Giáo án dạy học cả năm môn Ngữ văn 8

Giáo án dạy học cả năm môn Ngữ văn 8

 Tiết 1 TÔI ĐI HỌC (Tiết 1)

 (Thanh Tịnh)

A- Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp học sinh:Bước đầu tiếp xúc với văn bản, tìm hiểu chú thích và cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

 - Giáo dục ý thức tự học hỏi, thấy được trách nhiệm của mình, biết trân trọng những kỉ niệm đẹp.

 - Rèn kĩ năng đọc- hiểu- Phân tích- cảm thụ văn bản.

B- Chuẩn bị của thầy và trò:

 - Thầy: Tư liệu về tác giả Thanh Tịnh, giáo án.

 - Trò: Đọc- soạn bài.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:

 1.Tổ chức:Sĩ số: 8b: 8c:

 2. Kiểm tra: ? Sách, vở, bài soạn của học sinh ?

 ? Kể tên những văn bản viết về ngày khai trường mà em được đọc ?

 ( Cổng trường mở ra – Lớp 7).

 ? Kể lại kỷ niệm của em về ngày khai trường đầu tiên?

 3.Bài mới:

 + Vào bài: Trong cuộc đời chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm của ngày khai trường đầu tiên. Mỗi lần nhớ lại, những kỷ niệm ngọt ngào về buổi đầu tiên đến lớp vẫn gợi lên trong tâm hồn chúng ta những rung cảm sâu sắc. Văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh sẽ nói giúp chúng ta tâm trạng đó.

 

doc 390 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1454Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học cả năm môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 20/8/2009
Giảng: 24/8/2009. 
 Tiết 1 Tôi đi học (Tiết 1)
 (Thanh Tịnh)
 Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh:Bước đầu tiếp xúc với văn bản, tìm hiểu chú thích và cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
 - Giáo dục ý thức tự học hỏi, thấy được trách nhiệm của mình, biết trân trọng những kỉ niệm đẹp.
 - Rèn kĩ năng đọc- hiểu- Phân tích- cảm thụ văn bản.
Chuẩn bị của thầy và trò:
 - Thầy: Tư liệu về tác giả Thanh Tịnh, giáo án.
 - Trò: Đọc- soạn bài.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 	1.Tổ chức:Sĩ số: 8b:	8c:
	2. Kiểm tra: ? Sách, vở, bài soạn của học sinh ?
 ? Kể tên những văn bản viết về ngày khai trường mà em được đọc ?
 ( Cổng trường mở ra – Lớp 7).
 ? Kể lại kỷ niệm của em về ngày khai trường đầu tiên?
	3.Bài mới:
 	 + Vào bài: Trong cuộc đời chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm của ngày khai trường đầu tiên. Mỗi lần nhớ lại, những kỷ niệm ngọt ngào về buổi đầu tiên đến lớp vẫn gợi lên trong tâm hồn chúng ta những rung cảm sâu sắc. Văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh sẽ nói giúp chúng ta tâm trạng đó...
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc và tóm tắt văn bản.
? Đọc chú thích dấu sao ?
? Xác định bố cục của VB?
? Nêu ND chính của từng phần?
? Nêu chủ đề của văn bản?
? Truyện được bố cục theo trình tự như thế nào?
? Mạch cảm xúc chính của văn bản là gì?
? Theo em thời điểm nào trong VB có tác dụng khơi gợi cảm xúc?
? PTBĐ chính của văn bản?
I-Tiếp xúc văn bản:
1- Đọc văn bản:
2- Chú thích:
+ Tác giả:
- Thanh Tịnh( 1911- 1988).
- Tên khai sinh: Trần Văn Ninh.
- Quê: ngoại ô Huế.
- Sáng tác: Văn xuôi, truyện ngắn, thơ...
+ Tác phẩm "Tôi đi học”:
- In trong tập :Quê Mẹ” – 1941.
3- Bố cục:2 phần.
+ (1): Từ đầu -->ngọn núi: Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trên con đường tới trường.
+ (2): Phần còn lại: Tâm trạng của nhân vật”Tôi” khi ở trường.
4- Chủ đề: Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên.
II- Phân tích văn bản:
+ Tìm hiểu chung: 
- Hồi tưởng theo trình tự thời gian.
- Mạch cảm xúc chính: những biểu hiện tâm lý xoay quanh nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Thời điểm khơi gợi cảm xúc: “ cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều...”.
- PTBĐ chính: miêu tả- biểu cảm.
-Đọc
- Tìm hiểu chú thích.
-Tìm bố cục. Tóm tắt ý .
- Tìm chủ đề.
- Suy nghĩ
- Trả lời.
GV: Văn bản được tái hiện theo dòng hồi tưởng của ký ức, bao gồm một chuỗi các sự kiện, yếu tố xuyên suốt là dòng cảm xúc thiết tha, có vai trò kết nối và duy trì sức sống cho các sự kiện, đồng thời còn là yếu tố kích thích trí tưởng tượng vận hành theo một quy luật thẩm mĩ. Từ thời điểm hiện tại với h/ả điển hình (các em nhỏ đi học) đã định hướng cho những liên tưởng, mở ra các tình huống và chi tiết cụ thể, mở ra tâm trạng theo trình tự thời gian.
?Yêu cầu HS theo dõi phần 1 ?
GV h/dẫn HS thảo luận nhóm.
? Tâm trạng của nh/vật “Tôi” diễn ra qua những thời điểm nào?
? Trên đường cùng mẹ đến trường, nh/vật “Tôi” cảm nhận thấy điều gì?
? Tác giả đã lý giải như thế nào về sự thay đổi đó?
? Từ cảm nhận đó, nh/vật “Tôi” có hành động gì ? có suy nghĩ như thế nào?
? Tác giả đã SD các biện pháp NT nào trong đoạn 1?
? Tác dụng của biện pháp NT đó ?
? Tâm trạng chủ yếu của nhân vật “Tôi” trong buổi đầu đi học là tâm trạng gì?
? Nhận xét sự cảm nhận của nhân vật “Tôi”?
1.Tâm trạng của nhân vật Tôi trong buổi đầu đến trường:
+Trình tự: Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
-Trên đường cùng mẹ tới trường.
-Khi ở trường.
-Khi ngồi trong lớp học.
a.Khi cùng mẹ trên con đường tới trường:
-Con đường, cảnh vật quen thuộc: tự nhiên thấy lạ.
-Cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng.
-Thấy mình trang trọng, đứng đắn...
=> Hôm nay: Tôi đi học.
-Hành động: Ghì chặt sách vở.
-Suy nghĩ: Muốn thử sức, ý nhgĩ non nớt, ngây thơ... thoáng qua như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
->Hồi tưởng, miêu tả( cảnh, tâm trạng ).
So sánh sinh động, ngôn từ hấp dẫn.
-> Sự thay đổi của cảnh vật được cảm nhận theo sự biến đổi tâm lý.
=> Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, muốn được chững chạc như bạn bè.
=> Cảm nhận tinh tế, chân thực về tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp trong buổi đầu tiên đi học.
- Đọc thầm. Tìm chi tiết.
- HĐ theo nhóm nhỏ.
 Nêu nhận xét.
- Khái quát.
* Luyện tập: Đọc diễn cảm phần 1.
 4. Củng cố- dặn dò:
 + Củng cố: Khái quát tiết 1.
 + Dặn dò: Đọc – chuẩn bị tiết 2.
 ==========================
Soạn:20/ 8/ 2009 Tiết 2
Giảng: / 8/ 2009 Tôi đi học ( Tiết 2 )
 	 (Thanh Tịnh).
 A- Mục tiêu cần đạt: Đã xây dựng ở tiết 1.
 B- Chuẩn bị của thầy và trò: (Như tiết 1).
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
	1. Tổ chức:Sĩ số: 8b:	8c: 
 	 2. Kiểm tra:? Nêu chủ đề của văn bản “Tôi đi học”? Tên tác giả văn bản? 
.	3.Bài mới:
HS theo dõi phần 2.
? Khi đến sân trường, nhân vật “Tôi” có cảm nhận gì? 
? Tìm chi tiết diễn tả tâm trạng của nhân vật “Tôi” khi nghe thầy gọi tên vào lớp?
? So với trước, giờ đây tâm trạng của nhân vật “Tôi” có gì thay đổi?
? Khi rời tay mẹ để vào lớp, nhân vật “Tôi” có diễn biến tâm trạng ntn?
?Nhận xét PTBĐ ?
? Tại sao khi rời tay mẹ, nhân vật “Tôi” lại khóc?
? Khi ngồi trong lớp học, nhân vật “Tôi” có cảm giác và suy nghĩ gì mới?
?Tìm PTBĐ ?
Hướng dẫn thảo luận nhóm nhỏ (2 phút)
? Nêu cảm nhận của em về h/ả “ Một con chim con liệng đến bên bở cửa sổ... vỗ cánh bay cao” ( T.8)
? Nhận xét sự chuyển biến trong cách nghĩ của nhân vật “Tôi” khi ngồi trong lớp?
II- Phân tích văn bản ( Tiếp )
b- Khi đến trường:
+ Cảm nhận:
- Sân trường dày đặc người.
- Ai cũng áo quần sạch sẽ... tươi vui...
- Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm,
+ Tâm trạng: 
- Cảm thấy mình bé nhỏ.
- Lo sợ vẩn vơ.
* Khi được gọi tên vào lớp:
- Quả tim ngừng đập.
-Tự nhiên giật mình, lúng túng...
-> Miêu tả, biểu cảm.
=>Sự lo lắng sợ hãi lên đến đỉnh cao.
* Khi phải rời tay mẹ vào lớp:
- Người nặng nề một cách lạ.
- Dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở.
- Chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này.
-> Miêu tả, so sánh.
=> Sợ hãi khi một mình bước vào môi trường mới.
*. Khi ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên:
- Thấy lạ và hay hay...
- Lạm nhận chỗ ngồi...
- Không cảm thấy xa lạ.
- Sự quyến luyến... không dám tin là có thật,
-> Miêu tả, biểu cảm.
=> Hình ảnh so sánh ngầm có ý nghĩa tượng trưng (ẩn dụ).
=> Vừa xa lạ, vừa gần gũi với cảnh vật, với bạn bè, nhanh chóng hoà nhập, thích học tập, coi trường lớp như gia đình mình.
- Đọc.
- Suy nghĩ
- Tìm chi tiết.
- Nh/xét
- Kh/quát
- Tìm chi tiết.
 Thảo luận nhóm nhỏ
- HS bộc lộ cảm nhận cá nhân.
- Khái quát.
Bình: tác giả đã thể hiện khả năng vận dụng khá nhuần nhuyễn các h/ả so sánh sinh động, độc đáo. Các h/ả gợi cảm đó góp phần làm cho câu văn trở nên nhẹ nhàng, lãng mạn, phù hợp với việc thể hiện dòng cảm xúc thấm đẫm những kỷ niệm thơ ngây. Đặc biệt, h/ả so sánh ở cuối bài (T8) là h/ả khách quan, vừa tả thực, vừa là h/ả so sánh ngầm có ý nghĩa tượng trưng: Con chim non ấy hay chính người học trò ấy trong một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh đã ngập ngừng cất cánh vào bầu trời với bao nhiêu hi vọng và mơ ước.
Tổ chức thảo luận nhóm (2 phút).
? Nh/vật người lớn xuất hiện ở đầu văn bản là ai? Khiến ta liên tưởng đến ai? Cử chỉ ntn? Thể hiện điều gì?
? Nh/xét PTBĐ chính?
? Xuất hiện ở trường là ai? Cử chỉ ntn? Nh/xét về nh/vật đó?
? nh/vật người lớn xuất hiện trong lớp học? Nh/xét?
? Tìm và phân tích các h/ả so sánh được tác giả SD trong truyện ngắn?
? Nh/xết cách so sánh đó?
? TD của NT so sánh?
2- Thái độ của người lớn:
+ Mẹ: (Đại diện cho các bậc phụ huynh).
- Âu yếm nắm tay.
- Cầm bút thước.
- Cặp mắt thật âu yếm.
-> Tự sự, miêu tả.
=> Chuẩn bị chu đáo cho con, lo lắng, hồi hộp, quan tâm đến việc học tập của con.
+ Ông đốc:
- Cặp mắt hiền từ... tươi cười, nhẫn nại...
=> người đứng đầu nhà trường, quan tâm, thân ái, bao dung.
+ Thầy giáo:
- Trẻ, vui tính, giàu tình thương yêu.
=> Ba hình ảnh so sánh:
+ Tôi quên thế nào được... như mấy cành hoa tươi... quang đãng.
+ ý nghĩ ấy thoáng qua... như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
+ Họ như con chim con đứng trên bờ tổ...
=> Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nh/v. => cách so sánh giàu h/ả. Giàu sức gợi cảm, được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên trong sáng, trữ tình.
=> Bộc lộ cảm xúc tâm trạng của nh/v rõ ràng, cụ thể hơn.
- Tăng chất trữ tình cho tác phẩm.
- Suy nghĩ
- Phát biểu.
- Thảo luạn nhóm.
- Trình bày kết quả thảo luận.
GV tóm tắt: Là những biểu hiện của ký ức hồi quang nên thời gian và không gian trong truyện là thời gian và không gian tâm trạng.Đồng thời những kỷ niệm ngọt ngào của buổi đầu tiên đến lớp ấy cũng được chuyển hoá thành những cảm giác bay bổng và lãng mạn, lung linh và tươi tắn sắc màu, tha thiết gợi về một ký ức tưng bừng rộn rã chất thơ. Khép lại trang văn của Thanh Tịnh, dường như mỗi người còn bồi hồi xao xuyến khi được sống lại những kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò.
 III- Tổng kết:
? Khái quát NT và ND của
văn bản? + NT: -So sánh đặc sắc, miêu tả tâm lýsinh động,
 phong phú.
 - Biểu cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.
 - Kết hợp hài hoà giữa kể, tả với bộc lộ tâm trạng, 
 cảm xúc.
 + ND: Qua dòng hồi tưởng, nhân vật “Tôi” được sống 
 lại với những kỷ niệm của ngày khai trường đầu 
 tiên vói tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ.
 + Ghi nhớ: SGK/ 9.
	*. Luyện tập:	
	1.Bài 1/ 9: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “Tôi”?
Gợi ý: - Cảm nhận tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, trang trọng của nhân vật “Tôi” ở từng bước, từng thời điểm: Trên đường cùng mẹ tới trường, nhìn ngôi trường và các bạn, nghe tên gọi và phải rời tay mẹ vào lớp, ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
	 - Sự kết hợp hài hoà giữa trữ tình (biểu cảm), miêu tả, tự sự của tác giả.
	2.Bài 2/9:Học sinh về nhà làm bài.
 4. Củng cố - Dặn dò:
 + Củng cố: Nhắc lại ND bài học?
 + Dặn dò:- Học ghi nhớ – Làm bài tập 2.
 - Soạn: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 ===========================
Soạn:20/8/2009
Giảng: /8/2009 Tiết 3 
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Giáo dục ý thức học tập, sử dụng vốn từ ngữ chính xác, khoa học.
Rèn kỹ năng tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: nghiên cứu bài tập, giáo án, bảng phụ.
Trò: Đọc trước bài, phiếu học tập.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
	1. Tổ chức: Sĩ số: 8b:	8c:
	2. Kiểm tra: - Nội dung, nghệ thuật văn bản "Tôi đi học"?
 	 - Bài tập 2/9. 
 3. Bài mới: 
	Vào bài: ở lớp 7 đã học 2 mối quan hệ về nghĩa của từ: Quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Hôm nay chúng ta  ... i tóm tắt văn bản tự sự ?
 - Để ghi lại những ND chính của văn bản một cách ngắn gọn.
 + Cách tóm tắt: - Chọn các sự kiện, chi tiết chính.
 - Xâu chuỗi, kết nối các sự kiện, chi tiết -> diễn biến câu chuyện -> đảm bảo tính khách quan - tính hoàn chỉnh - tính cân đối.
 + Các bước tóm tắt:
 - Đọc kĩ tác phẩm, nắm chắc ND.
 - Xác định chủ đề tư tưởng.
 - Xác định ND chính.
 - Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
 4- Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm có tác dụng như thế nào?
 - Làm cho ý nghĩa câu chuyện thêm thấm thía, sâu sắc.
 - Giúp tác giả thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến của mình đối với sự việc, nh/v.
 - Làm cho việc kể chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
 5- Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì?
 - Đan xen cả 3 yếu tố một cách hoà hợp: vừa kể, vừa tả vừa biểu cảm.
 6- Tính chất của văn bản thuyết minh:
 - Tính khách quan.
 - Tính tri thức.
 - Tính thực dụng.
 - Lợi ích: sử dụng thông dụng, phổ biến trong mọi lĩnh vực.
 VD: - Thuyết minh về sản phẩm hàng hoá.
 - Thuyết minh về cách nấu ăn.
 - Thuyết minh về các di tích lịch sử, bảo tàng.
 7- Cách làm văn bản thuyết minh
 + Tìm hiểu đề: - Đối tượng.
 - Yêu cầu
 - Tính chất đề.
 + Bố cục: 3 phần.
 + Dàn ý: - Chọn vấn đề tiêu biểu, điển hình -> cung cấp kiến thức cho mọi người hiểu vấn đề hoặc đối tượng.
 - Viết thành văn.
 + Các phương pháp: - Nêu định nghĩa, giải thích - So sánh - Liệt kê - Dùng số liệu- Nêu ví dụ - Phân tích phân loại.
 8- Bố cục của bài văn thuyết minh:
 + Thuyết minh một thứ đồ dùng: 3 phần:
 - Mở bài: giới thiệu đồ dùng.
 - TB: thuyết minh các chi tiết, đặc điểm tiêu biểu, công dụng...
 - KB: Đánh giá chung.
 + Các cách làm khác: GV hướng dẫn HS tự làm.
 9- Văn nghị luận:
 + Luận điểm: Quan điểm tư tưởng, ý kiến người viết đặt ra trong bài văn.
VD: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ.
 - Tính chất: Khái quát nội dung của đoạn văn.
 Thể hiện rõ ràng trong câu chủ đề.
 => LĐ phải rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, chính xác.
 10- Yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm trong văn NL:
 - Có vai trò như một phương tiện để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
 - Là yếu tố phụ trợ trong quá trình lập luận.
 - Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong văn NL.
 11- văn bản hành chính công vụ:
 a- Văn bản tường trình:
 - Đặc điểm mục đích: trình bày sự việc: mức độ thiệt hại và trách nhiệm của người có liên quan.
 - Cách làm: Theo thể thức quy định.
 b- Văn bản thông báo:
 - Đặc điểm: Truyền đạt thông tin.
 - Cách làm: Theo thể thức quy định
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
 + Củng cố: Khái quát ND ôn tập.
 + Dặn dò: Học bài - Chuẩn bị : Văn bản thông báo.
 ===============================================
S: Tiết 137
G: Văn bản thông báo
 A- Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo
 - Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo
 - Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.
 B- Chuẩn bị của Thầy và Trò:
 - Thầy: Một số mẫu thông bào - giáo án.
 - Trò: Đọc trước bài- tìm hiểu cách viết thông báo
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy- Học:
Hoạt động 1: Khởi động:
 + Sĩ số: 8a: 8b: 8c: 8d:
 + Kiểm tra: ? Đặc điểm của văn bản tường trình?
 + Vào bài:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
? Đọc 2 vb thông báo SGK/140 - 141 ?
? Ai là người viết thông báo?
? Viết thông báo cho ai?
? Viết thông báo nhằm mục đích gì?
? ND chính của thông báo là gì ?
? Thể thức của thông báo như thế nào?
? Chỉ ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường ?
? Qua PT NL, em hiểu thế nào là văn bản thông báo?
? Đọc tình huống?
? Tình huống nào phải viết TB? ai TB và TB cho ai?
? Đọc phần h/dẫn SGK?
? Nêu bố cục của vb TB?
? Đọc ghi nhớ?
I- Bài học:
1- Đặc điểm của văn bản thông báo:
 + Ngữ liệu:
- Người viết thông báo:
+ VB (1): Nhà trường ( đại diện: Phó hiệu trưởng)
+ VB (2): Liên đội TNTP ( đại diện: Liên đội trưởng)
=> là cấp trên
- Người nhận thông báo: 
+ vb (1): GVCN - Lớp trưởng => là cấp đưới
+ vb (2): Các chi đội
=> Mục đích: Thông báo KH duyệt văn nghệ (vb 1)
 - KH đại hội đại biểu liên đôi.
- ND thông báo: Truyền đạt công việc, kế hoạch.
- Thể thức: Tuân thủ thể thức của văn bản hành chính 
 (Theo mẫu quy định ), ngắn gọn, rõ ràng.
- Một số trường hợp khác:
+ Thông báo kiểm tra theo lịch của nhà trường
+ Thông báo kế hoạch lao động cộng sản vệ sinh trường lớp.
+ Thông báo phát động phong trào ủng hộ HS vùng lũ lụt.
GV chốt kiến thức:
VB thông báo là văn bản của cơ quan, đoàn thể, tổ chức thuộc cấp trên, truyền đạt thông tin cho cơ quan cấp đưới được biết để tham gia thực hiện
2- Cách làm văn bản thông báo:
a- Tình huống cần làm văn bản thông báo:
+ Ngữ liệu:
- Tình huống (a) không viết thông báo (Nếu cần thì viết tường trình)
- Tình huống (b) viết thông báo
- Tình huống (c) có thể viết thông báo hay giấy mời
(Giấy triệu tập cũng là một hình thức mời bắt buộc).
b- Cách làm văn bản thông báo:
 (SGK/142-143)
- Bố cục: 3 phần: - Thể thức mở đầu.
 - ND thông báo
 - Thể thức kết thúc.
+ Ghi nhớ: SGK/143:
3- Lưu ý: cách trình bày (SGK/ 143).
Hoạt động 3: Luyện tập:
 + Bài tập 1-2 (SBT/ 91)
 + Chọn một tình huống đúng trong bài tập 1, thảo luận thể thức và ND văn bản thông báo.
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò:
 + Củng cố: cần phân biệt giữa thông báo với thông cáo và chỉ thị.
 - Giống nhau: Đều là văn bản của cấp trên, của các cơ quan Nhà nước và đoàn rhể gửi xuống cấp dưới hoặc đông đảo nhân dân và hội viên để cùng thực hiện.
 - Khác nhau: 
 + Thông cáo: có tầm vĩ mô lớn hơn, thường là văn bản của Nhà nước ở cấp cao với nội dung về một vấn đề có tầm quan trọng nhất định.
 + Chỉ thị: có tính chất pháp lệnh cao hơn, nặng về tác động hành động.
 + Thông báo: có thể có cả ND thông tin lẫn ND tác động hành động, song cũng có thông báo chỉ đơn thuần là thông tin để mọi người được biết.
 + Dặn dò: Học bài - Chuẩn bị phần Luyện tập làm văn bản thông báo.
 =========================================
S: Tiết 138
G: Chương trình địa phương phần tiếng việt
 A- Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
 - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
 B- Chuẩn bị của Thầy và Trò:
 - Thầy: Tài liệu tham khảo - Giáo án .
 - Trò: sưu tầm từ ngữ xưng hô của các địa phương.
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy- Học:
Hoạt động 1: Khởi động:
 + Sĩ số: 8a: 8b: 8c: 8d:
 + Kiểm tra:
 + Vào bài:
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xưng hô của địa phương.
 1- Xác định từ xưng hô địa phương:
 a- từ xưng hô địa phương: u, bầm, má.
 b- Biệt ngữ xã hội: mợ.
Lưu ý: Xưng: người nói tự gọi mình - Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe. Để xưng hô, người Việt dùng đại từ (trỏ người) hoặc danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước...
 2- Tìm từ xưng hô và cách xưng hô địa phương:
 a- ở địa phương Phú Thọ: bầm : Mẹ
 Bà vãi : bà ngoại.
 b- Địa phương khác: 
 - Bác - bá ( bác gái), dượng ( chồng cô) - chú...
 3- Cách sử dụng:
 - Từ xưng hô địa phương : dùng trong giao tiếp với người địa phương hoặc trong gia đình.
 - Trong văn học: nhấn mạnh sắc thái địa phương.
 + Bài tâp: Viết một đoạn văn từ 5- 7 dòng trong đó có sử dụng ít nhất 5 từ địa phương.
 HS tự làm , trình bày trước lớp.
 4- Trình bày kết quả sưu tầm từ xưng hô địa phương của các nhóm.
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
 + Củng cố: Từ ngữ địa phương? Biệt ngữ xã hội ?
 + Dặn dò: Tiếp tục sưu tầm - Chuẩn bị: Luyện tập làm văn bản thông báo.
 ============================================
 S: Tiết 139
G: Luyện tập làm văn bản thông báo
 A- Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
 - Nâng cao năng lực viết thông báo .
 B- Chuẩn bị của Thầy và Trò:
 - Thầy: Một số văn bản thông báo mẫu để tham khảo.
 - Trò: Ôn tập lý thuyết.
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy - Học:
Hoạt đông 1: Khởi động:
 + Sĩ số: 8a: 8b: 8c: 8d:
 + Kiểm tra:
 + Vào bài:
Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết:
 1- Tình huống cần làm văn bản thông báo, người làm, người nhận thông báo:
 - Tình huống: Muốn truyền đạt thông tin.
 - Người thông báo: Cơ quan, tổ chức cấp trên.
 - Người nhận thông báo: Cơ quan, tổ chức cấp dưới.
 2- Nội dung - thể thức:
 - ND: Thông tin, kế hoach, công việc cụ thể.
 - Thể thức: Theo mẫu, đảm bảo đủ các mục quy định.
 3- So sánh văn bản thông báo và văn bản tường trình:
 + Giống nhau:
 - Đều là văn bản hành chính công vụ.
 - Theo mẫu.
 + Khác nhau: 
 - Văn bản thông báo: Truyền đạt thông tin - Phần đầu có mục cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc.
 - Phần kết thúc: có mục Nơi nhận.
 - Văn bản tường trình: trình bày sự việc - mức độ thiệt hại - trách nhiệm của người có liên quan.
Hoạt động 3: Luyện tập:
 + Bài 1/149:
 a- Văn bản thông báo.
 b- Văn bản báo cáo.
 c- Văn bản thông báo.
 + Bài 2/150:
 - Sai: Tên văn bản chưa phù hợp với nội dung thông báo.
 Thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới.
 ND thông báo chưa cụ thể. chưa rõ ràng thông tin công việc.
 + Bài 3/150:
 - Một số tình huống thường gặp trong nhà trường, ngoài xã hội cần viết thông báo
 (HS tự tìm).
 + Bài 4/150:
 - Viết văn bản cụ thể ( đề tài tự chọn ).
 Yêu cầu: - Hình thức: Đảm bảo đủ các mục, trình bàyđúng quy cách.
 - ND: Thông tin rõ ràng, cụ thể.
 - Thái độ: trang trọng, lịch sự.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
 + Củng cố: ? Đặc điểm, mục đích của văn bản thông báo ? VB tường trình ?
 + Dặn dò: Ôn tập kiến thức ngữ văn 8.
 ==========================================
S: Tiết 140
G: Trả bài kiểm tra tổng hợp Học kì II.
 A- Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Củng cố kiến thức và kĩ năng đã học trong chương trình Ngữ văn 8, từ đó có thế đánh giá chất lượng học tập của HS trong cả năm học. 
 - HS tự đánh giá kết quả học tập của mình qua những ưu nhược điểm mà giáo viên đã nhận xét.
 - GD ý thức chăm chỉ học tập để đạt được kết quả tốt hơn trong năm học tới.
 B- Chuẩn bị của thầy và Trò:
 - Thầy: Hệ thống điểm - Nh/ xét.
 - Trò: Ôn kiến thức.
 C- Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy - Học:
 Hoạt động 1: Khởi động:
 + Sĩ số: 8a: 8b: 8c: 8d:
 + Kiểm tra:
 + Vào bài:
Hoạt động 2: Công bố đáp án - Kết quả làm bài.
 - Khảo sát theo lịch của Phòng -
 - Đề bài - Đáp án của phòng GD ( Đã có văn bản đính kèm ở tiết 135- 136)
 - chấm chéo giữa các trường. 
 - GV đọc đáp án của Phòng GD - công bố điểm. 
Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
 + Củng cố: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
 + Dặn dò: Ôn tập kiến thức Ngữ văn lớp 8.
 ===================================== 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan tam ky II.doc