1.Mục tiêu bài học.
1.1.Kiến thức.
-Giúp HS biết:
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/ AIDS.
- Nêu được các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/ AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân.
-Giúp HS hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS đối với loài người.
1.2. Kĩ năng.
- Hs thực hiện được: tự phòng chống nhiễm HIV/ AIDS và giúp người khác phòng chống.
- Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/ AIDS.
-Hs thực hiện thành thạo: Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng chống nhiễm HIV/ AIDS.
Tiết 21 Tuần dạy: 22 Ngày dạy: 15/1/2013 Bài 14: PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/ AIDS 1.Mục tiêu bài học. 1.1.Kiến thức. -Giúp HS biết: - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/ AIDS. - Nêu được các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/ AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân. -Giúp HS hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS đối với loài người. 1.2. Kĩ năng. - Hs thực hiện được: tự phòng chống nhiễm HIV/ AIDS và giúp người khác phòng chống. - Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/ AIDS. -Hs thực hiện thành thạo: Tham gia các hoạt động do trường, cộng đồng tổ chức để phòng chống nhiễm HIV/ AIDS. - GDKN: Tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của nó, tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng chống lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng; thể hiện sữ thông cảm chia sẻ đối với người bị lây nhiễm HIV/ ADIS và gia đình của họ. 1.3. Thái độ. - Thói quen: Tích cực phòng chống nhiễm HIV/ AIDS. - Tính cách: Quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS. 2. Nội dung học tập: Tính chất nguy hiểm của HIV/ ADIS, các quy định của Nhà nước về phòng chống HIV. 3.Chuẩn bị. 3.1.Giáo viên: Tranh về HIV/ AIDS. 3.2.Học sinh: Giấy khổ lớn , bút dạ. 4.Tổ chức các hoạt dộng học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện( 1’) 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 4.2.Kiểm tra miệng ( 4’) *Pháp luật quy định như thế nào về phòng chống TNXH ?(5đ) - Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc. - Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. - Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện. * HS làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội ?(3đ) Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội. Tuân theo quy định của pháp luật. Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống TNXH ở trường, địa phương. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia. * tác hại của HIV/AIDS như thế nào? 2 đ Hs: 4.3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1’ GV: Như các em đã biết HIV/AIDS đang là đại dịch nguy hiểm trên thế giới. Nó gây đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ và để lai nhiều hâu quả nặng nề cho xã hội. Vậy HIV là gì? Tác hại của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2: thời gian 10’ Mục tiêu: Tìm hiểu phần đặt vấn đề, rút ra nội dung bài học. HS đọc phần đặt vấn đề SGK. HS: Trao đổi các câu hỏi sau: - Tai hoạ nào giáng xuống gia đình bạn của Mai ? - Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của anh trai bạn của Mai ? - Cảm nhận riêng của em về nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và người thân của họ ? HS làm việc cá nhân, lớp nhận xét, trao đổi. Gv: Nhận xét, kết luận. => Lời nhắn nhủ của bạn Mai cũng là bài học cho chúng ta. Chuyển ý: GV: giới thiệu thông tin, số liệu trong nước và trên thế giới về HIV/ AIDS GV: Có khoảng hơn 40 triệu người bị nhiễm HIV/AIDS. Tình hình lây nhiễm tăng nhanh. Các ca nhễm thuộc giới trẻ 15-30 tuổi. Ơû người nghiện ma túy tăng 9->24% Chích ma túy tăng 35-> 63% Gái mại dâm 10.8-> 21.6 % GV: Chia nhóm cho HS thảo luận. Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về tình hình nhiễm HIV/ AIDS hiện nay ? Nhóm 2: Tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS? Nhóm 3: Nguyên nhân dẫn đến HIV/ AIDS? HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung. GV: Yêu cầu HS giải thích : -Thế nào là sự suy giảm miễn dịch ? - Thế nào là mắc phải ? GV: Giới thiệu các quy định của pháp luật lên bảng phụ. HS trao đổi, nêu thắc mắc. GV: Giải thích,nêu câu hỏi: - Công dân có trách nhiệm gì ? - Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào? - Tính nhân đạo của pháp luật nước ta được thể hiện như thế nào? HS trình bày ý kiến cá nhân. GV: Cung cấp thêm điều 118 Bộ luật hình sự: “ Tội cố ý truyền bệnh cho người khác”. Hoạt động 3: thời gian 15’ Mục tiêu: Tìm hiểu Nội dung bài học - Thế nào là HIV/ AIDS ? Hs : HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch. AIDS là: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. - Con đường lây truyền ? (Đường máu. Đường tình dục. Mẹ sang con). - - Tác hại của HIV/ AIDS ? Hs : HIV/ AIDS là đại dịch thế giới và Việt Nam. Nguy hiểm sức khoẻ, tính mạng, tương lai nòi giống. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội. - Nguy cơ nào dẫn đến lây nhiễm HIV/ ADIS? - Hãy nêu 1 số quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/ ADIS? - HS trả lời theo SGK - GV sd TLTK cho HS hiểu them về 1 số quy định khác do nhà nước ban hành. - Cách phòng tránh ?(GDKNS) - Học sinh chúng ta phải làm gì ? Hs : Phải hiểu biết đầy đủ về HIV/ AIDS. Chủ động phòng tránh cho mình, cộng đồng. Không phân biệt, đối xử với người bị nhiễm HIV/ AIDS và gia đình của họ.Tích cực tham gia phòng chống HIV/ AIDS. GV nhận xét, chốt ý, ghi nội dung lên bảng. HĐ 3: Luyện tập làm bài tập( thời gian 3’) HS làm bài tập 3 SGK trang 40. Đại diện vài em làm bài, các em khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng I. Đặt vấn đề. II. Nội dung bài học. 1. Thế nào là HIV/ AIDS ? Hs : HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch. AIDS là: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. 2. Tính chất nguy hiểm của HIV/ ADIS đối với loài người: - Hủy hoại sức khoẻ, cướp đi tính mạng của con người; phá hoại hạnh phúc gia đình; hủy hoại tương lai nòi giống dân tộc; ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội của đất nước. 2. Một số quy định của pháp luật về phòng chống lây nhiễm HIV/ ADIS. - Trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm HIV/ ADIS. - Trách nhiệm tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/ ADIS tại gia đình, cộng đồng. - Được giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV/ ADIS và không bị phân biệt đối xử khi bị nhiễm HIV/ADIS. 3. Cách phòng tránh: - Sống lành mạnh, an toàn, tránh xa các TNXH, đặc biệt là Ma túy, mại dâm - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/ ADIS. * HS cần: - Phải hiểu biết đầy đủ về HIV/ AIDS. - Chủ động phòng tránh cho mình, cộng đồng. - Tích cực tham gia phòng chống HIV/ AIDS. III. Bài tập. Đáp án: b, e, g, i 4.4. Tổng kết: 3’ GV: Tổ chức cho HS đóng vai theo tình huống bài tập 5 SGK. (GDKNS) HS: Phân vai lời thoại và diễn. Lớp nhận xét rút ra bài học bản thân. GV: Nhận xét, kết luận. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:3’ Bài cũ: -Học bài kết hợp SGK trang 39. -Làm bài tập còn lại SGK trang 40,41. Bài mới: Chuẩn bị bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang41,42. - Xem nội dung bài học và bài tập SGK trang 42->44. 5.Phụ lục:
Tài liệu đính kèm: