Giáo án Dạy nghề Tin học Lớp 8 - Năm học 2011-2012

Giáo án Dạy nghề Tin học Lớp 8 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu

- Học sinh biết được khái niệm tin học, thông tin và dữ liệu, hoạt động thông tin của con người, mã hoá thông tin trong máy tính.

- Hiểu được đơn vị đo thông tin là bít và các đơn vị bội của bít.

- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

II. Chuẩn bị:

- Nội dung: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV

- ĐDDH: Tranh ảnh SGK, bảng phụ.

 

doc 49 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy nghề Tin học Lớp 8 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ / 2011
Tiết 1,2,3,4 
Bài 1: nhập môn tin học
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được khái niệm tin học, thông tin và dữ liệu, hoạt động thông tin của con người, mã hoá thông tin trong máy tính.
- Hiểu được đơn vị đo thông tin là bít và các đơn vị bội của bít.
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung:	Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV
- ĐDDH:	Tranh ảnh SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khái niệm về tin học GV: Các em đã được học các bộ môn văn hoá như Toán, Văn, Lý... mỗi một bộ môn đều cho ta một hiểu biết riêng và có thể áp dụng vào đời sống hằng ngày. Vậy bộ môn Tin Học là gì, giúp được gì cho chúng ta. Để biết được điều đó chúng ta cũng n/c nội dung bài học hôm nay.
- GV: yêu cầu học sinh đọc TT SGK
- GV: Kết luận
 Tin học là một ngành khoa học cú mục tiờu là phỏt triển và sử dụng mỏy tớnh điện tử để nghiờn cứu cấu trỳc, tớnh chất của thụng tin, phương phỏp thu thập, lưu trữ, tỡm kiếm, biến đổi, truyền thụng tin và ứng dụng vào cỏc lĩnh vực khỏc nhau của đời sống xh.
- HS chú ý
1- 2 HS đọc thông tin SGK
- HS chú ý, ghi bài
Hoạt động 2: Khái niệm thông tin và dữ liệu 
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK và liên hệ thực tế
- GV giới thiệu tranh, ảnh và giải thích về các dạng TT:
+ Những đãm mây đen hay chuồn chuồn bay thấp báo hiệu cho mưa.
+ Hương vị chè cho biết chất lượng của chè.
-> GV giải thích, kết luận về dạng TT:
Thông tin là thước đo trình độ hiểu biết của con người về các đối tượng cần khảo sát
Dữ liệu: Thông tin được tổ chức lưu giữ và đưa vào xử lý trong máy tính điện tử theo một cấu trúc nhất định
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS chú ý, liên hệ, tìm hiểu
- HS chú ý
- HS lấy ví dụ khác về các dạng thông tin
- HS chú ý, ghi bài
Hoạt động 3: Vai trò của thông tin 
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK và liên hệ thực tế
- Thụng tin là căn cứ cho mọi quyết định. Thụng tin cú liờn hệ với trật tự và ổn định.
- Thụng tin đúng vai trũ trọng yếu trong sự phỏt triển của nhõn loại.
- Thụng tin cú ảnh hưởng đối với kinh tế, xó hội của mọi quốc gia.
- 1-2 HS đọc thông tin SGK
- HS chú ý
- HS chú ý, ghi bài
Hoạt động 4: Đơn vị đo thông tin 
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK và liên hệ thực tế
- Trong kỹ thuật máy tính người ta dùng kí hiệu 0 và 1 để lưu trữ và xử lí thông tin, mỗi ký hiệu 0 hoặc 1 gọi là một bít.
- Bít là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất. Ngoài ra còn dùng các đơn vị lớn hơn.
1 byte (B)= 8 bít
1 kilô byte (KB)=1024 B
1 mêga byte ( MB)= 1024 KB
1 giga byte(GB)= 1024 MB
1 Têga byte(TB)= 1024 GB
1 pêta byte(PB)= 1024 TB
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS chú ý, liên hệ, tìm hiểu
- HS chú ý
- HS lấy ví dụ khác về các dạng thông tin
- HS chú ý, ghi bài
Hoạt động 5: Các dạng thông tin 
- Dựa vào KN về TT ở bài 1. GV có thể đặt câu hỏi pháp vấn HS:
? Em hãy nêu các ví dụ về thông tin?
- GV lấy thêm ví dụ, giải thích.
-> GV kết luận và nêu lên 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học đó là: Dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
- GV lấy ví dụ về các nhóm TT và cho HS lấy ví dụ theo nhóm.
- GV lưu ý HS: 
 3 dạng TT đã trình bày trong SGK không phải là tất cả các dạng TT. Còn có TT dưới dạng khác như: Mùi vị, cảm giác, cảm xúc  Nhưng 3 dạng TT nói trên là những dạng TT cơ bản mà máy tính có thể xử lí được.
- HS trả lời được:
+ Các bài báo, bản tin trên truyền hình 
+ Các tấm biển chỉ đường 
+ Tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi hay vào học.
+ Tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ 
- HS chú ý, liên hệ thực tế, lấy ví dụ về các nhóm TT:
+ Dạng văn bản: Các bài báo, bài văn, các con số, chữ viết, sách, vở 
+ Dạng hình ảnh: Hình vẽ minh họa, tranh, ảnh, tấm biển chỉ đường 
+ Dạng âm thành: Tiếng trống trường, tiếng còi, bản nhạc 
- HS chú ý, hiểu.
Hoạt động 6: Biểu diễn thông tin trong máy tính 
- GV gợi ý và lấy ví dụ về các cách biểu diễn thông tin.
+ Để tính toán ta biểu diễn TT dưới dạng các con số và kí hiệu toán học.
+ Các nốt nhạc để biểu diễn một bản nhạc cụ thể 
-Dạng biểu diễn là dãy bít (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm 2 ký hiệu 0 và1.
- Hai ký hiệu 0 và 1 tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện.
- Thực hiện hai quá trình:
+ Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bít.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bít thành một trong các dạng quen thuộc: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
- HS chú ý và tự liên hệ thực tế
- HS quan sát tranh, ảnh SGK, đọc TT trong SGK.
- HS chú ý, ghi bài
- HS chú ý
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS chú ý, ghi bài
Hoạt động 7: Các thành phần cơ bản của máy tính 
- GV yêu câu HS đọc TT SGK
- GV chia nhóm HS, yêu cầu HS trao đổi về các công việc hàng ngày. GV gợi ý để HS tách các công việc đó thành 3 bước
- GV lấy ví dụ và giải thích về mô hình quá trình 3 bước:
Nhập -> xử lí -> Xuất
Input processer output
- GV kết luận:
Để có thể giúp con người quá trình xử lí TT, máy tính cần phải có các thành phần thực hiện các chức năng tương ứng: Thu nhận, xử lí và xuất thông tin đã xử lí.
- Máy tính là thiết bị dùng để tự động hoá quá trình thu nhập, lưu trữ và xử lí thông tin.
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS hoạt động nhóm. Trao đổi và lấy ví dụ các công việc hàng ngày.
Ví dụ: Giặt quần áo
 Quần áo bẩn, xà phòng, nước (INPUT), vò quần áo bẩn và xà phòng, rũ quần áo (Xử lí); Quần áo sạch (OUTPUT) 
- HS chú ý và lấy thêm ví dụ
- HS chú ý, ghi bài
Hoạt động 8: Bộ xử lí trung tâm (CPU)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ về các đời của máy tính.
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và nêu ra được: Các loại máy tính khác đều có chung một sơ đồ cấu trúc giống nhau
CPU (bộ xử lí trung tâm) Là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
- GV có thể giới thiệu các thành phần máy tính bằng các TB minh họa.
- CPU gồm 2 bộ phận chính:
 - Bộ điều khiển
 - Bộ số học/lôgic
- GV giải thích cho HS hiểu các chức năng chức nănớ truy cập nhanh.
- Thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời dữ liệu đang xử lí
- Bộ nhớ truy cập nhanh đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi.
 + Bộ xử lí trung tâm: Được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các tính toán, điều khiển
- HS quan sát
- HS tìm hiểu TT SGK
- HS chú ý và nêu lên được sơ đồ cấu trúc các thành phần của máy tính.
- HS chú ý quan sát, tìm hiểu
- HS chú ý, ghi bài
- HS quan sát, tìm hiểu
- HS nghe, hiểu và ghi bài
Hoạt động 9: Bộ nhớ trong 
- GV yêu câu HS đọc TT SGK
- GV giải thích bằng hình ảnh minh hoạ.
 Bộ nhớ trong RAM ( Random Access Memory): 
	Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Tức là mọi thông tin trong Ram có thể thay đổi thêm bớt hoặc xoá. Vì vậy khi mất điện tất cả các thông tin trong RAM đều mất.
* Phân loại RAM:	
- SIMM RAM: 1MB ; 4MB; 8MB; 16MB.
- DIMM RAM: 16MB; 32MB; 64MB; 128MB và lớn hơn nữa.
Bộ nhớ RAM càng lớn thì tốc độ xử lý của máy tính càng nhanh.
. Bộ nhớ ROM (Read Only Memory):
- GV: Lấy một vài ví dụ 
 Là bộ nhớ chỉ đọc mà không có thể thêm bớt hay xoá. ROM do các nhà sản xuất viết nên mọi thông tin trong ROM luôn luôn tồn tại kể cả khi mất điện.
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS chú ý, ghi bài
- HS chú ý nghe giảng
- Học sinh quan sát và ghi bài
? Em hãy nêu giống và khác giữa Ram và Rom
Hoạt động 10: Bộ Nhớ ngoài 
a. Đĩa cứng ( Harddisk) C-Z :
 - GV: Chia học sinh thành 4 nhóm và phát mỗi nhóm hình minh hoạ về đĩa cứng.
 Là loại đĩa được làm bằng nhôm cứng trên mặt đĩa có phủ lớp từ tính, có dung lượng lớn, trao đồi thông tin nhanh và được gắn chặt trong máy.
b. Đĩa mềm ( Floppy Disk) A,B:
- GV: Phát cho mỗi nhóm 1 đĩa mềm
Là loại đĩa được làm bằng nhựa tổng hợp có dung lượng ít trao đổi thông tin chậm nhưng thuận tiện cho việc di chuyển và trao đổi thông tin.
* Phân loại đĩa mềm: có 2 loại.
- Loại 31/2 inch dung lượng 1,44MB. Loại này thông dụng.
- Loại 51/4 inch dung lượng 1,2 MB ít sử dụng.
- HS quan sát
- HS tìm hiểu đĩa cứng
- HS chú ý, ghi bài
- HS quan sát, tìm hiểu
- HS nghe, hiểu và ghi bài
Hoạt động 11: Thiết bị vào 
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK
- GV giải thích bằng hình ảnh minh hoạ.
* Thiết bị vào
a. Bàn phím (Keyboard):
* Thông thường là 101 phím được chia thành các vùng.
- Vùng phím chức năng: Bao gồm các phím từ F1 - F12 và một số phím nằm ở 2 biên vùng phím đánh máy.
- Vùng phím đánh máy: Bao gồm các phím số từ 0 - 9 các chữ cái từ A - Z và một số phím chức năng.
- Vùng khung phím số: Nằm ở bên phải của bàn phím gồm các phím số từ 0 - 9 và các phép toán.
b. Chuột ( Mouse)
c. Máy quét (Scanner)..
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS quan sát tìm hiểu
- HS chú ý, ghi bài
Hoạt động 12: Thiết bị ra 
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK
- GV giải thích bằng hình ảnh minh hoạ.
* Thiết bị ra
a. Màn hình ( Display Monitor):
	Là nơi hiện ra các thông tin báo cho người sử dụng biết quá trình thực hiện lệnh hay quá trình hoạt động của máy tính.
- Màn hình thông thường là 14 inch: 1 inch ằ 2,54 cm.
- Màn hình được chia thành 25 dòng ( 0 - 24 ) và 80 cột ( 0 - 79)
b. Máy in ( Printer) ..
c. Loa.
- 1 – 2 HS đọc TT SGK
- HS quan sát tìm hiểu 
- HS chú ý ghi bài 
- HS lấy VD thiết bị ra
Hoạt động 13: Các cổng vào ra 
- Có hai loại cổng chính là cổng nối tiếp và cổng song song. Các thiết bị nối vào MT qua các cổng đã định
- Những thiết bị này có thể là: máy in, modem, chuột, máy quét 
Hoạt động 14: Tổng kết giờ học 
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học
- GV nhắc lại, giải thích và tóm tắt bài
- Yêu cầu HS về nhà đọc SGK 
- Chuẩn bị trước tiết sau
 / / 2011	
Tiết 5, 6
Bài 2: Những kiến thức cơ sở của WINdows
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được các thành phần cơ bản của giao diện Hệ điều hành Windows.
- Học sinh thực hiện được các thao tác với chuột.
- Thực hành được cách khởi động, thoát khỏi chương trình Windows.
- Phân biện được các đối tượng trong Windows.
- Kích thích sự tò mò, ham học của học sinh.
II. Chuẩn bị
- Máy chiếu đa năng.
- Phòng máy: Máy tính có cài chương trình Microsoft Word. 
- Tranh: Đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư đường phố.
III. Tiến trình bài dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu khái niệm tin học, thông tin, dữ liệu? Cho ví dụ về các dạng thông tin?
HS2: Nêu các thành phần cơ bản của máy tính.
B. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Khái niệm hệ điều hành (HĐH) và HĐH Windows 
1. HĐH (Operating System) là gì?
- Giáo viên cho HS quan sát tranh ngã tư đường phố (đèn tín hiệu giao thông).
? Đèn giao thông ở các ngã tư, ngã ba có tác dụng gì? 
? Nếu không có đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư thì điều gì sẽ xảy ra?
Giáo viên kết luận và đưa ra khái niệm của HĐH.
? Thiết bị của hệ thống (máy tính) gồm những thiết bị nào?
-  ...  gồm định dạng Font chữ, Cỡ chữ, Kiểu chữ và Màu chữ.
- GV giải thích có nhiều cách để định dạng kí tự. Sau đây ta làm quen với 2 cách sau:
a) Sử dụng các nút lệnh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh thanh định dạng trong SGK (hoặc quan sát trực tiếp trên màn hình máy tính).
- GV giải thích cách định dạng kí tự theo lần lượt các bước sau:
+ Chọn đoạn văn bản cần định dạng.
+ Nháy chuột nút Font để chọn phông thích hợp.
+ Nháy chuột nút Size để chọn cỡ chữ
+ Nháy chuột nút Bold (chữ đậm), Italic (chữ nghiêng), Underline (chữ gạch chân).
+ Nháy chuột nút Font Color (chọn màu chữ) 
b) Sử dụng hộp thoại
- GV hướng dẫn HS sử dụng hộp thoại để định dạng:
Vào thực đơn Format\chọn Font
Xuất hiện hộp thoại Font.
?: Trên hộp thoại Font có các lựa chọn định dạng kí tự tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ không?
- GV lưu ý HS: Nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó.
- HS tìm hiểu SGK
- HS trả lời:
Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
- HS chú ý
- HS chú ý
- HS quan sát và tìm hiểu
- HS chú ý và có thể thực hành thứ tự các bước để định dạng.
- HS ghi nhớ các bước.
- HS chú ý và thực hiện
- HS trả lời:
Trên hộp thoại Font có các lựa chọn đương đương các nút lệnh trên thanh công cụ.
- HS chú ý
* Hoạt động 3: Tìm hiểu Định dạng đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc TT SGK, tìm hiểu nội dung định dạng đoạn văn
?: Theo em định dạng đoạn văn là gì?
- GV đưa ra ví dụ về định dạng đoạn văn (qua màn hình máy tính hoặc tranh SGK) giải thích cho HS hiểu về định dạng đoạn văn.
- GV chú ý HS: Khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
- HS đọc TT SGK và tìm hiểu.
- HS trả lời:
Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
+ Kiểu căn lề
+ Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang.
+ Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
+ Khoảng cách đến đoạn văn bản trên hoặc dưới.
+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK về cách định dạng đoạn văn.
- GV yêu cầu HS quan sát thanh công cụ định dạng trên máy tính hoặc trên tranh vẽ SGK.
- GV giới thiệu các nút lệnh dùng để định dạng đoạn văn:
+ Căn lề
+ Thay đổi lề cả đoạn văn
+ Khoảng cách dòng văn bản
- GV lưu ý HS ghi nhớ và thực hiện.
- HS tìm hiểu.
- HS quan sát và tìm hiểu
- HS tìm hiểu và ghi nhớ để thực hành.
* Hoạt động 5: Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph
- GV giới thiệu: Hộp thoại Paragraph được dùng để tăng hay giảm khoảng cách giữa các đoạn văn bản và thiết đặt khoảng cách thụt lề dòng đầu tiên của đoạn.
- Yêu cầu HS thực hiện và ghi nhớ các bước:
+ Chọn đoạn văn cần định dạng
+ Vào Format\Paragraph. Xuất hiện hộp thoại.
+ Chọn các khoảng cách thích hợp trong ô Before (trước), After (sau) trên hộp thoại Paragraph.
+ Nháy nút OK.
?: Hãy chỉ ra các lựa chọn định dạng đoạn văn trên hộp thoại Paragraph và các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng?
