Giáo án Giáo dục công dân 8 đủ cả năm

Giáo án Giáo dục công dân 8 đủ cả năm

Tiết 1 Bài 1 Tôn trọng lẽ phải.

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: HS nắm được:

 - Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải.

 - Biết biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

 - ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

2. Kỹ năng:

 - Biết suy nghĩ và làm theo lẽ phải

3.Thái độ:

 - Biết tôn trọng lẽ phải,học tập những tấm gương tốt trong xã hội.

 - Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.

II.Tài liệu và phương tiện dạy học:

GV: SGK SGV GDCD8

 Chuyện,thơ,tục ngữ,ca dao.

 Phiếu học tập.

HS: Sách ,vở,bút

 Đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy học.

1.Kiểm tra bài cũ: Sách giáo khoa,vở viết,bút.

2.Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

GV: Tại buổi sinh hoạt lớp cuối năm ở lớp 8A diễn ra như sau:

Lớp trưởng(LT): Ngày lễ bế giảng năm học mới,nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục.Đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Có ai có ý kiến về vấn đề này không.

Tổ 1:Theo mình không cần phải mặc đồng phục.Để mọi người mặc tự miễn là đẹp.

Tổ2: Theo mình năm nay nên đổi mới, các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặc quần bò áo phông để cho hiện đại.

 

doc 121 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 đủ cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn
 Lớp dạyTiết(TKB)..Ngày dạySĩ sốVắng..........
 Lớp dạyTiết(TKB)..Ngày dạySĩ sốVắng..........
 Lớp dạyTiết(TKB)..Ngày dạySĩ sốVắng.........
 Lớp dạyTiết(TKB)..Ngày dạySĩ sốVắng.........
 Tiết 1 Bài 1 Tôn trọng lẽ phải.
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: HS nắm được:
 - Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải.
 - Biết biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
 - ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
2. Kỹ năng:
 - Biết suy nghĩ và làm theo lẽ phải
3.Thái độ:
 - Biết tôn trọng lẽ phải,học tập những tấm gương tốt trong xã hội.
 - Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.
II.Tài liệu và phương tiện dạy học:
GV: SGK SGV GDCD8
 Chuyện,thơ,tục ngữ,ca dao.
 Phiếu học tập.
HS: Sách ,vở,bút
 Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ: Sách giáo khoa,vở viết,bút.
2.Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Tại buổi sinh hoạt lớp cuối năm ở lớp 8A diễn ra như sau:
Lớp trưởng(LT): Ngày lễ bế giảng năm học mới,nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục.Đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Có ai có ý kiến về vấn đề này không.
Tổ 1:Theo mình không cần phải mặc đồng phục.Để mọi người mặc tự miễn là đẹp. 
Tổ2: Theo mình năm nay nên đổi mới, các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặc quần bò áo phông để cho hiện đại.
Tổ 4: Mình không đồng ý với ý kiến của tổ 1,2. Mà chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với HS và phù hợp với ngày lễ long trọng .
LT: Còn ý kiến của tổ 3 thì sao.
Tổ 3: Theo mình ý kiến của tổ 4 là đúng .Chúng ta đang là tuổi HS THCS nên mặc đúng quy định của nhà trường mới là tốt nhất.
LT: Vừa rồi chúng ta mới phát biểu ý kiến của mình.Bây giờ mình xin kết luận: Chúng ta mặc đồng phục trong ngày lễ bế giảng năm học.
GV: Qua câu chuyện trên các em có nhận xét gì?
HS: Bày tỏ quan điểm cá nhân..
GV: Việc làm của tổ4,3 và bạn lớp trưởng thể hiện đức tính gì?
HS: trả lời ( Tôn trọng lẽ phải)
GV: Để hiểu thêm về việc làm và đức tính của các bạn . Chúng ta học bài hôm nay.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi.
Hướng dẫn cả lớp tìm hiểu 
? Những việc làm của viên Tri huyện Thanh Ba với những tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
? Bộ hình thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba có hành động gì?
? Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích?
? Việc làm của quan Tuần phủ thể hiện đức tính gì?
Nhận xét ,bổ sung ,kl.
Hướng dẫn liên hệ thực tế 
? Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra,em sẽ làm gí?
Nhận xét kết luận.
Hoạt động cá nhân.
Gọi 1 HS có giọng đọc tốt đọc truyện.
Cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Ăn hối lộ của tên nhà giàu.ức hiếp dân nghèo. 
- Xử án không công minh, đổi trắng thay đen 
-Xin tha cho Tri huyện.
- Bắt tên nhà giàu trả ruộng cho nông người dân.
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ,ức hiếp.Cách chức tri huyện Thanh Ba.
- Không nể nang,đồng loã việc xấu.
- Dũng cảm trung thực,dám đấu tranh với những sai trái.
-Trả lời câu hỏi . Các bạn khác bổ sung ý kiến.
Liên hệ thực tế.
Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn hiểu tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy.
1. Đặt vấn đề : 
Chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hoá: Nguyễn Quang Bích.
- Bảo vệ chân lý,tin tưởng lẽ phải
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
Qua nội dung đã phân tích ở trên chúng ta đi tìm hiểu khái niệm,biểu hiện và ý nghĩa tôn trọng lẽ phải.
? Thế nào là lẽ phải?
? Thế nào tôn trọng lẽ phải ?
? Như thế nào là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
? ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ?
Nhận xét kết luận.
Dựa vào phần phân tích trên để trả lời câu hỏi.
Ghi bài học vào vở.
2. Nội dung bài học:
* Định nghĩa:
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn,phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận,ủng hộ,tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
* Biểu hiện:
- Thái độ,lời nói,cử chỉ và hành động,ủng hộ,bảo vệ điều đúng đắn của con người.
* ý nghĩa:
Giúp con người có cách ứng xử phù hợp,làm lành mạnh mối quan hệ xã hội,góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
 Hoạt động 4:Liên hệ hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải.
Phát phiếu học tập.
? Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?
? Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ?
Nhận xét ý kiến rút ra kl.
Nhận phiếu học tập và chuẩn bị trong vòng 3phút 
Gọi 2 HS lên bảng.
Cả lớp làm vào phiếu.
Chấp hành nôi quy nơi mình sống,làm việc và học tập.Phê phán làm việc sai trái.
Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích,đánh giá ý kiến hợp lý. Tôn trọng các nội quy, quy định mà nhà trường đặt ra. 
Làm trái quy định của PL,vi phạm nội quy cơ quan trường học.
Thích việc gì thì làm. Không dám đưa ra ý kiến của mình. Không muốn mất lòng ai,gió chiều nào xoay chiều ấy.
Cả lớp nhận xét bài của 2 bạn 
3. Nội dung liên hệ:
Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. Mỗi HS chúng ts cần học tập và thực hiện để có hành vi và cách ứng xử phù hợp, tránh xa và loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trọng lẽ phải.
 Hoạt động 6: Luyện tập.
Cả lớp làm bài tập.
HS: Đọc nội dung,yêu cầu bài tập.
Làm bài tập ,cả lớp nhận xét.
GV: Nhận xét ,kết luận.
4.Bài tập:
1.Bài tập 1:
Đáp án: c.
2.Bài tập 2:
Đáp án: c.
 3.Củng cố luyện tập:
Thế nào là lẽ phải? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống?
GV: hệ thống toàn bài:
 Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều mqh xã hội khác nhau,nếu ai càng có cách ứng xử đúng đắn,biết tôn trọng lẽ phải,thực hiện tốt quy định chung của gia đình,nhà trường,cộng đồng.. thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh,tốt đẹp hơn.
 4.Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà học bài và làm bài tập SGK.
Đọc và nghiên cứu trước bài mới.
Ngày soạn
 Lớp dạyTiết(TKB)..Ngày dạySĩ sốVắng..........
 Lớp dạyTiết(TKB)..Ngày dạySĩ sốVắng..........
 Lớp dạyTiết(TKB)..Ngày dạySĩ sốVắng.........
 Lớp dạyTiết(TKB)..Ngày dạySĩ sốVắng.........
Tiết 2 Bài 2. Liêm khiết.
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 HS nắm được: Thế nào là liêm khiết.
 - Biết phân biệt hành vi trái ngược với liêm khiết.
 - Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết.
 2. Kỹ năng:
 - Tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết.
 3.Thái độ:
 - Đồng tình ủng hộ học tập gương liêm khiết.
 - Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị
 GV: Truyện đọc,ca dao,tục ngữ.
 SGK SGV GDCD8.
 HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: 
 Tìm những hành vi của HS biết tôn trọng lẽ phải?
 Tìm những hành vi của HS không biết tôn trọng lẽ phải?
 2.Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Đưa ra các tình huống.
1 Một em HS nhặt được tiền rồi mang đến đồn công an nhờ trả lại cho người bị mất.
2. Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ bị vi phạm PL.
3.Giám đốc nhận tiền hối lộ của nhân viên.
Em hãy suy nghĩ trả lời các tình huống trên thể hiện những đức tính gì?
GV: gọi HS phát biểu ý kiến. Chốt lại.
Để hiểu hơn về những vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung ghi.
Chia lớp thành 3 nhóm trả lời câu hỏi.
Nhóm 1:
? Nêu những việc làm của bà Ma-ri Quy-ri? Những viêc làm đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 2:
? Hãy nêu hành động của Dương Chấn? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3:
? Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Nhận xét ý kiến 3 nhóm
? Em có suy nghĩ gì về các cách xử sự trên? rút ra bài học?
Phát phiếu học tập.
? Nêu những hành vi biểu hiện đức tính liêm khiết trong đời sống hàng ngày?
? Nêu những hành vi trái với đức tính liêm khiết?
Thu một số bài chấm và động viên HS.
Kết luận chuyển ý.
Đọc câu truyên SGK.
Thảo luận nhóm.
- Bà Ma-ri Quy-ri cùng chồng la Pie Quy-ri đã đóng góp cho TG những sản phẩm có giá trị về khoa học vàkinh tế.
Không giữ bản quyền phát minh và vui lòng sống túng thiếu,sẵn sàng gửi quy trình triết tách Ra-đicho ai cần tới.. Bà gủi biếu tài sản lớn1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệnh ung thư. Bà không nhận món quà của tổng thống Mỹ và của bạn bè mà dành nó cho viện nghiên cứu khoa học.
- Bà không vụ lợi,tham lam,sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
- Dương Chấn nhà kiến thiết thời Đông Hán,được bổ đi làm quan thái thú quận Đông Lai. Vương Mật người được ông tiến cử mang vàng đến lễ.
Ông tiến cử người ,làm việc tốt không cần đến vàng của người đó.
- Đức tính của ông thanh cao,vô tư và không hám lợi.
- Cụ Hồ sống như người VN bình thường. Khước từ nhà cửa,quân phục ngôi sao sáng chói..
- Cụ là người VN trong sạch,liêm khiết.
Các nhóm trả lời câu hỏi.
Các bạn khác bổ sung.
- Nghe
-Suy nghĩ trả lời.
Liên hệ thực tế.
Hành vi biểu hiện tính LK 
- Bố mẹ em làm giàu bằng sức lao động và tài năng của mình .
- Nhiều doanh nghiệp trẻ làm giàu cho đất nước.
- Cả nước phát động phong trào ủng hộ người nghèo.
- Bố hoa là lãnh đạo cấp tỉnh lợi dụng chức quyền nhận quà hối lộ.
- Công ty Đông Nam trốn thuế 112 tỉ đồng.
Làm vào phiếu bài tập.
- Nghe
1. Đặt vấn đề.
Nhận xét các tình huống.
 Bà không vụ lợi,tham lam,sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội không đòi hỏi điều kiện vật chất nào
- Cách xử sự của bà Ma-ri Quy-ri,Dương Chấn.Bác Hồ là tấm gương sáng để các em kính phục,học tập và noi theo.
- Những cách xử sự đó đều nói lên lối sống thanh tao,không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi điều kiện,vật chất nào và cùng thể hiện đức tính liêm khiết.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng người,dù là người dân bình thường hay là cán bộ có chức quyền.Từ xưa đến nay chúng ta rất tôn trọng những người có đức tính liêm khiết.
Đặt câu hỏi
? Thế nào là đạo đức trong sáng?
? Tác dụng của đức tính liêm khiết với bản thân em và mọi người?
? ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống
Nhận xét, kết luận . 
- Suy nghĩ trả lời
-......
- Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
- Phê phán hành vi thiếu liêm khiết.Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết.
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản,nhận được sự quý trọng,tin cậy của mọi người,góp phần làm xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
Trả lời câu hỏi.
Ghi bài vào vở.
2.Nội dung bài học:
* Khái niệm về liêm khiết:
Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống không hám danh hám lợi,không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ . 
* ý nghĩa:
Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản,nhận được sự quý trọng,tin cậy của mọi người,góp phầ ...  xe máy, ô tô ta phải đăng ký ? 
 GV kết luận và chốt lại nội dung chính của buổi thực hành.
1. Phòng, chống tệ nạn xã hội 
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nguy hiểm nhất hiện nay là tệ cở bạc, may tuý và mại dâm.
- Hậu quả : kinh tế kiệt quệ, buồn thảm, thê lương, không hạnh phúc...
- HS trình bày một số nguyên nhân : 
+ Cha mẹ nuôi chuồng, buông lỏng sự quản lý 
+ Thích ăn chơi, hưởng thụ, sống thiếu lý tưởng, buông thả.... 
+ Pháp luật chưa nghiêm
2. Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS
- HS tự trình bày 
- Có ba con đường chính lây truyền 
+ Truyền từ mẹ sang con khi mang thai
+ Truyền máu
+ Tiêm chích ma tuý
- Chúng ta cần chủ động phòng chánh cho mình và cho cộng đồng 
- HS lên sắm vai và mô tả lại những gì các em quan sát được.(gầy gò, ốm yếu, ghẻ nở toàn thân, cơ thể tiều tuỵ mất khả năng lao động)
- Đề xuất: Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu
- Kết hợp chặt chẽ GĐ- NT- XH trong việc giáo dục học sinh 
- Duy trì nghiêm nội quy, kỷ luật nhà trường
- HS tham gia ký cam kết không vi phạm
3. Phòng ngừa tại nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
- Cháy nổ 
- Ngộ độc thực phẩm 
Một số nguyên nhân : 
- Dùng thuốc nổ, điện để đánh cá
- Sử dụng thuốc trử sâu không theo quy định 
- Đốt pháo ngày tết
- Bảo quản, sử dụng xăng, ga không tuân theo quy định an toàn về PCCC
* Hậu quả : HS nêu 
4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- CD có quyền sở hữu: TLSH, thu nhập hợp pháp, góp vốn kinh doanh, TLSX, của để dành
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác. Việc làm đó thể hiện đức tính
+ Trung thực
+ Thật thà 
+ Liêm khiết 
- Là cơ sở pháp lí để nhà nước bảo vệ tài sản của CD khi bị xâm phạm 
 4. Củng cố.
Nhắc lại những nội dung ngoại khoá trong tiết học.
5. Hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học 
- Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày 
- Chuẩn bị nội dung thực hành tiết 2 liên quan đến nội dung các bài học còn lại 
- Tiến hành điều tra, sưu tầm các tình huống có liên quan.
 Tuần 33 – Tiết 33.
Ngày soạn : 20/4/2010.
Ngày dạy : 24/4/2010.
 Ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG
 I.Mục tiêu cần đạt:
1,Kiến thức:
 Củng cố cho HS kiến thức về ATGT đã học ở lớp 6,7, nâng cao ý thức cho các em khi tham gia giao thông.
2,Kỹ năng :
 Giúp HS biết đánh giá hành vi của mọi người khi tham gia giao thông, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
3,Thái độ :
 Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật- tôn trọng luật ATTG, tuyên truyền cho mọi người cùng biết, tham gia thực hiện..
II. Tài liêụ và phương tiện
GV :Một số tư liệu về pháp luật : tranh ảnh, biển báo giao thông đường bộ
HS : ôn bài.
 III.Các hoạt động dạy học:
 1,ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số lớp 8A..
 2, Kiểm tra bài cũ: 
? Nhận xét về tình hình tai nạn giao thông trong thời gian gần đây? Nguyên nhân?
? Khi tham gia giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, em thường gặp hệ thống biển báo nào?
 3, Bài mới:
Giới thiệu bài:
 GV: Để tránh các tai nạn giao thông không đáng có, khi tham gia giao thông chúng ta cần chú ý những gìà
? Nêu những qui tắc cơ bản khi tham gia giao thông đường bộ?
? Lớp 6 các em đã được học mấy loại biển báo giao thông?
? Hãy miêu tả và nêu mục đích các loại biển báo đó?
HS :- Biến báo nguy hiểm: hình tam giác, đường viền màu đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen(trừ 3 biển báo đèn tín hiệu).
- Biển cấm: hình tròn, đường viền màu đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen, vẽ phương tiện giao thông nào thì phương tiện đó không được đi.
- Biển hiệu lệnh: hình tròn, không có đường viền ngoài, hình vẽ màu trắng
 GV: Với người đi bộ thì đi trên hè phố, lề đường, qua đường đi đúng vạch kẻ .
? Nhận xét tùnh huống:
 Tám người đi trên 3 chiếc xe đạp, dàn hàng ngang. Vừa đi vừa đùa nghịch, lôi kéo nhau, sang đường không có tín hiệu xin nên đã va vào xe máy. Cả 4 xe đều hư hỏng nặng.
 Ai đúng, ai sai?
? Pháp luật nước ta có qui định ntn về vấn đề này?
HS : Trả lời.
? Em nhỏ 12 tuổi giúp mẹ đèo hàng bằng xe máy ra chợ đã va phải người đi cùng chiều.
 Ai đúng, ai sai? Vì sao?
HS : Trả lời.
? Đọc điều 29 luật ATGT?
? Em hiểu thếa nào là xe gắn máy, xe mô tô?
Xe mô tô: từ 50 phân khối trở lên
Xe gắn máy: dưới 50 phân khối
? ở độ tuổi nào thì được điều khiển xe từ 50 phân khối trở lên?
 -18 tuổi
Trên đường Thống Nhất(đoạn đường đi HN)
? Trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt thường có các tín hiệu giao thông nào?
HS : Rào chắn, ba li e, bật đèn đỏ
? Khi đèn đỏ bật thì người tham gia giao thông dừng lại cách đường sắt bao nhiêu mét là hợp lí(3,4,5)?
HS : Khoảng từ 3m trở lên
? Để đảm bảo an yòan cho các chuyến tàu , mỗi công dân cần có trách nhiệm gì?
 HS : Trả lời.
?ở địa phương em đã thực hiện an toàn giao thông như thế nào?
HS : - Đi xe không được đèo 3.
 - Khi ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.
 - Khi điều khiển xe máy không được uống rượu, bia.
 - Các em nhỏ khi đi học phải đi bộ bên tay phải và đi sát vào lề đường
 - Điều khiển xe phân khối từ 50 trở lên phải có bằng lái xe.
I, Qui tắc giao thông đường bộ
1, Những qui tắc chung
- Đi về phía tây phải, đúng làn đường qui định
- Chấp hành nghiêm túc hhệ thống biển báo hiệu giao thông
2, Hệ thống biển báo hiệu
- Biển báo nguy hiểm
Biển báo cấm
Biển báo hiệu lệnh
- Cấm đèo 3, dàn hàng ngang trên đường, không kéo đẩy
II, An toàn đường sắt
- Khi đi trên đường giao nhau với đường sắt, nên dừng lại ở một khoảng cách an toàn nhất
- Không đi qua đường sắt khi đã có đèn báo hiệu
- Không chăn thả vật nuôi , đặt chướng ngại vật trên đường sắt 
 4, Củng cố:
? Nhận xét việc thực hiện luật giao thông của chính bản thân em?
 5, Hướng dẫn học ở nhà.:
 Ôn tập từ bài 13 àbài 21 để tiết sau ôn tập học kỳ II.
 Tuần 34 – Tiết 34.
Ngày soạn: 27/4/2010
Ngày dạy:./5/2010.
 ÔN TậP HọC Kì II
I Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: 
 HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 
3. Thái độ:
 HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học
GIÁO VIÊN: sgk, sgv giáo dục công dân 8. 
 Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 8A..
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
3.Bài mới.
	1. Đặt vấn đề (1 phút): Gv nêu lí do của tiết học
	2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 25 phút) Ôn lại nội dung các bài đã học( Phần lí thuyết). 
Gv: HD học sinh ôn lại nội dung của các chuẩn mực pháp luật đã học theo hệ thống những câu hỏi sau:
1. Tệ nạn xã hội là gì?. Hãy kể tên một số TNXH mà em biết?.
2. Vì sao phải phòng chống các TNXH?.
3. HIV/ AIDS là gì?.
4. Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS Pl nước ta có những qui định gì?.
5. Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí.....?.
6. Nêu những quy định của PL về phòng ngừa tai nạn vũ khí?.
7.Quyền sở hữu tài sản là gì?. Hãy kể tên những tài sản thuộc sở hữu của CD?.
8. Vì sao đối với một số tài sản có giá trị thì phải đăng kí với cơ quan nhà nước?.
9. Hãy kể tên những TS của nhà nước?.
10. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?.
11.Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là gì?. 
12. Quyền tự do ngôn luận là gì? Cho ví dụ?.
13. Vì sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo qui định của PL?.
14. Tại sao nói, để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận phải nâng cao trình độ văn hoá?.
15. Hiến pháp là gì?. Nêu nội dung cơ bản của HP 1992?.
16. Nêu tên của 4 bản HP 1946,1959,1980, 1992?.
17. PL là gì? Nêu và phân tích 3 đặc điểm của PL?.
18. Có người cho rằng đạo đức XH có trước PL?. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?.
19. PL có vai trò như thế nào trong cuộc sống?.
* HĐ2:( 9 phút) 
Thực hành các nội dung đã học
Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu).
Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập.
I. Nội dung các chuẩn mực PL đã học:
1. Phòng chống các tệ nạn xã hội.
2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
3. Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
5. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.
6. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. 
7. Quyền tự do ngôn luận.
8. Hiến pháp nước CHXHCN VN.
9. Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
II. Bài tập :
	4. Cũng cố: 
	GV nhắc lại một số nội dung trọng tâm của các bài ( từ bài 6 đến bài 9)	
	5.Hướng dẫn học ở nhà 
	- Học kĩ bài.- Tiết sau kiểm tra học kì II.
 Tuần 35 – Tiết 35.
Ngày soạn : .
Ngày dạy :
 Kiểm tra học kỳ II
 Đề bài
Câu 1: ( 3 điểm)
 Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật?
Hãy nêu 2 việc mà em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận?
Câu 2: ( 4điểm)
Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế) của pháp luật là gì?
Hãy nêu 1 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật là gì?
Câu 3: Cho tình huống sau:
	 Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đó.
Theo em:
Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Muốn bán chiếc xe đạp đó Việt phải làm gì?
Đáp án và biểu điểm
Tự luận: 
Câu1: ( 3 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
Tự do ngôn luận phải tuân theo qui định của pháp luật vì:
Như vậy mới phát huy tính tích cực quỳên làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội, theo yêu cầu chung của xã hội. 
Hai việc bản thân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận
VD: - Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của trường, lớp
	 - Góp ý kiến cho kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Câu 2: ( 4 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
Tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật là: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý theo quy định. 
Nêu 1 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật. 
VD: - Luật hôn nhân và gia đình qui định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nếu ai vi phạm cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.
	- Luật giao thông qui định tất cả mọi người dân khi đi hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Câu 3: ( 3 điểm). Yêu cầu HS nêu được:
Việt không có quyền bán chiếc xe đạp. ( 0,5 điểm )
Vì: Chiếc xe đó do bố mẹ bỏp tiền mua và Việt còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền định đoạt bán xe cho người khác. ( 1điểm )
Việt có quyền sở hữu chiếc xe đạp đó, cụ thể là: có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu chiếc xe. ( 1điểm )
Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý.
 ( 0,5 điểm )

Tài liệu đính kèm:

  • docMon GDCD 8.doc