Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 88 đến 92

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 88 đến 92

TIẾT 89. CÂU TRẦN THUẬT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS nắm được khái niệm, đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.

- Giáo dục cho các em ý thức giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt

- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu trần thuật.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ thể hiện ngữ liệu.

- HS: Tìm hiểu ngữ liệu và bài tập.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG:

1. TỔ CHỨC:

 8A:.

 8B:.

2. KIỂM TRA:

Câu hỏi:

 Đặt một câu cảm thán thể hiện cảm xúc vui mừng và cho biết thế nào là câu cảm thán? Đặc điểm, chức năng của câu cảm thán?

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 tiết 88 đến 92", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/2/2010. 
Ngày dạy: 8A:; 8B: 
Tiết 89. Câu trần thuật
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được khái niệm, đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Giáo dục cho các em ý thức giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu trần thuật.
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ thể hiện ngữ liệu.
- HS: Tìm hiểu ngữ liệu và bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
	Hoạt động 1. khởi động:
1. Tổ chức: 
 8A:..............................................................
 8B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
	Đặt một câu cảm thán thể hiện cảm xúc vui mừng và cho biết thế nào là câu cảm thán? Đặc điểm, chức năng của câu cảm thán?
Đáp án: 
	- HS lấy VD.
	- Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới: 
 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
(GV gọi HS đọc ngữ liệu)
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. Ngữ liệu: (SGK)
2. Phân tích ngữ liệu:
? Trong những đoạn trích trên những câu nào không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán?
- Các câu trần thuật:
	+ Câu: “Ôi Tào Khê!” là câu có đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
	+ Các câu khác không có đặc điểm hình thức ciuar câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Mà là câu trần thuật.
? Tác dụng của những câu này?
- Tác dụng:
	+ Trong (a) dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về dân tộc ta (câu 1 và 2) và yêu cầu (câu 3).
	+ Trong (b) dùng để kể (câu 1) và thông báo (câu 2)
	+ Trong (c) dùng để miêu tả hình thức của một người dàn ông.
	+ Trong (d) dùng để nhận định (câu 2) bộc lộ tình cảm, cảm xúc (câu 3).
? Trong bốn kiểu câu: Cầu khiến, nghi vấn, cảm thán, trần thuật kiểu câu nào thường được dùng nhiều nhất? Vì sao?
- Trong các kiểu câu đã học thì kiểu vâu trần thuật thường được dùng nhiều nhất vì:
	+ Nó có thể thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi tư tưởng, tình cảm của con người trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn bản.
	+ Ngoài chức năng thông tin, thông báo câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc, ... Nghĩa là câu trần thuật có thể thực hiện được hầu hết các chức năng của ba kiểu câu đã học.
* Bài tập nhanh:
? Cho biết chức năng của câu trần thuật dưới đây?
a. Rắn là loài bò sát không chân.
b. Một người vừa cưởi áo mưa, vừa cười làm quen với cúng tôi.
c. Chúng ta phải thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
d. Buổi chia tay cuối năm học cứ bâng khuâng một nỗi buồn.
- HS chuẩn bị nhanh và trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ xung.
- Giáo viên chốt:
	a. Thông tin khoa học.
	b. Thông tin miêu tả.
	c. Yêu cầu.
	d. Bộc lộ cảm xúc.
HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: (SGK) T46
Hoạt động3.Luyện tập
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK)
? Xác định kiểu câu và chức năng của các câu sau?
a. Câu 1: Dùng để kể.
	Câu 2, 3: Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Chũi -> Là câu trần thuật.
b. Câu 1: Trần thuật dùng để kể.
	Câu 2: Cảm thán dùng bộc lộ cảm xúc.
