THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP
CÁCH LÀM
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua tiết học giúp cho học sinh:
I)Kiến thức:
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
- Đặc điểm ,cách làm bài văn thuyết minh .
- Mục đích ,yêu cầu,cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp .
II) Kỹ năng:
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh :một phương pháp .
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu :biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức ,phương pháp cách làm có độ dài 300 chữ .
- Kỹ năng:Tìm kiếm và xử lí thông tin .
III)Thái độ: học sinh ứng dụng được lí thuyết vào thực tế cuộc sống .
B/CHUẨN BỊ:
_ Giáo viên: thước kẻ bảng,tài liệu tham khảo liên quan.
_ Hs: Soạn bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Lớp 8a1 ngày dạy 6/1/2011 Lớp 8a2 ngày dạy6/1/2011 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP CÁCH LÀM A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua tiết học giúp cho học sinh: I)Kiến thức: - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh . - Đặc điểm ,cách làm bài văn thuyết minh . - Mục đích ,yêu cầu,cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp . II) Kỹ năng: - Quan sát đối tượng cần thuyết minh :một phương pháp . - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu :biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức ,phương pháp cách làm có độ dài 300 chữ . - Kỹ năng:Tìm kiếm và xử lí thông tin . III)Thái độ: học sinh ứng dụng được lí thuyết vào thực tế cuộc sống . B/CHUẨN BỊ: _ Giáo viên: thước kẻ bảng,tài liệu tham khảo liên quan. _ Hs: Soạn bài trước ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên. C/TIẾN TRÌNH BÀI MỚI: I/Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) 1)khi viết bài văn thuyết minh và đoạn văn thuyết minh ta cần chú ý những gì ? 2)Đọc mở bài ,kết bài cho đề văn “giới thiệu trường em “ ? II/ Bài mới: Hoạt động 1 Giới thiệu bài mới: (2 phút ) Trước đó chúng ta đã được tìm hiểu văn thuyết minh về sản phẩm văn hoá,địa danh du lịch,thể thơ,dụng cụ .Hôm nay chúng ta được làm quen với một cách thuyết minh mới,đó là “thuyết minh một phương pháp cách làm “. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 2:Nội dung bài học: (18 phút ) Gv:Cho hs đọc văn bản “cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô”trả lời câu hỏi. Gv:Các phần chủ yếu của văn bản thuyết minh một phương pháp là gì ? Gv:Theo em phần nguyên liệu có cần thiết không ?Vì sao ? Gv: Theo em yếu tố nào quan trọng nhất ? Gv:Ngoài nguyên vật liệu chính ta còn lưu ý điều gì ? Gv:Cách làm được trình bày như thế nào ?Theo trình tự và phương pháp nào ?Vd:Cách tạo thân,đầu,mũ,cách làm tay,chân,quả bóng gắn hình người lên sân cỏ (mãnh gỗ ). Gv:Những trình tự này có thể đảo lộn được không ?Vì sao ? Gv:Phần yêu càu thành phẩm có cần thiết không ?Vì sao ? Gv:Phần nấu món ăn và cách làm đồ chơi có gì giống và khác nhau ? Gv:Khi giới thiệu một phương pháp cách làm thì người viết cần phải nắm những gì ? Hs:đọc kĩ văn bản và trả lời. Hs:- nguyên liệu cách làm yêu cầu thành phẩm Hs:Rất cần thiết không thể thiếu được ,vì đó là điệu kiện vật chất để tiến hành chế tác sản phẩm . Hs:Cả 3 yếu tố đều quan trọng. Hs:Vật liệu phụ. Vd:Tăm tre,keo dán mãnh gỗ,quả thông,hột nhãn,vãi,cành cây khô.. Hs:Giới thiệu tỉ mĩ cách chế tạo đồ chơi theo trình tự nhất định để người đọc hiểu rõ và làm theo được . Vd:Nấu canh chua bỏ cá vào trước,rau đẻ sau,rau thơm,.. Hs:Không,nếu đảo lộn sẽ không thành phẩm,hoặc thành phảm không đẹp . Hs:Cần thiết,vì đánh giá được chất lượng của sản phẩm . Hs: - Giống:nguyên vật liệu; cách làm ;yêu cầu thành phẩm. - Khác:phần định lượng;rau,củ,quả,bát,đĩa,số mâm. - Chú ý màu sắc,mùi vị. ..(không được phép thay đổi tuỳ tiện tình tự của cách làm ) Hs:Đọc to ghi nhớ. I/ Giới thiệu một phương pháp cách làm: Ví dụ 1: “cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô”. - Các phần chủ yếu cần phải có khi thuyết minh một phương pháp cách làm:Nguyên vật liệu ; cách làm ;yêu cầu thành phẩm . - Phải có đầy đủ nguyên vật liệu chính và phụ . - Cách làm phải được trình bày rõ,cái gì làm trước,cái gì làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới đạt hiệu quả như mong muốn . - Yêu cầu thành phẩm:Tỉ lệ các bộ phận hình dang phải chất lượng. Vd2:Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạt: - Giống:nguyên vật liệu; cách làm ;yêu cầu thành phẩm. - Khác:phần định lượng;rau,củ,quả,bát,đĩa,số mâm,để đáp ứng tuỳ theo số người ăn. * Ghi nhớ sgk/26. Hoạt động 3:Luyện tập(15 phút ) Bài tập 1:(dàn bài) a)Mở bài:Giới thiệu khái quát về trò chơi. b)Thân bài: - Số người tham gia trò chơi . - Dụng cụ chuẩn bị chơi. - luật chơi, cách chơi . - Yêu cầu đối với người chơi.(Vd:bịt mắt phải kính ,tay cầm gậy thật chặt..Sản phẩm:cơm phải chín đều,ngon và chín trong thời gian sớm nhất ..) c)Kết bài :Nêu cảm nghĩ của em về trò chơi đó ? . Bài tập 2: -Đọc thầm,nắm thông tin được nhanh àđó là cách đọc nhanh. -Phương pháp TM:nêu số liệu ,ví dụ. -Cách đặt vấn đề:bài viết đưa ra số liệu trang in hàng năm trên thế giới để từ đó thấy được mức độ khổng lồ của tư liệu mà con người cần phải nghiên cứu,tìm hiểu. -Bài viết giới thiệu cách đọc nhanh nhất:không đọc theo hàng ngang mà luôn chuyển động theo hàng dọc từ trên xuống dưới cách đọc nắm thông tin nhanh hơn. -Số liệu trong bài có tác dụng thuyết phục cho phương pháp đọc nhanh . III/Hoạt động 4:DẶN DÒ VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI: (5 phút ) _ Hs:Xem lại bài cũ + thuộc lòng ghi nhớ. _Hs: Soạn bài”Tức cảnh Pác Bó” + Đọc trước bài thơ ,tìm hiểu từ khó,thể thơ ? +Đọc chú thích tìm hiểu tác giả,tác phẩm ? + Tâm trạng của Bác ở Pác Bó như thế nào ? + Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống cách mạng ( gian khổ) thật là sang ? Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: