Giáo án dạy Ngữ văn lớp 8 Tiết 40: Nói giảm, nói tránh

Giáo án dạy Ngữ văn lớp 8 Tiết 40: Nói giảm, nói tránh

Tiết 40: Nói giảm, nói tránh

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS

- Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác hại của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.

- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.

B - Chuẩn bị

 - Gv: Sgk, sách chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.

 - Hs: Soạn bài, sgk, bảng nhóm.

C- Tiến trình lên lớp

1 Bài cũ: Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Lấy ví dụ?

2 Bài mới.

 * Gv giới thiệu bài.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 597Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn lớp 8 Tiết 40: Nói giảm, nói tránh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 40: Nói giảm, nói tránh
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS
- Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác hại của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
B - Chuẩn bị
 - Gv: Sgk, sách chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.
 - Hs: Soạn bài, sgk, bảng nhóm.
C- Tiến trình lên lớp
1 Bài cũ: Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Lấy ví dụ?
2 Bài mới.
 * Gv giới thiệu bài.
Hoạt động của Gv – Hs
Nội dung chính
* GV treo bảng phụ ghi ví dụ, HS đọc, trả lời câu hỏi.
 Những từ in đậm trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Tại sao người viết người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
 Hãy tìm thêm các từ đồng nghĩa khác nói về cái “chết” với ý giảm, tránh ?
 Tại sao trong câu văn, tác giả dùng “bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
 So sánh hai cách nói và cho biết cách nói nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe?
HS lấy ví dụ về những câu thơ câu, câu văn có sử dụng NGNT?
Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh?
 - Hs đọc ghi nhớ (sgk).
Tìm và phân tích biện pháp NGNT trong những câu sau:
 - Năm nay con chưa đỗ, con nên cố gắng ôn tập để sau này thi đạt kết quả tốt đẹp hơn.
 - Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão bảo ngay:
- Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ.
* GV có thể giảng giải thêm: 
 Nói giảm, nói tránh có thể theo nhiều cách.
 * Thảo luận nhóm
Chuyển các câu sau thành câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật NGNT và cho biết em đã sử dụng NGNT bằng cách nào?
 Nhóm 1. Ông cụ đã chết hôm qua rồi.
 Nhóm 2. Bài thơ của anh làm dở lắm.
 Nhóm 3. Bạn còn kém lắm.
 Nhóm 4. Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ.
 - HS làm việc teo nhóm.
 - Đại diện nhóm trình bày - có sự nhận xét.
 - Gv nhận xét - rút ra các biện pháp NGNT.
Theo em trong những trường hợp sau có nên sử dụng NGNT không? Vì Sao?
 - GVCN phê bình những bạn thường xuyên vi phạm nội quy của trường lớp.
 - Thầy Tổng phụ trách Đội nhận xét ưu, nhược điểm dưới cờ.
 - Khi toà án luận tội các bị cáo bị phạm tội.
 HS trả lời - gv nhận xét.
Vậy em có nhận xét gì khi sử dụng biện pháp NGNT?
 - GV phân chia lớp thành các nhóm, làm bài tập 1, 2, 3:
- Các nhóm thảo luận ghi vào giấy khổ lớn.
- Cử đại diện trình bày; các tổ khác nhận xét.
D. Hướng dẫn học bài
 - Nắm kĩ nội dung bài.
 - Làm bài tập 4
 - Tìm những câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ văn có sử dụng nói giảm nói tránh.
- Ôn tập tốt để tiết sau kiểm tra một tiết.
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh.
* Xét ví dụ:
- VD1-> đều nói đến cái chết, cách nói như thế là để giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn, nặng nề. 
- Chết: Đi, về, quy tiên, từ trần, xuống suối vàng, về với ông bà
- Chôn: Mai táng, an táng-
- VD2: Phải bé lạibầu sữa nóng của người mẹ.-> Dùng từ như thế tránh thô tục, tăng cảm giác êm dịu.
- Con dạo này lười lắm -> căng thẳng, nặng nề.
- Con dạo này không được chăm chỉ lắm-> nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người tiếp nhận.
* Ghi nhớ: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
 - Hs phân tích.
 - Gv nhận xét - củng cố ở bảng phụ.
II. Các cách nói giảm nói tránh
1. Dùng các từ đồng nghĩa ( đặc biệt là từ Hán Việt)
 VD: Ông cụ đã chết rồi.
 -> Ông cụ đã quy tiên rồi.
 2. Dùng cách nói phủ định bằng từ trái nghĩa
 VD: Bài văn của bạn làm dở lắm
Bài văn của bạn làm chưa được hay lắm.
3. Dùng cách nói vòng
 VD: Anh còn kém lắm 
 -> Anh cần phải cố gắng hơn.
4. Dùng cách nói trống ( Tĩnh lược)
VD : Ông bị ung thư giai đoạn cuối thì không sống được bao lâu nữa đâu - Ông ấy thế thì không được lâu nữa đâu.
* Lưu ý
- Tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp và mục đích giao tiếp.
IV. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
Đi nghỉ ( đi ngủ)
Chia tay nhau (li dị)
Khiếm thị (mù)
Có tuổi (già)
Đi bước nữa (lấy chồng khác)
Bài tập 2 : Câu sử dụng nói giảm, nói tránh.
 - a2, b2, c1, d1, e2.
Bài tập 3:
- Chị xấu quá  chị có duyên đấy.
- Anh già quá  anh vẫn còn nhanh nhẹn.
- Giọng hát chua lét  giọng hát chưa được ngọt lắm.
- Cấm cười to xin cười nho nhỏ.
- Anh cút đi  có lẽ để khi khác sẽ nói chuyện này.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40.doc