- HS chú ý, tìm hiểu.
- HS chú ý và thực hành từng bước. Ghi nhớ và tìm hiểu.
- HS tìm hiểu và trả lời:
Các nút căn lề
Các nút định dạng khoảng cách dòng văn bản
* Hoạt động 6: Tổng kết bài học
- Yêu cầu 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập SGK. Yêu cầu về nhà hoàn thành bài tập.
- Y/c HS về nhà làm đầy đủ bài tập 1, 2 của bài 6 để tiết sau thực hành.
Ngày soạn: .......................
Ngày dạy:.........................
Tiết 40+41+42: 	 bài 6 thực hành Định dạng văn bản
I. Mục tiêu:
- Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản.
- Luyện tập các kĩ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu SGK, SGV
	- ĐDDH:	Phòng máy
III. Kiểm tra bài cũ:
	- GV đặt câu hỏi kiểm tra HS:
	?1: Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
	?2: Hãy nêu các cách định dạng kí tự mà em biết?
	- 2 – 3 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tổ chức tiết thực hành 
- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm 3 – 4 HS. Mỗi nhóm ngồi 1 máy.
- Yêu cầu HS làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS chuẩn bị khởi động máy tính (GV đóng nguồn điện).
- HS thực hiện, ngồi vào máy của nhóm mình theo yêu cầu của GV
- HS chú ý
- HS thực hiện khởi động máy
* Hoạt động 2: Thực hành
a) Định dạng văn bản
- Yêu cầu HS các nhóm khởi động phần mềm Word để thực hành.
GV: Phát đề thực hành cho HS
- GV yêu cầu HS:
+ Tiêu đề có phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữ của nội dung văn bản. Cỡ chữ của tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của phần nội dung. Đoạn cuối cùng có màu chữ và kiểu chữ khác với nội dung.
+ Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng cả 2 lề, đoạn cuối cùng căn thẳng lề phải.
+ Các đoạn nội dung có dòng đầu thụt lề
+ Kí tự đầu tiên của đoạn nội dung thứ nhất có cỡ lớn hơn và kiểu chữ đậm.
b) Định dạng màu chữ
GV: Yêu cầu tiêu đề bài thơ có màu chữ san, và nội duna bài thơ màu chữ đỏ.
- Yêu cầu HS lưu văn bản với tên BTH.13
GV:Yêu cầu HS định dạng trên thanh định dạng
- GV hướng dẫn những sai xót cho HS các nhóm, chỉ những sai xót cho HS rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét kết quả thực hành của các nhóm và nêu cho HS các nhóm khác biết được mặt ưu và nhược điểm của nhóm đó.
- Yêu cầu HS các nhóm tự đánh giá kết quả của mình. Báo cáo kết quả với GV
- HS các nhóm thực hiện
- HS thực hiện, làm thực hành
- HS chú ý thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS chú ý thực hành
- HS chú ý và rút kinh nghiệm
- HS nhận xét, báo cáo kết qủa thực hành.
* Hoạt động 3: Tổng kết bài thực hành – Dặn dò
- GV yêu cầu HS lưu văn bản một lần nữa trước khi đóng cửa sổ làm việc. Sau đó HS đóng cửa sổ Word.
- Yêu cầu HS tắt máy tính theo lệnh tắt máy:
Vào Start\Turn off Computer\Turn off
- Nhận xét tiết học thực hành, nêu ưu, khuyết điểm của các nhóm và chỉ cho HS thấy để rút kinh nghiệm
- Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng TH 
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị và tìm hiểu tiết sau thực hành bài tập
 Ngày soạn: .......................
Ngày dạy:.........................
Tiết 43+44+45: 	 bài 6 thực hành Định dạng văn bản(Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản.
- Luyện tập các kĩ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu SGK, SGV
	- ĐDDH:	Phòng máy
III. Kiểm tra bài cũ:
	- GV đặt câu hỏi kiểm tra HS:
	?1: Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
	?2: Hãy nêu các cách định dạng kí tự mà em biết?
	- 2 – 3 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Tổ chức tiết thực hành 
- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm 1 -2 HS. Mỗi nhóm ngồi 1 máy.
- Yêu cầu HS làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu HS chuẩn bị khởi động máy tính (GV đóng nguồn điện).
- HS thực hiện, ngồi vào máy của nhóm mình theo yêu cầu của GV
- HS chú ý
- HS thực hiện khởi động máy
* Hoạt động 2: Thực hành
* Thực hành nội dungmới:
- Yêu cầu HS các nhóm khởi động phần mềm Word để thực hành.
- Yêu cầu HS mở file văn bản mới, 
GV: Phát đề thực hành
- Yêu cầu HS làm việc nghiêm túc và các thành viên trong nhóm đổi cho các bạn để ít nhất mỗi người được thực hành một lần.
- GV: Yêu cầu học sinh định dạng trên thanh định dạng
- Thể hiện được phong chữ, cỡ chữ, màu chữ, kiểu chữ
- Yêu cầu HS lưu văn bản với tên là BTH.T14
- GV hướng dẫn những sai xót cho HS các nhóm, chỉ những sai xót cho HS rút kinh nghiệm.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm việc
- GV nhận xét kết quả thực hành của các nhóm và nêu cho HS các nhóm khác biết được mặt ưu và nhược điểm của nhóm đó.
- Yêu cầu HS các nhóm tự đánh giá kết quả của mình. Báo cáo kết quả với GV.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm HS. Có đánh giá và cho điểm các nhóm.
- HS các nhóm thực hiện
- HS thực hiện, làm thực hành
- HS chú ý và thực hiện
- HS chú ý thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm việc và rút kinh nghiệm những lỗi còn mắc phải
- HS thực hành
- HS chú ý và rút kinh nghiệm
- HS nhận xét đánh giá kết quả của nhóm mình và nhóm bạn, báo cáo kết qủa thực hành với GV.
- HS chú ý nghe GV nhận xét, đánh giá kết quả.
* Hoạt động 3: Tổng kết bài thực hành – Dặn dò
- GV yêu cầu HS lưu văn bản một lần nữa trước khi đóng cửa sổ làm việc. Sau đó HS đóng cửa sổ Word.
- Yêu cầu HS tắt máy tính theo lệnh tắt máy:
Vào Start\Turn off Computer\Turn off
- Nhận xét tiết học thực hành, nêu ưu, khuyết điểm của các nhóm và chỉ cho HS thấy để rút kinh nghiệm
- Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng TH 
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị và tìm hiểu tiết sau thực hành bài tập
Ngày soạn: .......................
Ngày dạy:.........................
Tiết 43+44+45: 	 bài 6 Định dạng văn bản(Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản.
- Luyện tập các kĩ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
II. Chuẩn bị:
	- Nội dung:	Nghiên cứu SGK, SGV
	- ĐDDH:	Phòng máy
III. Kiểm tra bài cũ:
	?1: Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
	- 2 – 3 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Tạo điểm dừng của Tab cho văn bản
GV: Giới thiệu phím Tab và nêu lợi ích của phím 
GV: Nêu các bước thực hiện
- Format\Tab
Tab stop postion: Khoảng cách Tab
Alignment: Kiểu định dạng
Leader: nét thể hiện
Set: Thiết lập Tab
Chọn OK
+ Định dạng Tab trên thước 
GV: giới thiệu HS định dạng trên thước
GV: Giới thiệu di chuyển, xoá Tab (Ruler)
 - Format\Tab\clear All
2) Tạo khung và đường viền
GV: Nêu các bước tạo khung
B1: Bôi đen vùng văn bản muốn tạo khung
B2: Format\Boder and shading 
Các mục lựa chọn:
+ Style: chọn kiểu đường để kẻ khung.
+ Color: chọn màu đường kẻ
+ Width: chọn độ rộng đường kẻ.
+ Settings: chọn các mẫu kẻ chung.
B3: chọn OK
3) Định số cột cho văn bản
B1: Bôi đen vùng văn bản muốn tạo khung
B2: Format\Columns
- Mục Presets có khả năng lựa chọn: One (1 cột), Two (2cột), Three (3 cột), Left và Right 
- Mục Number of Columns: gõ vào số cột cần thiết.
- Mục Width and Spacing: xác định độ rộng từng cột và khoảng cách của cột tới cột tiếp theo.
HS: Quan sát nghe giảng
HS: Quan sát H2.19
HS chú ý ghi bài
HS: Chú ý nghe giảng, ghi bài
HS: Chú ý nghe giảng, ghi bài
HS: Quan sát hình 2.21
- HS tìm hiểu và ghi nhớ để thực hành.
HS: Chú ý nghe giảng
HS: Quan sát H 2.222
- HS tìm hiểu và ghi nhớ để thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA day nghe 2011-2012.doc