	Câu 3, 4: Trần thuật dùng bộc lộ cảm xúc.
2. Bài tập 3:
? Xác định các kiểu câu sau thuộc câu gì? Nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này?
- Câu a: Câu cầu khiến -> ý nghĩa mang tính chất ra lệnh.
- Câu b: Câu nghi vấn -> ý nghĩa mang tính chất đề nghị nhẹ nhàng.
- Câu c: Câu trần thuật.
Hoạt động 4. củng cố, dặn dò:
4. Củng cố:
- Tác dụng của câu trần thuật?
5. Dặn dò:
Học bài và nắm được nội dung đã học.
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Xem bài: “Câu phủ định ”
Ngày soạn: 6/2/2010. 
Ngày dạy: 8A:; 8B: 
Tiết 90. Chiếu dời đô
 (Lý Công Uẩn)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”. Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. Biết vận dụng bài học để viết thể văn nghị luận.
- Giáo dục cho các em tinh thần xây dựng đất nước hùng cường.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận trung đại: Chiếu.
B. Chuẩn bị
- GV: Tranh ảnh về đền thờ Lý Bát Đế và tượng đài Lý Công Uốn.
- HS: Soạn bài theo SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	Hoạt động1.Khởi động:
1. Tổ chức: 
 8A:..........................................................................
 8B:..........................................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm phần phiên âm và dịnh thơ bài “Ngắm trăng”, “Đi đường” của Hồ CHí Minh?
	? Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài “Ngắm trăng”?
Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
Một con người có bản lĩnh kien cường.
Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
Một con người giàu lòng yêu thương. 
Đáp án: 
	- Theo SGK.
	- (C).
3. Giới thiệu: Trong chương trình ngữ văn lớp 7, 8 ngoài những văn bản nghị luận hiện đại đã học. Hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với một dạng nghị luận nữa đó là nghị luận Trung đại. Một trong những văn bản nghị luận trung đại tiêu bieur là văn bản “Chiếu dời đô”. Đây là một văn bản viết theo thể chiếu. Vậy chiếu là gì? Giá trin nộ dung, nghệ thuật như thế nào – Ta vào bài ngày hôm nay.
Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản:
(GV nêu yêu cầu, gọi HS đọc, nhận xét)
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc văn bản:
Yêu cầu: Đọc chính xác, giọng điệu phù hợp với nội dung và cảm xúc của mỗi lời văn.
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:
? Tìm hiểu những nét chính về tác giả?
- Lý Công Uốn (974 – 1028) ở Bắc Ninh. (SGK).
- Chiếu: Là thể văn do vua dùng để bán bố mệnh lệnh, viết bằng văn xuôi, biền ngẫu văn vần -> Trang trọng.
- 1010, viết bài “Chiếu dời đô”.
b. Từ khó: (SGK)
? Cho biết bố cục của bài chiếu? Nội dung từng phần?
c. Bố cục:
	Chia làm ba phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “Phồn thịnh”
(Phân tích những cơ sở lịch sử cho việc dời đô)
- Phần 2: Tiếp đến “dời đô”
(Soi sáng tiền đề vào thực tiễn hai nhà Đinh, Lê)
- Phần 3: Còn lại.
(Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô”
II. Phân tích văn bản:
Học sinh đọc đoạn một.
1. Những cơ sở lịch sử cho việc dời đô:
? Tác giả đã dẫn những gương sử sách nào đã làm những việc dời đô?
- Nhà Thương: Năm lần dời đô.
- Nhà Chu: Ba lần dời đô.
? Nhằm mục đíc gì? Kết quả?
(? Việc dời đô là theo “mệnh trời”, “ý dân” là như thế nào?)
	- Mệnh trời: Hợp với quy luật khách quan.
	- ý dân: Hợp với nguyện vọng của nhân dân.
- Mục đích: Mưu toan việc lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, thuận theo mệnh trời và ý dân.
- Kết quả: Đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
? Việc tác gỉa dẫn những số liệu cụ thể về các lần dời đô của các nhà Thương, Chu như vậy để nhằm dụng ý gì?
-> Dụng ý: Chuẩn bị cho lí lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã có viecj dời đô và đã từng đem lại kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô là không có gì khác thường và trái quy luật cả.
2. Soi sáng tiền đề vào thực tiễn hai nhà Đinh, Lê:
? Trong phần hai tác giả đã nêu ra thực tiễn nào về hai triều đại nhà Đinh, Lê?
