Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 97 đến 100

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 97 đến 100

TIẾT 97. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

 (Trích: “Bìng Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS thấy được đoạn trích có ý nghĩa như một bản TNĐL của dân tọc ta thế kỉ XV. Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật chính luận: Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và thực tế.

2. Về tư tưởng:

 - Giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cự trong học tập.

3. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một đoạn của bài cáo.

B. Chuẩn bị

- GV: Tòan văn tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”

- HS: Soạn bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:

C.1.Khởi động:

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 97 đến 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 97. Nước Đại Việt ta
 (Trích: “Bìng Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi) 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS thấy được đoạn trích có ý nghĩa như một bản TNĐL của dân tọc ta thế kỉ XV. Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật chính luận: Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và thực tế.
2. Về tư tưởng:
	- Giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cự trong học tập.
3. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một đoạn của bài cáo.
B. Chuẩn bị
- GV: Tòan văn tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”
- HS: Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
C.1.Khởi động:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 8A:..........................................................................
 8B:..........................................................................
 8C:.........................................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
? Đọc thuộc lòng đoạn “Ta thường ........ vui lòng”? Luận điểm của đoạn văn ấy là gì? Tác giả đã làm sáng tỏ luận điểm ấy như thế nào?
Đáp án: 
	- Luận điểm: Lòng căm thù giặc cao độ của tác giả.
- Tác giả sử dụng câu văn dài, sử dụng nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí, tình cảm giọng điệu thống thiết -> Cực tả lòng căm thù giặc của tác giả. Khơi gợi đồng cảm của người nghe.
3.Giới thiệu: VHVN từ thế kỷ X – XV chứ chan cảm hứng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. ậ lớp 7 chúng ta đã được chứng kiến lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân Đại Việt qua bản TNĐL lần 1 qua văn bản “Nam quốc sơn hà” của LTK, văn bản “Phò giá về kinh” của Trần Tuấn Khải. Lớp 8 ta gặp “Chiếu dời đô” của Lí Công Uốn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn một lần nữa khẳng định truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Truyền thống quý báu đó được Nguyễn Trãi thể hiện trong văn bản “Bình Ngô đại cáo” và đặc biệt là qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”.
C.2.Đọc - hiểu văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
(GV nêu yêu cầu, gọi HS đọc, nhận xét)
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc văn bản:
Yêu cầu: Giọng đọc trang trọng, hùng hồn chú ý tính chất cân xứng nhịp nhàng của những câu văn biền ngẫu.
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:(SGK NV 7/T79)
b. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau khi quân ta đại thắng quân Minh.
- Vị trí: Nằm ở phần đầu của bài cáo.
3. Thể loại, bố cục:
? Hãy cho biết những đặc điểm cơ bản của thể cáo? Khác hịch và chiếu như thế nào?
- Thể loại: Cáo là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa, thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Hình thức: Thường được viết bằng văn biền ngẫu, kết cấu chặt chẽ, lời lẽ sắc bén.
? Cho biết đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Bố cục: Ba đoạn.
