Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 5

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 5

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.

- Tích hợp: Với phần văn ở văn bản “Tôi đi học”, phần tập làm văn ở bài “Tóm tắt văn bản tự sự”.

- Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng cách, đúng chỗ và đạt hiệu quả.

B. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. Bài cũ:

 - Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Nêu tác dụng.? Cho ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh.

 - Dẫn vào bài mới.

 III. Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 	 Ngày soạn:
Tiết 17	 Ngày dạy:
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Tích hợp: Với phần văn ở văn bản “Tôi đi học”, phần tập làm văn ở bài “Tóm tắt văn bản tự sự”.
- Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng cách, đúng chỗ và đạt hiệu quả.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Nêu tác dụng.? Cho ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh..
	- Dẫn vào bài mới.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I trong sách giáo khoa.
? Hai từ “bẹ” và “bắp” có nghĩa là gì?
Học sinh: Ngô.
? Vậy từ nào được dùng phổ biến hơn?
Trong ba từ trên từ “ngô” ta gọi là từ toàn dân vì nó được dùng phổ biến.
? Vậy từ “bắp” và từ “bẹ” được gọi là từ địa phương. Vì sao?
Bài tập nhanh:Các từ “cái mền” và “trái thơm” là từ toàn dân hay từ địa phương? Chúng là từ thuộc vùng nào?
Học sinh: “cái mền” và “trái thơm” là từ địa phương dùng cho vùng Nam bộ.
? Vậy từ toàn dân và từ địa phương khác nhau ở đâu?
Cho học sinh đọc ví dụ.
? Từ “mẹ” và “mợ” cùng chỉ một đối tương. Đó là ai?
? Tại sao tác giả lại dùng hai từ để chỉ một đối tượng trong văn bản? 
? Từ “cậu”, “mợ” dùng cho đối tượng nào trước cách mạng?
? Từ “ngỗng” và “trúng tủ” trong ví dụ có nghĩa là gì? Đối tượng nào thường dùng các từ này?
? So với từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội có gì khác?
Học sinh trả lời; nhận xét; bổ sung.
Giáo viên: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
Học sinh:
? Vì sao trong một số tác phẩm văn học các tác giả thường sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
I/ Từ ngữ địa phương
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Ngô: được dùng phổ biến, nằm trong vốn từ vựng toàn dân có tính chuẩn mực về văn hoá.
- Bắp, bẹ: gọi là từ địa phương vì dùng trong phạm vi không gian hẹp, chưa có chuẩn mực cao về văn hoá.
3. Kết luận
Ghi nhớ 1: Sách giáo khoa.
II/ Biệt ngữ xã hội
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a. - Dùng “mẹ” diễn tả tâm trạng của tác giả cho mọi đối tượng người đọc.
 - Dùng “mợ” xưng hô với đối tượng giao tiếp là từ dùng cho giới thượng lưu trong xã hội.
b. - Ngỗng: điểm 2.
 - Trúng tủ: đúng phần đã học.
→Sử dụng trong giới học sinh, sinh viên.
3. Kết luận
Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa
III/ Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, không nên gây khó khăn cho đối tượng giao tiếp.
- Giúp tô đậm tính chất địa phương của nhận vật, tăng tính chân thực và biểu cảm trong tác phẩm văn học.
Ghi nhớ 3: Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh luyêệ tập.
Học sinh: Làm theo nhóm. Cử đại diện lên trình bày.
Giáo viên: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Chốt ý.
IV/ Luyện tập
Bài tập 1: 
- Mần: làm; Chén: bát; Trốc: đầu; Mùng: màn.
Bài tập 2: Một số từ thuộc tầng lớp:
- Học sinh: trứng (0), gậy (1), ngỗng (2). - Cán bộ: Sếp (lãnh đạo).
Bài tập 3: 
 Răng không cô gái trên sông
 Ngày mai cô sẽ từ trong đến ngoài
 Gan chi gan rứa mẹ nờ
 Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai
 IV. Củng cố: ? Thế nào là từ ngữ địa phương và thế nào là biệt ngữ xã hội. Cho ví dụ.
 ? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội có điều gì đáng lưu ý?
 V. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập còn trong SGK và chuẩn bị bài mới” TLV “Tóm tắt văn bản tự sự”
***********************************************
Tuần 5 	 Ngày soạn:
Tiết 18	 Ngày dạy:
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được các thao tác tóm tắt một văn bản tự sự.
- Tích hợp: Phần văn qua các văn bản tự sự đã học, phần tiếng việt qua bài “Từ ngữ đại phương và biệt ngữ xã hội”.
- Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tóm tắt thành thạo các văn bản tự sự nói riêng và các văn bản giao tiếp trong xã hội nói chung.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Để có một văn bản hoàn chỉnh ta cần liên kết các đoạn văn. Vậy việc liên kết các đoạn văn tạo thành văn bản có gì cần lưu ý?
	- Dẫn vào bài mới.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Đặt ra tình huống trong cuộc sống như: Người hàng xóm bị tông xe, em gọi điện thoại về báo, em sẽ nói như thế nào?
Học sinh:Trả lời
? Đó là trong cuộc sống hàng ngày. Còn trong văn thơ khi ai đó yêu cầu em kể ại một câu chuyện em sẽ làm như thế nào?
? Em có kể lại y nguyên như văn bản đã học không?
? Vậy tóm tắt văn bản tự sự là gì?
Học sinh: Thảo luận theo nhóm (5 phút).
Giáo viên: Yêu cầu trình bày, nhận xét, bổ sung.
Giáo viên: Chốt ý →
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc bản tóm tắt trong sách giáo khoa.
Giáo viên: Nội dung của bản tóm tắt trên nói về văn bản tự sự nào? Vì sao em biết đìều đó?
? So với văn bản chính, văn bản tóm tắt có gì khác? Nội dung của văn bản trên có bị sai lệch so với văn bản chính không?
? Viết như nội dung của văn bản trên gọi là tóm tắt văn bản tự sự. Vậy theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? 
Học sinh: Thảo luận nhóm. Cử đại diện trả lời.
? Để tóm tắt được một văn bản tự sự theo em chúng ta cần tiến hành những công việc gì?
Học sinh: Tiến hành theo 4 bước.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa trang 61.
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự 
- Trong cuộc sống có những tác phẩm tự sự muốn đọc hoặc ghi lại nội dung của nó ta có thể đọc bản tóm tắt hoặc tóm tắt lại nội dung của văn bản ấy.
- Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại nội dung một cốt truyện để người khác hiểu được nội dung cơ bản của văn bản ấy.
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
a. Ví dụ: Đọc bản tóm tắt
b. Nhận xét
- Văn bản là tóm tắt lại nội dung của văn bản tự sự: Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Được thể hiện qua hệ thống nhân vật và nội dung chính của văn bản.
- Đoạn văn ngắn gọn, số lượng chi tiết ít hơn, khái quát hơn.
c. Kết luận
Tóm tắt văn bản tự sự cần kể lại nội dung chính xoay quanh nhân vật chính một cách trung thành sáng tạo bằng lời văn của mình.
2. Các buớc tóm tắt
- Buớc 1: Đọc và nắm nội dung văn bản.
- Bước 2: Lựa chọn sự việc và nhân vật chính.
- Bước 3: Sắp xếp cốt truyện theo trình tự hợp lí.
- Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
 IV. Củng cố: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Khi tóm tắt văn bản tự sự cần tiến hành những bước nào?
 V. Dặn dò: Học bài cũ Làm vào vở bài tập câu chuyện “ THánh Gióng” và chuẩn bị bài LT tóm tắt văn tự sự
*******************************************
Tuần 00 	 	 Ngày soạn:
Tiết 123	 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học ở tiết 18 để tóm tắt các văn bản tự sự đã học và đã đọc.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước của quy trình tóm tắt văn bản tự sự và thực hiện thành thạo việc tóm tắt.
B. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Giáo án, tư liệu, các văn bản tự sự. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. Yêu cầu của việc tóm tắt là gì? Trình bày các bước của quá trình tóm tắt văn bản tự sự.
	- Dẫn vào bài mới.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động 1 (20 phút): Hướng dẫn học sinh giải quyết các yêu cầu trong sách giáo khoa mục I
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.
? Văn bản đã nêu lên đầy đủ các sự kiện tiêu biểu chưa? Các nhân vật? Và được sắp xếp theo trật tự chưa?
? Hãy sắp xếp lại cho hợp lí và viết lại văn bản tự sự theo sự sáng tạo và lời văn của mình
Học sinh: Thảo luận viết thep nhóm.
Giáo viên: Yêu cầu đại diện từng nhóm đọc bản tóm tắt của mình. Nhận xét và trình bày văn bản tóm tắt mẫu.
Hoạt động 2 (15 phút): Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”
Giáo viên: Yêu cầu học sinh nêu lại các sự kiện và nhân vật chính của văn bản
Học sinh: Nêu 
Giáo viên: Dựa vào các sự việc và nhân vật chính thực hiện tóm tắt văn bản theo nhóm.
Học sinh: Thực hiện theo nhóm.
Giáo viên: Quan sát hướng dẫn và đưa ra bản tóm tắt mẫu.
Hoạt động 3(5 phút): Hướng dẫn thực hiện việc tóm tắt 2 tác phẩm: “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”.
? Hai văn bản này có dễ dàng tóm tắt được không? Vì sao?
Học sinh thực hiện yêu cầu
1. Tóm tắt văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao
Nêu tương đối đầy đủ nội dung sự việc và nhân vật chính.
- Trật tự hợp lí là: b-a-d-c-g-e-i-h-k.
Viết văn bản tóm tắt:
 Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng giàu lòng thương và lòng tự trọng. Khi người con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su lão luôn dằn vặt và mặc cảm vì chưa làm tròn bổn phận của người cha đối với con của mình. Giờ đây lão chỉ coònduy nhất con chó Vàng khôn ngoan làm bạn. Vì muốn giữ laị mảnh vườn cho con lão đành bán cậu Vàng mặc dù bán nó lão rất đau xót và buồn bã. Lão gom góp số tiền dành dụm và tiền bán chó gửi cho ông giáo, nhờ ông giữ và trông coi mảnh vườn . Lão sống lay lắt vất vưởng nhưng quyết không làm phiền đến ông giáo, từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin binh Tư một ít bả chó và nói ránh đi ý định tuyệt vọng đang tồn tại trong đầu mình. Khi nghe binh Tư kể chuyện lão xin bả chó ông giáo rất buồn. Nhưng tới khi tận mắt chứng kiến cái chết vật vã và đau đớn của lão Hạc ông giáo mới vỡ lẽ. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết ấy chỉ có ông giáo và binh Tư hiểu rõ nhất.
2. Thực hành tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”
 Anh Dậu ốm nặng đến nỗi còn run rẩy chưa kịp húp bát cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến quat tháo om sòm đòi anh phải nộp tiền sưu. Trước lời lẽ hung hăng, anh Dậu lăn ra ngất. Chị Dậu một mình đối phó với bọn chúng bảo vệ chồng. Lúc đầu là tha thiết van xin nhưng không được. Đến khi cai lệ đấm vào ngực chị sấn tới đòi trói anh Dậu chị liều mạng cự lại. Chỉ một động tác nhanh gọn chị túm ngay lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo, tiếp đó chị túm tóc người nhà lí trưởng lẳng ra ngoài. Anh Dậu tỏ ý căn ngăn nhưng chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận →Quy luật tức nước vỡ bờ.
3. Tác phẩm “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”.
Hai văn bản này là những tác phẩm trữ tình giàu chất thơ chủ yếu miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật vì vậy rất khó tóm tắt, rất ít sự việc để kể.
Muốn tóm tắt hai tác phẩm này phải viết lại truyện. Đây là một công việc rất khó phải mất nhiều thời gian và vốn sống mới có thể thực hiện được.
 IV. Củng cố: Cho học sinh đọc phần tóm tắt 2 văn bản.
 V. Dặn dò: Làm bài tập tóm tắt tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao
 Chuẩn bị bài mới. “ Cô bé bán diêm”
**********************************
Tuần 5 	 Ngày soạn:
Tiết 20	 Ngày dạy:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự. Tích hợp với các văn bản tự sự đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6,7,8.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng về ngôn ngữ và kĩ năng xây dựng văn bản. sử dụng từ ngữ thích hợp để chuyển tải được hết nội dung muốn trình bày.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Bài kiểm tra đã chấm. Các bài tốt, một số bài không đạt. Bài làm mẫu.
	Học sinh: Chuẩn bị tư thế tiếp thu nhận xét bổ sung của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Thế nào là văn bản tụ sự? Những đặc điểm của văn bản tự sự là gì?
 III. Bài mới
 Hoạt động 1: Nhận xét của giáo viên
	3. Bài mới
ĐÁP ÁN: I
 Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
B
A
D
C
C
II.1. Gồm các từ: Cóc, bén, nòng nọc, chuộc động vật thuộc lớp ếch nhái
II.2.Yêu cầu:	- Thể loại: Tự sự.
	- Xác định được ngôi kể (thứ I hoặc thứ II).
	- Xác định đuợc trình tự kể:
	+ Thời gian, không gian.
	+ Theo diễn biến của sự vật.
	+ Theo diễn biến tâm trạng.
	- Cấu trúc: Gồm 3 phần rõ ràng, cụ thể theo từng phần:
	+ Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm.
	+ Thân bài: Diễn biến của kỉ niệm.
	+ Kết bài: Tình cảm, cảm xúc khi nhắc lại kỉ niệm.
Giáo viên nhận xét: 
 -Với yêu cầu của đề văn hầu hết các em đã đáp ứng được theo đúng yêu cầu và thể loại. Đã biết cách vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm váo văn tự sự. Một số em đã trình bày và thể hiện ý tưởng và cảm xúc của mình với một sự sáng tạo rất tốt, đã thể hiện được chủ đề và tính thống nhất của một văn bản. Bài văn của các em đã thể hiện hiệu quả tính liên kết và mạch lạc của văn bản, thể hiện được bố cục một cách rõ ràng. Tuy nhiên hầu hết các bài làm chưa có chiều sâu.
 -Bên cạnh những bài làm như cô đã nêu thì còn một số bài làm chưa đạt hiệu quả, làm bài văn còn rập khuôn theo văn mẫu, ý nghèo nàn, thiếu đầu tư và hời hợt.
 - Một số lỗi thường gặp trong bài làm của các em là: lỗi chính tả, thiếu các dấu câu, viết hoa không đúng chỗ, sử dụng được các phương tiện liên kêếtnhưng chưa hợp lí.
	Một số bài làm tốt như:
	Một số bài làm chưa tốt:
 -Số điểm dưới trung bình còn nhiều, có quá ít bài được điểm 8 trở lên, lần sau cần cố gắng phát huy.
Hoạt động 2: Đọc một số bài làm tốt
Hoạt động 3: Trả bài và vào điểm
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 day du 20122013.doc