
- Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.
- cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi”
Ngôn ngữ tự sự giàu chất trữ tình
2
Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu) (1938)
Nguyên Hồng (1918-1982)
Hồi kí
Tự sự - miêu tả- biểu cảm
-Nỗi tủi cực cay đắng của bé Hồng
- Tình yêu thương mẹ của bé Hồng
Văn hồi kí chân thực, trữ tình thiết tha
3
Tức nước vỡ bờ
( Tắt đèn) (1939)
Ngô Tất Tố
(1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội phong kiến.
- Vẻ đẹp tâm hồn, sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu
Khắ hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động
4
 Lão Hạc
 (1943)
 Nam Cao
 (1915-1951)
truyện ngắn
Tự sự- miêu tả-biểu cảm
-Số phận đau thương và phẩm chất tốt đẹp của Lão Hạc
-Tấm lòng yêu thương và trân trọng của tác giả
- Khắc hoạ nhân vật sinh động, có chiều sâu tâm lí.
- Cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn
- ngôn ngữ kể giản dị, tự nhiên, đậm đà.
 II. So sánh sự giống nhau và khác nhau của ba văn bản
 1. Gống nhau
 - Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại (đều sáng tác thời kì 1930-1945)
 - Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả. đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
 - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.
 - Đều có lối viết chân thật gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực)
 2. Khác nhau
 - Thể loại
 - Phương thức biểu đạt
 - Nội dung
 - Nghệ thuật.
 Hoạt động IV: Củng cố - Dặn dò (5p)
1.Củng cố : Hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí VN
2 .Dặn dò: Học bài , làm lại câu hỏi 3
Chuẩn bị bài tiết sau : Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Đọc kĩ văn bản, phần chú thích. Trả lời các câu hỏi Đọc- hiểu văn bảnvào vở soạn
 TIẾT 39. Văn bản: THÔNG TIN VỀ 
 NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000	 
A. Mục tiêu cần đạt : SGV/104
B. Chuẩn bị 
 1.Giáo viên : Nghiên cứu SGK – SGV , soạn giáo án
 2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần dặn dò. 
C. Tiến trình lên lớp 
	 Hoạt động I : Khởi động
 1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
 2.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3.Bài mới
 Hoạt động II. Đọc- hiểu văn bản (25p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
1 Giới thiệu văn bản
GV giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm : Văn bản được soạn thảo dựa vào bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi Chính phủ phát đi ngày 
 22- 4-2000 nhân lần đầu tiên VN tham gia Ngày Trái Đất.
- GV lưu ý cách đọc và giọng điệu đọc.
HS đọc VB
HS đọc chú thích.
GV giải thích thêm : Pla-xtíc, ô nhiễm
HS tìm bố cục
GV : Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ?
HS nêu ý kiến
GV : Theo em VB này được viết theo phương thức nào ? Thuộc dạng VB nào ? Chủ đề của Vb là gì ?
HS : Vb nhật dụng, viết theo phương thức thuyệt minh về một vấn đề. chủ đề : môi trường
A. Tìm hiểu bài
I. Đọc – chú thích
II. Kết câu văn bản
- Ba phần
GV : Theo em ngoài tác động trên còn có tác hại nào nữa ?
HS : 
- Ni lông vút bừa bãi làm mất mĩ quan của cả khu vực
- Rác đựng trong túi ni lông khó phân huỷ sinh ra chất gây độc 
- Ngăn cản sự phân huỷ của các loại rác thải.
- Diện tích chôn rác thải sẽ làm mất đi diện tích canh tác.
( GV đưa thêm một vài dẫn chứng : Hằng năm có 100.000 con chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông, 90 con thú trong vườn Canbett(Ấn Độ) chết do ăn phải thức ăn thừa của khách tham quan đựng trong những hộp nhựa)
GV : Chúng ta đã đưa ra cách xử lí nào ?
HS trả lời -> GV diễn giảng
GV : Ni lông độc hại như thế nhưng vì sao người ta vẫn sử dụng ? Thực chất, sử dụng bao ni lông lợi hại như thế nào ?