	+ Đoạn 1: Hai câu đầu.
	(Nguyên lí nhân nghĩa)
	+ Đoạn 2: 12 câu tiếp theo.
	(Quan niệm vè tổ quốc, chân lí đọc lập dân tộc)
	+ Đoạn 3: Còn lại.
	(Kết luận)
II. Phân tích văn bản:
(Gv giới thiệu về tư tưởng nhân nghĩa)
1. Nghuyên lý nhân nghĩa:
? Cho biết vị trí của nguyên lí nhân nghĩa trong bài cáo?
- Là nguyên lí cơ bản làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
? Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của NT ở đây là gì?
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là: Yêu đạn, làm ch dân an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn dân yên thì phải diệt mọi thế lực bạo tàn.
? Qua đây ta thấy tư tưởng nhân nghĩa của NT là?
-> Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược.
(Nhânghĩa: + Nho giáo: mqh người và người.
	 + Nguyễn Trãi: Mqh giữa dân tộc với 	dân tộc.)
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
? Tác giả đã đưa ra các yếu tố căn bản nào để xác định độc lập chủ quyền dân tộc?
- Có nền văn hiến lâu đời.
- Núi sông bờ cõi đã chia.
- Phong tục cũng khác.
- Từ Triệu, Đinh ...xây nền độc lập, xưng đế.
? Tác giả đưa ra những biểu hiện này nhằm mục đích gì?
-> Đại Việt có nền văn hiến lâu đời, coá lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử riêng.
=> Khẳng định Đại Việt là nước có độc lập, chủ quyền.
? Đọc lại bài “Sông núi nước Nam” của LTK (TKXI) em thấy quan niệm của tác giả về đất nước và độc lập dân tộc như thế nào?
- “Sông núi nước Nam” là bản TNĐL đầu tiên của dân tộc. Trong đó LTK đã ý thức về độc lập dân tộc chủ yếu được xác định trên hai yếu tố đó là: Lãnh thổ dân tộc và chủ quyền dân tộc.
? Đến bài này Nguyễn Trãi đã bổ xung thêm những điều mới đó là gì?
- Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm các yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử.
? Qua đây tư tưởng tình cảm nào của Nguyễn Trãi đã được bộc lộ?
=> Tác giả muốn đề cao ý thức dân tộc Đại Việt và thể hiện niềm tự hào dân tộc.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa:
? Nêu cao nguyên lí – Nguyễn Trãi đã khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa bằng những dẫn chứng nào?
	“Lưu Cung tham công – thất bại
	Triệu Tiết thích lớn – tiêu vong
	Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
	Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
? Giọng văn, lời văn ở đây có gì độc đáo? Tác dụng?
- Giọng văn: Châm biếm, khinh bỉ, câu văn biền ngẫu cân đối.
-> Khẳng định sự thất bại thảm hại của kẻ thù. Chứng minh sức mạnh nhân nghĩa.
? Qua đó tình cảm nào của tác giả được bộc lộ?
=> Lòng yêu nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.
*. Tổng kết:
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ bằng các chứng cớ lịch sử kết hợp cảm xúc tự hào. Giọng văn hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng kết hợp với liệt kê, so sánh.
- Nội dung: Khẳng định nền độc lập lâu đời, đáng tự hào của dân tộc Đại Việt.
HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: (SGK)
	III. Hoạt động 3 – Luyện tập:
	? Vẽ sơ đồ trình tự lập luận của đoạn trích?
	C.4.HDVN
- Học bài, hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: “Hành động nói”
Ngày soạn: 7/3/2010 
Ngày dạy: 8A:; 8B:. 
Tiết 98. Hành động nói (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS củng cố lại kĩ năng về hành động nói, phân biệt đượ hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp.
2. Về tư tưởng:
	- Gioá dục ý thức tíh cực chủ động trong học tập cho học sinh.
3. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói để đạt 
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ thể hiện ngữ liệu.
- HS: Tìm hiểu ngữ liệu và bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
	C.1.Khởi động:
1. Tổ chức: Sĩ số:
 8A:..............................................................
 8B:..............................................................
