Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Tiết 51

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH

CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS : -- Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh .

 -- Nhận thức được làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp.

 -- Có ý thức vận dụng văn thuyết minh trong thực tế đời sống .

II . CHUẨN BỊ :

GV : Đọc sách GV, sách tham khảo, soạn bài

HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK

III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :

 1 . ỔN ĐỊNH (1) Kiểm diện sĩ số, kiểm tra tư thế tác phong HS

 2 . KIỂM TRA (5)

? Muốn làm bài văn thuyết minh, chúng ta cần có sự chuẩn bị về tư liệu như thế nào ?

? Để làm văn thuyết minh, ta có thể sử dụng các phương pháp thuyết minh nào ?

 3 . BÀI MỚI

GIỚI THIỆU BÀI (1)

 Trong tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh . Nhưng làm thế nào để nhận biết 1 đề văn thuyết minh ? Làm 1 bài văn thuyết minh cần tiến hành những thao tác nào ? Đó là nội dung mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay .

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22 / 11 / 04
Tiết 51
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
VÀ
CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS : -- Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh .
	-- Nhận thức được làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp.
	-- Có ý thức vận dụng văn thuyết minh trong thực tế đời sống .
II . CHUẨN BỊ :
GV : Đọc sách GV, sách tham khảo, soạn bài 
HS : Học bài cũ, chuẩûn bị bài theo yêu cầu SGK
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
	1 . ỔN ĐỊNH (1) Kiểm diện sĩ số, kiểm tra tư thế tác phong HS
	2 . KIỂM TRA (5)
? Muốn làm bài văn thuyết minh, chúng ta cần có sự chuẩn bị về tư liệu như thế nào ?
? Để làm văn thuyết minh, ta có thể sử dụng các phương pháp thuyết minh nào ?
	3 . BÀI MỚI 
GIỚI THIỆU BÀI (1)
	Trong tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh . Nhưng làm thế nào để nhận biết 1 đề văn thuyết minh ? Làm 1 bài văn thuyết minh cần tiến hành những thao tác nào ? Đó là nội dung mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay .
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
11
HOẠT ĐỘNG 1 
+ Ghi bảng các đề bài 
+ Yêu cầu HS đọc các đề bài
a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ : Nguyễn Thuý Hiền, Phạm Văn Quyến ,.)
b) Giới thiệu một tập truyện .
c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam .
d) Giới thiệu về chiếc áo dài V. Nam
e) Thuyết minh về chiếc xe đạp .
g) Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến .
h) Giới thiệu một thắng cảnh nổi tiếng của quê hương ( đền, chùa, hồ, kiến trúc,.)
i) Thuyết minh về 1 giống vật nuôi có ích .
HOẠT ĐỘNG 1
Đọc các đề bài
I .ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
- Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ : Nguyễn Thuý Hiền, Phạm Văn Quyến ,.)
- Thuyết minh về chiếc xe đạp 
k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
l) Thuyết minh về 1 món ăn dân tộc 
( bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm )
m) Giới thiệu về Tết Trung thu .
n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian .
? Nhận xét các đề văn nêu trên, đề nêu lên điều gì ?
? Đối tượng cần thuyết minh có thể gồm những loại nào ?
Trả lời :
-- Đề nêu lên đối tượng cần thuyết minh .
-- Đối tượng có thể là con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết 
- Giới thiệu một thắng cảnh nổi tiếng của quê hương ( đền, chùa, hồ, kiến trúc,.)
- Giới thiệu về Tết Trung thu .
? Làm sao em biết đó là đề văn thuyết minh 
-- Vì đề ko yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu thuyết minh, trình bày tri thức về đối tượng
" Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng .
+ Yêu cầu HS ra đề văn thuyết minh
Thảo luận nhóm
Hướng trả lời :
Ví dụ : Giới thiệu về đền thờ Tây Sơn
Thuyết minh về ngày Nhà giáo Việt Nam 
HOẠT ĐỘNG 2
+ Yêu cầu HS đọc bài văn Chiếc xe đạp
HOẠT ĐỘNG 2 
Đọc bài văn
Trả lời
II . CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
15
? Đối tượng cần thuyết minh của bài văn này là gì ?
Nâng cao :
Đề ko có 2 chữ thuyết minh , nhưng rõ ràng là yêu cầu thuyết minh .
? Đây có phải là đề miêu tả không ?
-- Đối tượng thuyết minh : chiếc xe đạp
-- Đề văn ko yêu cầu miêu tả, vì nếu miêu tả thì phải tả 1 chiếc xe cụ thể (loại xe, màu xe, xe của ai)
Đề văn này chỉ yêu cầu trình bày xe đạp như 1 phương tiện giao thông ( cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng) 
-- Đối tượng thuyết minh : chiếc xe đạp
-- Bố cục : 3 phần
+ Mở bài : Giới thiệu khái quát về xe đạp như 1 phương tiện giao thông phổ biến
? Bài văn thuyết minh nên có mấy phần, mỗi phần có nội dung gì ?
-- Bố cục : 3 phần
+ Mở bài : Giới thiệu khái quát về xe đạp
+ Thân bài : Giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc hoạt động của nó .
+ Kết bài : Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai.
+ Thân bài : Giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc hoạt động của nó .
- Hệ thống truyền động
-Hệ thống điều khiển
-Hệ thống chuyên chở
? Phần Mở bài giới thiệu chung về xe đạp như thế nào ?
? Phần thân bài giới thiệu về cấu 
à – Mở bài giới thiệu xe đạp như 1 phương tiện giao thông phổ biến .
-- Ở đây tác giả đã dùng 
tạo của xe đạp, thì phải dùng phương pháp gì ? 
phương pháp phân tích , chia 1 sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu :
Hệ thống truyền động
Hệ thống điều khiển
Hệ thống chuyên chở
+ Kết bài : Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai.
Phương pháp
? Ngoài phương pháp phân tích, bài văn còn dùng các phương pháp nào để thuyết minh ?
-- Phương pháp liệt kê (khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau )
-- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích (xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi)
-- Phương pháp dùng số liệu (đường kính bánh xe thường là 650mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay 1 vòng thì bánh xe đã lăn đựơc 1 quãng dài) .
" Phương pháp phân tích
" P2 liệt kê
" P2 nêu định nghĩa, giải thích
" P2 dùng số liệu
Ngôn từ : chính xác, dễ hiểu
? Nhận xét ngôn từ, lời văn trong bài 
" Ngôn từ chính xác, dễ hiểu
+ Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm 
Dựa vào ghi nhớ để phát biểu
GHI NHỚ / SGK
HOẠT ĐỘNG 3
HOẠT ĐỘNG 3
III. LUYỆN TẬP
10
+ Dùng bảng phụ ghi bài văn sau, yêu cầu HS lập dàn bài
Đền Ngọc Sơn.
Ở Hà Nội có cảnh đẹp là cảnh đền Ngocï Sơn ở giữa hồ Hoàn Kiếm.
Đền này làm từ đời nhà Hậu Lê, trên 1 cái gò nổi lên ở giữa hồ .Người đi lại phải qua 1 cái cầu bằng gỗ. Ở ngoài đường đi vào, về bên trái, có một cái núi đá, người ta đắp lên, và có xây 1 cái tháp vuông, ở trên ngọn có cái ngòi bút đề là “Bút Tháp”. Vào đến gần cầu, ở trên cái cửa tò vò có cái nghiên đá, đề là “ Nghiên Bút”. Vì đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân là 1 vị thần coi về việc văn học, cho nên mới xây những nghiên bút như thế.
Trước cửa đền có cái nhà thuỷ tạ gọi
-- Dàn bài :
+ Mở bài :
Giới thiệu về đền Ngọc Sơn
(cảnh đẹp ở Hà Nội, giữa hồ Hoàn Kiếm)
+ Thân bài :
Thuyết minh về cảnh vật ngôi đền (thời gian xây dựng : đời nhà Hậu Lê; kiến trúc : núi đá, tháp vuông, ngòi bút, Bút Tháp, Nghiên Đài,nhà thuỷ tạ Trấn Ba Đình, bia đá)
+ Kết bài 
Công dụng của ngôi đền 
( hóng mát)
* Dàn bài bài văn
Đền Ngọc Sơn
+ Mở bài :
Giới thiệu về đền Ngọc Sơn
(cảnh đẹp ở Hà Nội, giữa hồ Hoàn Kiếm)
+ Thân bài :
Thuyết minh về cảnh vật ngôi đền (thời gian xây dựng đời nhà Hậu Lê ; kiến trúc : núi đá, tháp vuông, ngòi bút, Bút Tháp, Nghiên Đài,nhà thuỷ tạ Trấn Ba Đình, bia đá)
là “ Trấn Ba Đình”, giữa có dựng cái bia đá để ghi sự tích cái đền ấy. Đến mùa nóng nực, người ta hay ra đấy hóng mát và ngắm phong cảnh, thật là có bề thanh thú lắm .
+ Kết bài 
Công dụng của ngôi đền 
( hóng mát)
(2) HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
	+ Nắm vững kiến thức
	+ Dựa vào gợi ý SGK, dàn dựng 1 dàn bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. ( Chú ý giới thiệu chung, cách dẫn dắt, nón trong quá khứ và nón hiện nay)
	+ Chuẩn bị bài Luyện nói : Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VAN TM.doc