Giáo án dạy Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10

Giáo án dạy Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10

Tiết 38

KIỂM TRA VĂN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh phần truyện kí Việt Nam đã học ở lớp 8.

2. Kĩ năng:

 Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra, kỹ năng trình bày, diễn đạt.

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức học tập tự giác, trung thực trong làm bài kiểm tra.

 II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 Kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề.

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Đề bài in sẵn

- Học sinh: Ôn tập kĩ nội dung kiểm tra

IV. Phương pháp:

Thực hành.

V. Tổ chức giờ học:

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn lớp 8 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2010 
Ngày giảng: 25/10/2010
Tiết 38 
KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 	Kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh phần truyện kí Việt Nam đã học ở lớp 8.
2. Kĩ năng:
 	Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra, kỹ năng trình bày, diễn đạt.
3. Thái độ:
 	Giáo dục ý thức học tập tự giác, trung thực trong làm bài kiểm tra.
	II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề bài in sẵn
- Học sinh: Ôn tập kĩ nội dung kiểm tra
IV. Phương pháp:
Thực hành.
V. Tổ chức giờ học:
1. Khởi động: 
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
45 phút
Môn: Ngữ văn
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
1 (0,5)
1 (0,5)
2 (1)
Tức nước vỡ bờ
1 (0,5)
1 (4)
2 (4,5)
Trong lòng mẹ
1 (0,5)
1 (0,5)
2 (1)
Lão Hạc
1 (0,5)
1 (3)
2 (3,5)
Tổng số câu-điểm
3 (1,5)
3 (1,5)
2 (7)
8 (10)
Tỷ lệ
15
15
70
100
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan:	
 	Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Tôi đi học của Thanh Tịnh được viét theo thể loại nào?
A. Bút kí C. Tiểu thuyêt
B. Truyện ngắn D. Tuỳ bút
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoan văn sau?
“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn ”
 Nhân hoá C. So sánh
 Hoán dụ D. Điệp ngữ
Câu 3. Nhận định nào trong những nhận đinh sau thể hiện đúng nhất nội dung đoan trích Trong lòng mẹ?
Đoạn trích chủ yếu kể lại nỗi khổ của chú bé Hồng.
Đoạn trích chủ yếu mô tả tâm địa độc ác của bà cô.
Đoan trích chủ yếu mô tả sự hờn tủi của chú bé Hồng khi gặp mẹ.
Đoạn trích chủ yếu mô tả diễn biến tâm trạng của chú bế Hồng.
Câu 4. Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
Bút kí C. Hồi kí
Truyện ngắn D. Tiểu thuyết
Câu 5. Miêu tả hành động của cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yế sử dụng từ loại nào?
Danh từ C. Động từ
Tính từ D. Đại từ
Câu 6. Văn bản “Lão Hạc” của tác giả nào?
A. Nam Cao. C. Thạch Lam.
B. Ngô Tất Tố. D. Thanh Tịnh.
II. Tự luận:
Câu 1. Nêu nội dung cơ bản và những nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Tức nước vỡ bờ” ( Trích “Tắt đèn” - Ngô Tất Tố)?
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn từ 8 -> 10 câu trình bày những suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc?
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C
D
C
C
A
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1. (3 điểm )
- Nêu chính xác nội dung cơ bản: (1,5 điểm)
 Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng, của người phụ nữ nông dân trước cách mạng.
- Nêu chính xác nghệ thuật tiêu biểu (1,5 điểm)
 Khắc hoạ nhân vật rõ nét, miêu tả sinh động, ngôn ngữ đặc sắc.
Câu 2. (4 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn ngắn, diễn đạt lưu loat, đủ số câu quy định, nêu được những suy nghĩ về nhân vật lão Hạc: 