 8C:.............................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
	? Hãy cho một ví dụ về hành động nói cụ thể? Cho biết hành động nói là gì?
	? Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là?
Nét mặt.
Điệu bộ.
Cử chỉ.
Ngôn từ.
Đáp án: 
- HS thể hiện; Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói và nhằm một mục đích thích hợp.
- Đáp án đúng: (d)
3.Giới thiệu: Giờ trước các em đã được tìm hiểu thế nào là hành động nói, các kiểu hành động nói. Vởy trong quá trình thực hiện các hành động nói có những cách thực hiện nào? ....
C.2. Đọc – hiểu văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
(GV gọi HS đọc ngữ liệu)
I. Cách thực hiện hành động nói:
1. Ngữ liệu: (SGK)
2. Phân tích ngữ liệu:
- Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK.
- Đại diện trình bay.
- Gv kết luận.
- Các câu trong đoạn văn đều là câu trần thuật, được kết thúc bằng dấu chấm.
- Hành động nói tương ứng:
	+ Câu 1, 2, 3 trình bày.
	+ Câu 4, 5 bộc lộ ý cầu khiến.
? Qua phần tìm hiểu trên em hãy rút ra nhận xét?
- Nhận xét:
	+ Câu trần thuật thực hiện hầnh động trình bày.
	=> Cách dùng trực tiếp.
	+ Câu trần thuật thực hiện hành động cầu khiến.
	=> Cách dùng gián tiếp.
Kiểu câu
Hành động nói
Trực tiếp
Gián tiếp
Nghi vấn
Hỏi
Trình bày, điều khiển, bộc lộ cảm xúc
Cầu khiến
Điều khiển
Trình bày, bộc lộ cảm xúc
Cảm thán
Bộc lộ cảm xúc
Trình bày, điều khiển
Trần thuật
Trình bày
Điều khiển, bộc lộ cảm xúc
? Cho ví dụ về cách dùng trực tiếp và gián tiếp các kiểu câu NV, CK, CT, TT để thực hiện hành động nói?
(HS thảo luận và làm bài)
HS đọc ghi nhớ.
*. Ghi nhớ:(SGK)
C.3. Luyện tập
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK)
(Thảo luận làm tiếp các bài tập. Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. Giáo viên nhận xét kết luận)
- Từ xưa.... (Hành động khẳng định)
- Lúc bấy giờ ... (Phủ định)
- Lúc bấy giờ ... (Khẳng định)
- Vì sao vậy ... (Gây sự chú ý)
- Nếu vậy ... (Phủ định)
	Câu nghi vấn đặt ở đầu đoạn tạo tâm thế cho các tướng sĩ chuẩn bị nghe lí lẽ của tác giả; ở đoạn giữa thuyết phục, động viên, khích lệ quân sĩ; Đoạn cuối khẳng định là chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng bảo vệ bờ cõi.
2. Bài tập 2:
- Tất cả các câu TT đều thực hiện hành động cầu khiến kêu gọi.
- Tác dụng: tạo sự đồng cảm sâu sắc khiến cho nguyện vọng lãnh tụ trở thành nguyện vọng của m,ọi người.ss
3. Bài tập 3:
(HS đọc yêu cầu bài tập 3)
	Có thể dùng cả 5 cách. Nhưng nếu dùng cách b, e nhã nhặn, lich sự hơn.
Hoạt động 4. củng cố,HDVN
4. Củng cố: 
Cách thực hiện hành động nói?
5. HDVN
Học bài và nắm được nội dung đã học
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Xem bài: “Ôn tập về luận điểm ”
Ngày soạn: 7/3/2010 
Ngày dạy: 8A:; 8B:. 
Tiết 99. Ôn tập về luận điểm
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm vững hơn khái niệm luận điểm, tránh được những hiểu lầm mà các em thường mắc phải (lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là bộ phận của vấn đề nghị luận). Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần nghị luận và các luận điểm với nhau trong một bài văn.
	- Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS trong học tập.
Rèn kĩ năng tìm hiểu, nhận diện phân tích luận điểm và sự sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận.
- GV: bảng phu.
- HS: Tìm hiểu bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
	Hoạt động 1: .Khởi động:
Tổ chức: 
 8A:..............................................................
 8B:..............................................................
 2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
	? Có mấy kiểu thực hiện hành động nói? Cho ví dụ?
	? Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
Hanh động hứa hẹn.
Hành động trình bày.
Hành động bộc lộ cảm xúc.
Hành động hỏi.
Đáp án: 
	- Có hai kiểu thực hiện hành động nói: Trực tiếp và gián tiếp; HS lấy ví dụ.
	- (b).
Hoạt động 2. Ôn tập lí thuyết:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
(GV gọi HS đọc ngữ liệu)
I. Ôn tập khái niệm luận điểm:
1. Ngữ liệu: (SGK)
2. Phân tích ngữ liệu:
? Dựa vào những kiến thức đã học về luận điểm đã học ở lớp 7 hãy chọ câu trả lời đúng?
a. Chọn: (c)
? Hãy xem lại bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” cho biết nó có mấy luận điểm?
b. Bài tập nhận biết luận điểm:
* Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có các luận điểm sau:
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (luận điểm cơ sở, xuất phát)
- Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước - chống ngoại xâm.
- Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử qua những tấm gương tiêu biểu.
- Những biểu hiện cụ thể, sinh động phong phú trong mọi lĩnh vực đời sống (chiến đấu, sản xuất, học tập).
- Khơi gợi và kích thích sức mạnh của truyền thống yêu nước để thực hành vào công cuộc kháng chiến (LĐC – KL).
? Nhận xét về hệ thống luận điểm trong bài “Chiếu dời đô”?
* văn bản: “Cchiếu dời đô”.
- Cả hai ý đưa ra chưa phỉ là luận điểm vì nó chỉ là những bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề, nó chưa thê hiện rõ ý kiến, tư tưởng quan điểm của người viết.
- Hệ thống luận điểm đó là:
	+ Dời đô là việc trọng đại của vua chúa.
	+ Triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô -> Hởu 	quả xấu.
	+ Xét về mọi mặt Đại La xứng đáng là kinh đô 	của muôn đời.
	+ Vậy vua sẽ dời đô ra đó.
* Ghi nhớ: (SGK – T75)
* Bài tập 1 (75).
Nêu yêu cầu bài tập 1. HS thảo luận nhóm.
- Luận điểm của phần văn bản ấy. Không phải là.
	+ “Nguyễn Trãi là một ông tiên” vì tác giả đã bác 	bỏ ngay ý đó khi đưa ra luận điểm của mình.
	+ “Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc” vì cả 	đoạn không giải thích, chứng minh cho ý đó.
- Luận điểm. Nguyễn Trãi là tinh hoa đất nước, dân tộc và thời đại lúc đó.
(Tổ chức thảo luận nhóm)
II. Quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận:
? Vấn đề nêu ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
* Văn bản: “Tinh thần yêu nước củ nhân dân ta” – Phạm Văn Đồng
- Vấn đề Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Nếu chỉ đưa ra một luận điểm như vậy thì chưa đủ để chứng minh một cách toàn diện vấn đề.
-> Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề. Luận điểm giải quyết từng khía cạnh của vấn đề. Luận điểm phải thành hệ thống mới giải quyết vấn đề toàn diện.
* Văn bản: “Chiếu dời đô”
- Luận điểm đó chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần dời đô về Đại La – vấn đề chủ chốt của bài chiếu. Vì người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục.
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
=> Luận điểm phải phù hợp vơi yêu cầu giải quyết vấn đề. Luận điểm phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.
(HS đọc nghi nhớ)
* Ghi nhớ 2: (SGK)
(Thảo luận nhóm)
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận:
? Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ: Vì sao ta cần phải đổi mới phương pháp học tập?” Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào?
- Chọn hệ thống luận điểm 1. Nó đạt được những yêu cầu bên dưới.
- Hệ thống luận điểm 2. Có những luận điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với vấn đề.
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
=> Trong bài văn nghị luận luận điểm cần chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau.
(HS đọc nghi nhớ)
* Ghi nhớ 3: (SGK)
Hoạt động3.Luyện tập
II. Luyện tập:
Bài tập 2: (SGK)
(GVhướng dẫn HS làm bài tập)
a. Lựa chọn uận điểm đúng, đủ.
b. Sắp xếp các luận điểm theo hệ thống mạch lạc, chặt chẽ.
	Hoạt động 4 : củng cố, HDVN
- GV hệ thống kiến thức bài học.
5. HDVN:
Học bài và nắm được nội dung bài học.
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Xem bài: “Viết đoạn văn trình bày luận điểm”
Ngày soạn: 7/3/2010 
Ngày dạy: 8A:; 8B:. 
Tiết 100. Viết đọan văn trình bày luận điểm
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. Biết cách viết bài văn trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch, quy nạp, song hành.
	- Giáo dục ý thức tự giác, chủ động tích cực cho HS.
- Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích đoạn văn nghị luận, xây dựng luận điểm, luận cứ và ập luận, viết được hai loại đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp.
B. Chuẩn bị
- GV: Tài liệu tham khảo.
- HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
	Hoạt động1. Khởi động:
1. Tổ chức: 
8A:..............................................................
 8B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
? Bài “Chiếu dời đô” có bao nhiêu luận điểm? Để phát triển những luận điểm đó thành bài văn hoàn chỉnh tác giả phải làm gì?
Đáp án: 
Có ba luận điểm cơ bản. Để phát triển những luận điểm đó thành văn bản nghị luận hoàn chỉnh tác giả đã phải viết các đoạn văn trình bày những luận điểm đó và dùng các phương tiện liên kết các đoạn văn để chúng thành văn bản hoàn chỉnh.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
(GV gọi HS đọc ngữ liệu)
I. Trình bày luận điểm thành một bài văn nghị luận:
1. Ngữ liệu: (SGK)
2. Phân tích ngữ liệu:
*. Ngữ liệu 1:
Câu chủ đề: “Thật là chốn hội tụ trọng yếu”. Vị 	trí cuối đoạn: Đoạn văn quy nạp.
Câu chủ đề: “Đồng bào ta ngày nay...”. Vị trí đầu đoạn. Đoạn văn diễn dịch.
? Phân tích trình tự lập luận của mỗi đoạn?
- Đoạn văn a: Lập luận theo trình tự: Vốn là kinh đô cũ của CV -> Trung tâm trời đất -> thế đất quý hiếm, dân cư đông đúc -> Xứng đáng là kinh đô muôn đời.
- Đoạn văn b: Trình tự lập luận theo lứa tuổi, theo không gian vùng miền, theo vị trí công tác, nghè nghiệp.
? Nhận xét về cách lập luận của hai đoạn văn trên?
-> Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, đầu đủ sức thuyết phục (đoạn a) đầu đủ, toàn diện, vừa khái quát vừa cụ thể (đoạn b).
(HS đọc nghi nhớ)
* Ghi nhớ 1+2: (SGK)
* Bài tập 1: (SGK)
? Diễn đạt ý hai câu sau thành luận điểm?
a. Tránh lối viết dài dòng, khó hiểu. (Câu văn ngắn gọn, dễ hiểu)
b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. (Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng)
*. Ngữ liệu 2: (SGK – T80)
- Luận điểm: “Cho thằng nhà giầu”. Vị trí: Cuối đoạn -> Đoạn văn quy nạp.
	Lập luận: Tương phản, đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quý chó, sung sướng, bù khú vì chó > Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến cchứng minh và làm rõ luận điểm.
? Thay đổi trật tự sắp xếp các luận cứ thì kết quả diễn đạt?
-> Nếu sắp xếp luận cứ ngược lại thì sẽ làm luận điểm mờ nhạt, lỏng lẻo hơn.
? Những cụm từ “Chuyện chó, giọng chó, rước chó, ...” được săpớ xế cạnh nhau nhằm mục đích gì?
-> Mục đích: Đoạn văn vưag xoáy sâu vào luận điểm vừa làm cho bản chất chó, bản chất thú vật của bọn địa chủ hhiện lên bằng cái nhìn khách quan, khinh bỉ của người viết.
(HS đọc nghi nhớ)
* Ghi nhớ 3: (SGK)
	Hoạt động 3. Luyện tập
II. Luyện tập:
1. Bài tập 2: (SGK – T82)
? Đoạn văn trình bày luận điểm gì? Tác giả đã sử dụng các luận cứ nào?
- Câu chủ đề: Tôi thấy Tế Hanh là người tinh lắm.
- Luận điểm: Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế.-> Đoạn văn diễn dịch.
- Các luận cứ: 
	+ LC 1: Thơ ông ghi được đôi nét thần tình.
	+ LC 2: Thơ ông đưa ta vào thế giới rất gần gũi...
? Nhận xét về cách sắp xếp các luận cứ?
=> Sắp xếp theo trình tự tăng tiến càng sâu, càng cao, càng tinh tế. -> Người đọc tháy hứng thú tăng dần khi đọc phê bình thơ của Tế Hanh.
	Hoạt động 4. củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- Cách trình bày luận điểm thành bài văn nghị luận.
5. HDVN:
- Học bài và nắm được nội dung bài học.
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
- Xem bài: “Bàn luận về phép học”

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 T97- T100.doc