HS thảo luận, trính bày ý kiến.->Lớp nhận xét.
GV : Em có nhận xét gì về lời kết thúc VB ? VB nói về bao ni lông nhưng có phải chỉ đề cập đến vấn đề đó không ?
HS trả lời.
* GV chốt : - Lời kết thúc vb là lời kêu gọi mang hình thức hô hào, kêu gọi động viên mọi người cùng thực hiện.
- Lời kêu gọi hãy quan tâm đến vấn đề rác thải, hãy bảo vệ môi trường.
2-2 Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị về biện pháp, những hạn chế của biện pháp đó ?
HS trao đổi, trả lời.
GV diễn giảng
GV chốt : Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông, tức chưa có giải pháp thay thế, thì chỉ có thể đề ra những biện pháp hạn chế việc dùng bao ni lông. Và các biện pháp hạn chế mà văn bản đã đề xuất là rất hợp tình, hợp lí và có tính khả thi.
- Không nên nghĩ rằng mỗi người dùng một ít, hạn chế chẳng có ý nghĩa gì ?
 Hoạt động III. Tổng kết (5p)
GV : Hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
HS trả lời.
GV nhận xét à Gọi HS đọc Ghi nhớ/107
 Hoạt động IV. Luyện tập (10p)
2-3. GV cho HS đọc lại vb và trả lời câu hỏi :
- Em có nhận xét gì về bố cục VB
HS trả lời:
Bố cục của vb rất chặt chẽ :
- Phần 1 : Chỉ mấy dòng nhưng đã nói được lịch sử ra đời, tôn chỉ, quá trình quá trình hoạt động của một tổ chức quốc tế, lí do VN chọn chủ đề năm 2000 “Một ngày không dùng bao ni lông”
- Phần 2 : Đoạn 1 : Từ nguyên nhân đến hệ quả. Đoạn 2 gắn với đoạn 1 bằng quan hệ từ “vì vậy”
- Phần 3 : Từ hãy thích hợp cho 3 câu ứng 3 ý đã nêu ở phần 1
III. Phân tích
1.Tác hại của bao bì ni lông
- Gây ô nhiễm môi trường
- Nguy hại đến sức khoẻ con người
2. Những biện pháp hạn chế
- Thay đổi thói quen dùng bao ni lông, giảm thiểu chất thải ni lông
- Sử dụng túi bằng giấy
- Tuyên truyền về tác hại của bao ni 
IV. Tổng kết
 Ghi nhớ SGK/107lông.
B. Luyện tập
Nhận xét về bố cục của văn bản
 Hoạt động IV: Củng cố - Dặn dò (5p)
1.Củng cố : Em có suy nghĩ gì khi học xong vb này.
2 .Dặn dò: Học bài nội dung đã phân tích, phần Ghi nhớ
 Chuẩn bị bài tiết sau : Nói giam nói tránh
Đọc kĩ các câu hỏi ở bài tập nắm : Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn- Xem trước bài tập luyện tập
 TIẾT 40 NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
 A.Mục tiêu cần đạt: SGV / 96
 B.Chuẩn bị: 	1.Giáo viên : Nghiên cứu SGK – SGV , soạn giáo án, bảng phụ
2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần dăn dò, bảng nhóm
 C. Tiến trình lên lớp 
	Hoạt động I : Khởi động
1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.
2.Bài cũ : - Thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá ? Cho ví dụ.
	 - Tìm hai thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá và đặt câu.
3.Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động II. Hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
1 Hướng dẫn tìm hiểu về nói giảm nói tránh và tác dụng của biện pháp tu từ này
GV cho HS đọc bài tập trong SGK/ 107-108 
HS đọc bài tập 1 được ghi ở bảng phụ chú ý những từ ngữ gạch chân và trả lời câu hỏi : 
GV : Những từ được gạch chân trên có ý nghĩa là gì ?tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó ?
HS trao đổi, trả lời: 
- đi gặp cụ Các Mác, Lêninđàn anh khác : đều nói về cái chết, ý nghĩa : giảm nhẹ đi sự đau buồn.