A. Mở bài. Giới thiệu chung về Lão hạc trong truyện ngắn Lão hạc của Nam Cao
B. Thân bài.
- Lão là người nông dân nghèo, thật thà, giàu lòng vị tha, giàu lòng yêu thương, nhân hậu. 
- Lão là người giàu lòng tự trọng, giàu đức hi sinh.
- Phẩm chất trong sáng, cao thượng.
C. Kết bài.
 	Khái quát nội dung, mở rộng vấn đề.
3. Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà: 
* Tổng kết:
Giáo viên nhắc lại nội dung cơ bản cần đạt được trong bài kiểm tra.
* Hướng dẫn học ở nhà: Ôn kỹ phần truyện kí đã học.
- Chuẩn bị bài, soạn bài: Thông tin về ngày Trái Đất
Ngày soạn: 24/10/2010 
Ngày giảng: 8B-26;8A-28/10
 Ngữ văn - Bài 9 - Tiết 39
Văn bản: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giẻ trình bày trong văn bản.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục hợp lý, chặt chẽ tạo nêm tính thuyết phục của văn bản.
2. Kĩ năng:
- Tích hợp với phân môn Tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
- Đọc-hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
3. Thái độ:
 Tình yêu thiên nhiên, môi trường, cảnh vật, tinh thần bảo vệ môi trường sống- ngôi nhà chung của nhân loại.
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
Kỹ năng nhận thức, kỹ năng lắng nghe, phân tích, kỹ năng hợp tác.
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: Bài soạn 
IV. Phương pháp:
 	Gợi tìm, tái hiện, nghiên cứu.
V. Tổ chức giờ học:
HĐ1. Khởi động: (1’)
 	*Giới thiệu bài:
 	Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm lớn đến môi trường xunh quanh ta, nếu ta không có phương pháp sử lí phù hợp. Trong đó bao bì nilon là một loại rác thải nguy hiểm. Để hiểu được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu văn bản nhật dụng “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.	 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích: () 
*Mục tiêu: Đọc và giải thích được nghĩa của các từ khó trong văn bản.
GV hướng dẫn đọc: nhấn giọng rành rọt từng điểm kiến nghị, phần cuối giọng điệu của một lời kêu gọi.
GV đọc mẫu, HS đọc.
HS và GV nhận xét.
Theo dõi chú thích, giải thích chú thích 1,2, 3?
I. Đọc tìm hiểu chú thích.
1. Đọc văn bản.
2. Chú thích. (SGK).
HĐ 3: Tìm hiểu bố cục:
*Mục tiêu: Nh ận biết được bố cục cuả văn bản theo hướng dẫn của giáo viên.
Phân tích bố cục của văn bản?
II. Bố cục
Bố cục văn bản. 3 phần:
- P1: Từ đầu ... không sử dụng bao bì nilon: Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp.
- P2: Tiếp... đối với môi trường: tác hại của việc sử dụng bao bì nilon, giải pháp.
- P3: Còn lại: Lời kêu gọi.
HĐ 4: Tìm hiểu hiểu văn bản:
*Mục tiêu: - Nhận biết được mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giẻ trình bày trong văn bản.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục hợp lý, chặt chẽ tạo nêm tính thuyết phục của văn bản.
Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?
- Văn bản nhật dụng.
* Đây là văn bản nhật dụng được viết theo phương thức thuyết minh. Phương thức này chúng ta sẽ học sau.
Đọc đoạn văn đầu- 1 em.
Chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao nilon có thể gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người?
Thảo luận tổ - 5 phút.
Báo cáo, nhận xét.
GV kết luận.
- Do tính không phân huỷ của Plác- xtíc.
Tính không phân huỷ tạo ra tác hại gì?
Ngoài ra sử dụng bao nilon còn có tác hại nào khác?
* GV: ở Mĩ mỗi năm có 400000 tấn chôn lấp tại miền Bắc. ấn Độ 90 con hươu chết do ăn rác thải nilon. Trên thế giới hàng năm co 100000 nghìn con thú chết do nuốt túi nilon.
Ngoài nguyên nhân cơ bản trên, còn có nguyên nhân nào khác?
- làm ôi nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại chì, Ca-đi- mi => gây ung thư phổi. Các khí thải do đốt bao bì nilon gây ngộ độc, khó thở, ngât, nôn ra máu, ung thư và dị tật bẩm sinh.