- Hai triều đại Đinh, Lê: Không theo mệnh trời, không noi dấu cũ cứ đóng yên đô thành. Kết quả: Triều đại không bền lâu, trăm họ hao tổn, vạn vật không được thích nghi.
? Tính thuyết phục người đọc ở đây là gì?
- Tác giả thuyết phục người đọc bằng cách đề cập đến sự thật của đất nước liên quan đến hai nhà Đinh, Lê vẫn phải định đô ở Hoa Lư. 
? Qua đây em có nhận xét gì về thái độ của tác giả với hai nhà Đinh, Lê?
(Thái độ phê phán)
? Bằng những hiểu biết về lich sử hãy giải thích lí do hai nhà Đinh, Lê không dời đô?
(HS bộc lộ)
? Khi viết tác giả lồng cảm xúc của mình như thế nào? Cảm xúc đó phản ánh khát vọng nào của Lý Công Uốn?
- “Trẫm rất đau xót” ->Tính thuyết phục của lý lẽ dời đô tăng lên => Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước hùng cường.
=> Khẳng định sự cần thiết phải dời đô và thực hiện khát vọng xây dựng đất nước lâu bền và hùng cường. 
3. Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô:
? Thành Đại La có những lợi thế nào để chọn làm nơi định đô?
- Về địa lí: 
	Là nơi trung tâm trời đất
	Có thế rồng cuộn, hổ ngồi
	Đùng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây
	Tiện hướng nhìn sông dựa nuuis.
- Về chính trị – văn hóa: Là đầu mối giao lưu chốn hội tụ của bốn phương muôn vật phong phú, tốt tươi.
? Khi tiên đoán “Đại La sẽ là chốn hội tụ trọng yếu ...” Tác giả đã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta?
-> Thể hiện khát vọng thông nhất đất nước, về sự bền vững của quốc gia, về một đất nước vững mạnh, hùng cường.
- Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân.
* Tổng kết:
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung?
- Nghệ thuật:
- Nội dung: (HS tự rút ra)
(HS đọc ghi nhớ)
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3. Luyện tập:
	? “Chiếu dời đô” thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng và phản ánh khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh của Lý Công Uốn và của nhân dân ta> Đúng hay sai?
Đúng.
Sai.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố:
- Gv hệ thống bài học.
5. Dặn dò:
Học bài, hoàn thiện bài tập SGK.
Tìm hiểu bài mới “Câu phủ định”.
Ngày soạn: 6/2/2010. 
Ngày dạy: 8A:; 8B: 
Tiết 91. Câu phủ định
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hiểu rõ đặc điểm hình thức câu phủ định, nắm được chức năng và cách thức sử dụng câu phủ định.
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong quá trình học tập.
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng câu phủ dịnh phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ thể hiện ngữ liệu.
- HS: Tìm hiểu ngữ liệu và bài tập.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
	Hoạt động 1. khởi động:
1. Tổ chức: 
 8A:..............................................................
 8B:..............................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi:- Cho ví dụ về câu trần thuật? Cho biết chức năng và hình thức câu trần thuật đó?
Đáp án: 
	- Ví dụ: HS tự lấy.
	- Đặc điểm hình thức: Không có đặc điểm hnhf thức các câu đã học.
	- Đặc điểm chức năng: Khác chức năng của các câu đã học.
3. Bài mới: 
Hoạt động 2. hình thành kiến thức mới:
(GV gọi HS đọc ngữ liệu)
I. bài học:
 * Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. Ngữ liệu: (SGK)
2. Phân tích ngữ liệu:
a. Ngữ liệu 1:
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày ý kiến, GV kết luận.
- Các câu b, c, d khác câu a là nó chứa các tưg “Không, chưa, chẳng”
	+ Câu a: Khẳng định việc đi Huế của Nam có 	 diễn ra.
	+ Câu b, c, d: Dùng để phủ định lại việc đó.
? Gọi các câu b, c, d là câu phủ định. Vậy em hiểu thế nào là câu phủ định?
-> Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: Khong, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, đau có phải, ...
b. Ngữ liệu 2:
? Xác định câu p0hủ định trong đoạn trích? Các từ phủ định được dùng với mục đích gì?
- Câu phủ định:
	+ Không phải ... đòn càn
	+ đau có ...
- Các từ phủ định:
+ Không phải: Bác bỏ ý kiến của ông thầy sờ vòi.
+ Đau có: Trực tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy sờ ngà và giải thích bác bỏ nhận định của thầy sờ vòi.
? Qua các ngữ liệu trên cho biét các chức năng chủ yếu của câu phủ định?
-> Chức năng: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả) Phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ).
HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3: 
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: (SGK)
? Nhận biết câu phủ định bác bỏ? Giải thích vì sao?
Câu 1: “ Cụ cứ tưởng .. gì đâu?”
-> Phản bác điều mà lão Hạc đang dằn vặt.
Câu 2: “Không ...nữa đâu”
-> Bác bỏ điều mà cái Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng, thương xót vì chị em nó đói quá.
2. Bài tập 2:
- Cả ba câu đều là câu phủ định nhưng ý nghĩa của câu là ý khẳng định vì có từ ngữ phủ định kết hợp với từ ngữ phủ định khác.
	+ Không phải là không = có (Khẳng định)
	+ Không ai không = ai cũng (Khẳng định)
	+ Ai chẳng = ai cũng (Khẳng định)
? Đặt câu không có từ ngữ phủ định song có ý nghĩa tương đương? Nhận xét?
(HS tự đặt câu)
-> Trong khi tạo lập các văn bản nghị luận hay trong gigải thích ta dùng các từ phủ định của phủ định để khẳng định thường có ý nghĩa khẳng định mạnh hơn và có sức thuyết phục cao hơn.
3. Bài tập 3, 4, 5: HS thảo luận
Hoạt động 4. củng cố, dặn dò:
4. củng cố:
- Chức năng của câu phủ định?
5. dặn dò:
Học bài và nắm được nội dung đã học.
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Xem bài: “Chương trình địa phương phần TLV ”
Ngày soạn: 6/2/2010. 
Ngày dạy: 8A:; 8B: 
Tiết 92 . Chương trình địa phương 
(phần: Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp HS vận dụng kĩ năng làm văn bản thuyết minh.
	- HS có ý thức tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.
- Rèn kĩ năng chuẩn bị và viết bài thuyết minh giới thiệu một di thích lịch sử, danh lam.
B. Chuẩn bị
- GV: Nêu yêu cầu cho HS chuẩn bị.
- HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
	Hoạt động 1. Khởi động:
1. Tổ chức: 
 8A:..............................................................
 8B:..............................................................
 2. Kiểm tra: 
	(Sự chuẩn bị bài ở nhà của HS).
3. Bài mới:
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:
1. Đề bài:
- (Chia lớp thành 4 nhóm)
Nhóm 1: Giới thiệu về chùa làng?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đối tượng.
Nhóm 2: Giới thiệu về đình làng?
Nhóm 3: Giới thiệu về đền thờ Ngô Quang Bích?
- Đến thăm quan trực tiếp. Hỏi han, sư tầm tài liệu.
Nhóm 4: Giới thiệu về công trình thuỷ lợi đập Ban?
2. Lập dàn bài cho bài văn thuyêt minh:
Soạn đề cương, lập dàn ý bài thuyết minh.
A. Mở bài:
	Dẫn vào DTLS, vai trò, ý nghĩa của nó.
B. Thân bài:
	- Lần lượt giới thiệu từng bộ phận của di tích, danh lam (Trình tự không gian, thời gian)
	- Vị trí của di tích, danh lam.
	- Cấu trúc, các bộ phận.
	- Sự kiện lich sử có liên quan.
	- Vị trí, ý nghĩa của di chs, danh lam đó với đất nước, bản thân.
II. Hướng dẫn học sinh thể hiện bài văn thuyết minh:
(Gọi từng nhóm lên giới thiệu bài thuyết minh của nhóm mình như một hướng dẫn viên du lịch)
1. Trên lớp:
	Giáo viên cùng các bạn lắng nghe, bổ xung, nhận xét về nội dung, hình thức trình bày của từng nhóm.
Tổ chức tham quan ngắn ngay trong buổi học đó tới một trong những nơi DT tiêu biểu của địa phương.
2. Tại thực địa:
- Học sinh trình bày bài thuyết minh của mình.
- Giáo viên và các học sinh khác đối chiếu với thực tế và rút ra nhận xét.
3. Trình bày bài thuyết minh trên lớp và cùng xem băng hình:
	(Có thể mời các cụ thủ từ, các nhà sư đén dự và giới thiệu bổ xung)
Hoạtđộng3.Luyện tập
III. Luyện tập:
HS làm bài tập:
? Qua tiết học này em hiểu biết gì thêm về truyền thống lich sử, văn hoá của quê hương?
(HS tự bộc lộ cảm xúc của bản thân)
Hoạt động 4. củng cố, dặn dò:
4. củng cố:
- GV nhận xét chung về giờ học.
5. dặn dò:
Ôn tập kiến thức đã học, viết bài thuyết minh hoàn chỉnh.
Soạn bài: “Hịch tướng sĩ”

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 T89- T92.doc