- đi : nói về cái chết (nói tránh)
- chẳng còn : chỉ cái chết (nói giảm đi sự đau buồn)
GV đưa thêm những ví dụ những cách nói giảm nói tránh khác khi nói về cái chết:
- Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động Hòn Mê giặc bắn vào.
 ( Tố Hữu)
- Bác đã lên đường theo tổ tiên . (Tố Hữu)
-Ăn ở với nhau . Thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sáu lại bỏ đi để chị ở một mình. (Nguyễn Khải)
HS đọc bài tập 2 ghi ở bảng phụ và trả lời câu hỏi:
- Vì sao không dùng từ ngữ khác đồng nghĩa với từ bầu sữa ?
HS phát biểu ý kiến.
GV nhận xét
HS đọc bài tập3 so sánh hai cách nói:
- Con dạo này lười lắm
- Con dạo này không được chăm chỉ lắm
HS độc lập suy nghĩ, trả lời
Lớp nhận 
GV : Từ bài tập trên, em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh ? Tác dụng ?
HS thảo luận, trình bày ý kiến, rút ra Ghi nhớ.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ/108
2 .GV nói thêm cho HS biết về cách nói giảm nói tránh
GV ghi các bài tập ở bảng phụ:
a. Dùng các từ đồng nghĩa , đặc biệt là các từ ngữ Hán Việt
 + Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi 
 + Sau khi cụ mất, người ta an táng cụ trên một ngọn đồi.
b. Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa
 + Bài thơ của anh dở lắm à Bài. chưa được hay lắm
 c.Nói vòng :
 Anh còn kém lắm à Anh cần phải cố gắng hơn nữa
d. Nói trống :
Ông ấy sắp chết à Ông ấy chỉ nay mai thôi
 Hoạt động III. Luyện tập (15p)
GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập
Bài tập 1 GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập1.
HS thảo luận theo cặp, trình bày
GV : Nhận xét, sửa bài
Bài tập 2 GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập2
HS lên bảng làm
HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét
GV sửa bài.
Bài tập 3
GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
GV gọi 2 HS lên bảng làm 
HS dưới lớp làm vào vở
GV : Nhận xét, sửa bài
Bài tập 4 - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời, nhận xét
GV nhận xét
GV gợi dẫn HS tìm các trường hợp cụ thể không nên nói tránh nói giảm
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
Ví dụ (SGK/ 107-108)
 Đi gặp cụ Các-mác, cụ 
 Lê-nin và các vị
-chết đi
 chẳng còn 
 -> Giảm nhẹ, tránh sự đau buồn
-Bầu vú -> Bầu sữa : 
 -> tránh thô tục
- lười lắm -> không được thông minh lắm
-> cách nói thứ hai là cách nói tế nhị có tính chất nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận
Ghi nhớ : SGK /108
II. Các cách nói giảm nói tránh
 - Dùng các từ đồng nghĩa
 - Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa
 - Nói vòng
 - Nói trống
III. Luyện tập
Bài tập 1/108
a. đi nghỉ
b.chia tay nhau.
c. khiếm thị
d. có tuổi
e. đi bước nữa
Bài tập 2/108-109
 Câu a 2 ; câu b2 ; câu 1; câu d1; câu e 2
 Bài tập 3/109
Đặt câu 
-Cái áo này may chưa được đẹp lắm
Bài tập 4/109
Khi bộc lộ tư tưởng, quan điểm. Khi cần nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.
 Hoạt động IV. Củng cố - Dặn dò (5p)
 1.Củng cố : Nhắc lại Ghi nhớ , làm BT luyện tập
 2 .Dặn dò: Học bài, xem lại các BT đã làm, 	
 Chuẩn bị bài tiết sau: Kiểm tra 1 tiết văn
	-Học các văn bản từ tuần 1 đến tuần 10
	-Học tác giả, tác phẩm. nắm lại thể loại, phương thức biểu đạt, 
 nội dung nghệ thuật
	-Các phần đã phân tích, trình bày cảm nhận về nhân vật,
 tóm tắt VB	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 8 tuan 1-10.doc