Đọc thầm từ “Vì vậy chúng ta cần phải...”tr 54.
Người viết đề cập các phương pháp xử lí như thế nào? Nhận xét gì về các phương pháp ấy?
 - Còn nhiều nan giải, chưa triệt để vì những thuận lợi khi sử dụng bao nilon.
Từ những khó khăn trên, người viết đề nghị gì?
Đoạn cuối người viết sử dụng từ nào lặp nhiều lần?
- Hãy -> biểu thị yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc khích lệ động viên => điệp từ chúng ta sẽ học sau. Tác dụng nhấn mạnh lời kêu gọi, sự cấp bách mà mọi người cần làm ngay.
Phân tích những kiến nghị mà văn bản đề xuất? Tác dụng của từ “vì vậy” trong việc liên kết các phần của văn bản?
- Túi nilon rẻ, nhẹ, thuận lợi dễ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhưng “lợi bất cập hại” vì vậy trong khi chưa loại bỏ hoàn toàn ta có giải pháp hạn chế.
- Từ “vì vậy” giúp đoạn 2 gắn với đoạn 1 của phần 2 một cách tự nhiên.
Đoạn 1: đi từ nguyên nhân cơ bản đến hệ quả cụ thể - gắn với đoạn 2 một cách tự nhiên hợp lí.
- Phần 3: dùng từ “hãy” rất thích hợp cho 3 câu.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao nilon gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ.
- Do tính không phân huỷ của Plác- xtíc.
+ Lẫn vào trong đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật.
+ Tắc các đường dẫn nước thải.
+ Tắc nghẽn hệ thống cống rãnh -> muỗi -> phát sinh, lây truyền bệnh dịch.
+ Làm chết các sv khi chúng nuốt vào.
- Tác hai:
+ Làm mất mĩ quan nếu vứt bừa bãi.
+ Gói đựng rác thải làm khó phân huỷ.
+ Để lẫn rác thải , làm cho khó phân huỷ.
 2. Nguyên nhân khác.
- Bao nilon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm. Khi đốt cháy thải ra các khí độc làm ảnh hưởng lớn đên sức khoẻ.
3. Ba phương pháp xử lí.
- Chôn lấp: bất tiện và có nhiều tác hại.
- Đốt: gây nhiễm độc -> cực kì nguy hại.
- Tài chế: giá đắt, không thuận tiện.
-> xử lí bao bì nilon là một vấn đề không đơn giản.
4. Những kiến nghị của người viết.
- Thay đổi thói quen dùng bao nilon, giảm thiểu sử dụng bao nilon.
- Không sử dụng khi không cần thiết.
- Nên dùng giấy, lá gói bọc thực phẩm.
- Nói để mọi người hiểu và cùng thực hiện.
5. Tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
- Các giải pháp hạn chế mà văn bản đề nghị rất hợp lí, hợp tình và rất khả thi.
- Bố cục chặt chẽ, sử dụng quan hệ từ “hãy” rất hiệu quả.
HĐ 5: Hướng dẫn tổng kết: (3’)
*Mục tiêu: Nêu được nội dung, nghệ thuật cơ bản của văn bản
HS đọc ghi nhớ (SGK- 107).
GV củng cố.
Ghi nhớ (SGK)
HĐ 6: Hướng dẫn luyện tập: (5’)
*Mục tiêu: Trình bày thái độ của mình thông qua việc đọc văn bản
GV yêu cầu 2 học sinh đọc diễn cảm văn bản 
HS đọc-GV nhận xét
Luyện tập
Đọc diễn cảm văn bản 
	[	
HĐ 7: Củng cố, hướng dẫn học ở nhà: ( 5’)
* Củng cố:
 	HS đọc lại phần ghi nhớ SGK
* Hướng dẫn học ở nhà:
 	Học kĩ bài vừa học, chuẩn bị bài, soạn bài: Nói giảm, nói tránh
Ngày soạn: 25/10/2010 
Ngày giảng:8B-27;8A-28/10
Ngữ văn - Bài 10 -Tiết 40
NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
	I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: 
 	- HS nêu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nó trong ngôn ngữ đời thường, trong tác phẩm văn học.
	2. Kĩ năng:
 	Kĩ năng vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết
	3.Thái độ:
 	Sử dụng đúng trong từng hoàn cảnh giao tiếp
	II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phê phán.
	III. Chuẩn bị:
	- Giáo viên; Bảng phụ, giáo án
	- Học sinh: Bài soạn
	IV. Phương pháp:
 	Phát vấn, gợi tìm
	V. Tổ chức giờ học:
	HĐ 1. Khởi động: (7’)
	*Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới của học sinh.
	* Kiểm tra bài cũ : (6’)
 	CH- Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá? Lấy ví dụ và giải thích?
	TL- Là phép tu từ phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
	*Giới thiệu bài: ( 1’)
 	Nói giảm nói tránh cũng là một biện pháp tu từ được sử dụng trong giao tiếp. Vậy bản chất của nó là gì? Tác dụng của nó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Hình thành kiến thức mới: (17’)
*Mục tiêu: Giải thích được cách sử dụng noí giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh 
HS đọc bài tập SGK- 107.
GV treo bảng phụ
Các từ ngữ in đậm có ý nghĩa là gì?
 Tại sao tác giả (người viết, người nói) lại dùng cách diễn đạt đó?
- (1): các từ ngữ in đậm đều nói về cái chết.
- Để giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
Tìm một vài cách nói khác về cái chết?
- đi, về, quy tiên, từ trần...
Đọc vd 2 (SGK- tr108).
Tại sao trong câu tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa?
- Tránh thô tục.
Đọc vd3 (SGK- 108) so sánh hai cách nói trên?
- Cách nói ở b nhẹ nhàng, tế nhị hơn.
Các vd trên đều sử dụng nói giảm nói tránh, em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh?
- Là biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
GV giới thiệu một số cách nói giảm, nói tránh và lưu ý:
* Gv: trong giao tiếp, trong cuộc sống, chúng ta cần sử dụng nói giảm, nói tránh một cách phù hợp để tăng hiệu quả giao tiếp cho lời nói, tránh sự thô tục, đau buồn...
Tìm sự nói giảm, nói tránh trong văn bản “Lão Hạc”?
- Cậu vàng đi đời rồi. -> Đồng nghĩa.
- Lão làm bộ đấy ... nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu.- > nói trống.
HS đọc ghi nhớ.
GV chốt.
I. Nói giảm, nói tránh.
1. Bài tập.
* Lưu ý: một số cách nói giảm nói tránh:
- Dùng từ đồng nghĩa (đặc biệt là các từ Hán Việt).
vd: chôn: mai táng, an táng.
- chết: đi, từ trần, quy tiên...
- Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa:
Vd: bài thơ của anh dở lắm.
- > Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
- Nói vòng: 
vd: Anh còn kém lắm.
-> Anh cần phải cố gắng thêm.
- Nói trống (tỉnh lược).
vd: Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống dược bao lâu nữa đâu chị ạ.
- > Anh ấy bị thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ.
2. Ghi nhớ (SGK- 108).
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập: (15’)
*Mục tiêu: Trình bày thái độ của mình thông qua việc đọc văn bản. 
-HS đọc bài 1 (108) nêu yêu cầu?
-HS làm bài.
GV gọi một vài em lên bảng giải.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
HS đọc bài 2 (108), xác định yêu cầu.
2 HS lên bảng giải.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
Đọc bài 3, xác định yêu cầu, làm bài.
HS nhận xét, GV hướng dẫn, bổ sung.
Đọc bài 4, xác địh yêu cầu, làm bài.
GV hướng dẫn, bổ sung.
II. Luyện tập.
1, Bài tập 1. (108). Điền từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ trống.
a, Đi nghỉ.
b, Chia tay nhau.
c, Khiếm thị.
d, Có tuổi.
đ, Đi bước nữa.
2, Bài 2. (109). Trong các cặp câu sau, câu nào sử dụng nói giảm nói tránh.
- Câu: a2, b2, c1, d1, e2.
3, Bài 3. (109). Đặt 5 câu:
- Anh lười học quá. -> Anh học chưa được siêng lắm.
- Hành động cảu anh rất xấu. -> Hành động của anh không được đẹp lắm.
- Con người anh nông cạn. -> Con người chưa sâu sắc lắm.
- Bạn học còn kém lắm. -> Bạn học chưa tốt lám.
- Lời nói của anh đầy ác ý. ->Lời nói của anh thiếu thiện chí.
4, Bài 4. (109). Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ thì không dùng nói giảm nói tránh.
	HĐ 4: Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà: ( 5’)
	* Tổng kết: Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của nó?
	* Hướng dẫn học ở nhà: 
	- Học ghi nhớ, nội dung lưu ý.
	- Làm bài tập SBT.
	- Ôn kĩ các văn bản đã học, chuẩn bị bai: Luyện nói kể truyện.
Ngày soạn: 25/10/2010
Ngày giảng: 8B-27;8A-29/10
Ngữ văn – Bài 10 - Tiết 41 .
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM
	I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Nhận biết được ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong. Những yêu cầu khi trình bày văn nói, kể chuyện.
	2. Kĩ năng:
Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện. Lạp dàn ý một bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Biết cách trình bày câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
	3. Thái độ:
 Giáo dục lòng tự tin, bình tĩnh khi nói.
	II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	Kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp.
	III. Chuẩn bị: 
Thầy: GA
Trò: Bài soạn, giấy nháp
	IV. Phương pháp:
 Rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ
	V. Tổ chức giờ học:
 	HĐ 1. Khởi động: (6’)
	*Mục tiêu: Hiểu biết và nắm vững được vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
	* Kiểm tra: (5’) 
	CH- Vai trò của miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?
	TL- Các yếu tó miêu tả, biểu cảm làm cho văn bản sâu sắc, sinh động, việc kể chuyện hay hơn.
	* Giới thiệu bài: (1’) Trong cuộc sống, trong giao tiếp, ta thường xuyên phải trình bày sự việc trước tập thể đông người. Để giúp các em tự tin hơn khi nói một vấn đề trước đông người, ta cùng luyện nói.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HĐ 2: Hướng dẫn ôn tập: (9’ )
*Mục tiêu: Nêu được ngôi kể cơ bản , tác dụng của các ngôi kể trong văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Thế nào là kể chuyện theo ngôi thứ nhất?
- Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, có thể trực tiếp nói ra những điều mình nghe thấy, nhìn thấy, trải qua, những suy nghĩ, tình cảm của chính mình -> tăng tính chân thực, thuyết phục
Kể theo ngôi thứ ba là kể như thế nào?
- Kể theo ngôi thứ ba: người kể giấu mình, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng -> linh hoạt, tự do hơn.
Lấy một vd về cách kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba?
- Lão Hạc, Tôi đi học: ngôi thứ nhất.
- Tức nước vỡ bờ: ngôi thứ ba.
Theo em tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
- Để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi kể, tả.
I. Ôn tập về ngôi kể.
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (20’)
*Mục tiêu: Trình bày được một bài văn, đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm theo một dàn bài đã lập sẵn
GV nêu yêu cầu:
 Khi nói trước đông người cần tự tin, bình tĩnh, nói có ngữ điệu, không nói như đọc, chú ý yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Khi thay đổi ngôi kể phải chú ý cách xưng hô, thay đổi đoạn dẫn thoại.
* Lưu ý: Muốn kể lại đoạn trích theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi lời xưng hô, lời dẫn thoại, chuyển lời dẫn thoại thành lời kể, chi tiết miêu tả, lời biểu cảm.
GV yêu cầu
* Học sinh nói trước tổ nhóm.
* Học sinh nói trước lớp.
HS khá giỏi nói trước, HS yếu nói sau.
HS dựa vào bài chuẩn bị ở nhà trình bày trước tổ.
Tổ trưởng điều hành, thư kí ghi lại nội dung nhận xét.
HS nhận xét bài của bạn: tác phong, diễn đạt, nội dung, lời nói...
Gọi HS nói trước lớp.
HS khác nhận xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
II. Luyện nói.
HĐ 4. Củng cố, hướng dẫn học ở nhà: (5’)
	*Tổng kết: ‘
	Cần chú ý gì khi nói trước tập thể?
	* Hướng dẫn học ở nhà:
	Học lại lý thuyết văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
	Chuẩn bị: “Câu ghép”. Đọc kĩ trả lời câu hỏi SGK, xem trước bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc