TIẾT 19. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI < t1="">
Người thực hiện: Phạm Thị Bích Hạnh.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Một số qui định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.
- Có thái độ xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội.
- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn, xã hội.
B. Chuẩn bị:
- Giáo án
- Tranh ảnh
- Phiếu học tập.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Bài cũ: Hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày 5/1/2007. Tiết 19. Phòng chống tệ nạn xã hội Người thực hiện: Phạm Thị Bích Hạnh. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu: Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó. Một số qui định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó. Có thái độ xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội. Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn, xã hội. Chuẩn bị: Giáo án Tranh ảnh Phiếu học tập. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: ổn định Bài cũ: Hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hàng ngày. Bài mới: Giới thiệu bài cho học sinh xem tranh. ? Những hình ảnh mà em vừa xem nói lên điều gì? ? Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? ? Hãy kể tên một số tệ nạn mà em biết? Gv: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn, đó là các tệ nạn xã hội, tệ nạn nguy hiểm đó là: ma tuý, cờ bạc, mại dâm. Ba tệ nạn này đang làm băng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra thế nào? Tác hại của chúng đến đâu? Giải quyết ra sao? Đó là vấn đề mà hôm nay xã hội và nhà trường chúng ta phải quan tâm. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đặt vấn đề. ? Gọi học sinh đọc tình huống1. ? Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không? Vì sao? ? Nếu các bạn lớp em cũng chơi thì em sẽ làm gì? Gọi học sinh đọc tình huống 2. ? Theo em Bác Hồ và bà Tâm có vi phạm luật không? và vi phạm tội gì? ? Họ sẽ xử lí như thế nào? ? Qua 2 ví dụ trên các em rút ra được bài học gì? ? Theo em cờ bạc, ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau không? vì sao? Hoạt động 2: Cho học sinh thảo luận Nhóm 1: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với xã hội. Giảng: Các đối tượng nghiện hút, ma tuý, cờ bạc, mại dâm đều là những độ tuổi trong lao động. Theo số liệu tổ chức y tế thế giới, thì rố số người... Nhóm 2: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân. Giáo viên chuyển ý kết luận: Những tệ nạn xã hội như những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên. Nó gặm nhấm tổn hại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Đó là điều mà chúng ta quan tâm. Hoạt động 3: Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh. ? Nguyên nhân nào khiến con người sa sút vào tệ nạn xã hội? ? Theo em đâu là nguyên nhân chính? ? Hãy nêu những biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội? Cho học sinh làm bài tập củng cố phần này. ? Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai? Đánh dấu * vào ô trống: Gia đình Nhà trường Xã hội Bản thân Cả 4 ý kiến trên. D. Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội? Tệ nạn xã hội Ma tuý, cờ bạc, mại dâm... I.Đặt vấn đề. Tình huống 1: ý kiến của An là đúng. Vì lúc đầu là các em chơi tiền ít, sau đó thành quen, ham mê sẽ chơi nhiều. Mà hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc, hành vi vi phạm pháp luật. - Ngăn cản, nếu không được thì em sẽ nhờ cô giáo chủ nhiệm. Tình huống 2: P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút . - Bà Tâm vi phạm vi phạm pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý. - Pháp luật sẽ xử P và H, bà Tâm theo quy định của pháp luật, riêng P và H xử theo tội của vị thành niên. Bài học: - Không chơi bài ăn tiền - Không ham mê cờ bạc - Không nghe kẻ xấu để nghiện hút. - 3 tệ nạn trên có liên quan với nhau, là bạn đồng hành với nhau. Ma tuý, mại dâm trực tiếp dẫn đến HIV, AIDS. 1.Tác hại của tệ nạn xã hội đi với XH. - ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội. - Suy giảm giống nòi. - Mất trật tự ATXH Đối với gia đình. - Kinh tế gia đình: Kinh tế cạn kiệt ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần. - Gia đình bị tan vỡ. - Đối với bản thân: Huỷ hoại sức khoẻ, dẫn đến cái chết, sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức của con người. - Vi phạm pháp luật. 2.Nguyên nhân. Khách quan. - Kĩ cương, pháp luật không nghiêm. - Kinh tế kém phát triển. - Chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường. - ảnh hưởng xấu của văn hoá đồi truỵ. - Cha mẹ nuông chiều, quản lí con cái lỏng lẻo, không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le. - Bạn bè rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế. Chủ quan: - Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn ngon mặc đẹp. - Do tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ. - Do thiếu hiểu biết. Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chính. 3.Biện pháp. Biện pháp chung: Nâng cao chất lượng cuộc sống. Giáo dục tư tưởng đạo đức. Giáo dục pháp luật Cải tiến hoạt động tổ chức Đoàn. Kết hợp cả 3 môi trường giáo dục. Biện pháp riêng: - Không tham gia che dấu, tàng trữ ma tuý. - Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. - Có cuộc sống lành mạnh, lao động và học tập tốt. - Vui chơi và giải trí lành mạnh. - Giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm. - Khôn xa lánh người mắc vào tệ nạn xã hội, giúp đỡ họ hoà nhập với cộng đồng.
Tài liệu đính kèm: