Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 tiết 11: Tự lập

Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 tiết 11: Tự lập

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

HS nắm được:

- Thế nào là tự lập

- Nêu được những biểu hiện của tự lập

- Hiểu được ý nghĩa của tự lập

1.2. Kĩ năng:

- Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, sinh hoạt, lao động

- GDKNS: + KN xác đình giá trị; trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống.

+ KN thể hiện sự tự tin

+ KN đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập.

1.3. Thái độ

- Ưa thích lối sống tự lập, không dựa dẫm ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

- Cảm phục và tự giác học hỏi bạn bè, những người xung quanh về lối sống tự lập

2. Troïng taâm

Yù nghóa cuûa tính töï laäp

3. CHUẨN BỊ

3.1. GV: Tranh Nguyễn Ngọc Kí

3.2. HS: SGK, tập, PHT

4. TIẾN TRÌNH

4.1 Ổn định tổ chức

4.2 KTBC

- TL (7đ)

? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? (4đ)

 HS: Là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như: giữ gìn TTAN; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các TNXH

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 tiết 11: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11
 TỰ LẬP
ND: 
 Bài 10: 
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
HS nắm được:
- Thế nào là tự lập
- Nêu được những biểu hiện của tự lập
- Hiểu được ý nghĩa của tự lập
1.2. Kĩ năng:
- Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, sinh hoạt, lao động
- GDKNS: + KN xác đình giá trị; trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống.
+ KN thể hiện sự tự tin
+ KN đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập.
1.3. Thái độ
- Ưa thích lối sống tự lập, không dựa dẫm ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
- Cảm phục và tự giác học hỏi bạn bè, những người xung quanh về lối sống tự lập
2. Troïng taâm
Yù nghóa cuûa tính töï laäp
3. CHUẨN BỊ
3.1. GV: Tranh Nguyễn Ngọc Kí
3.2. HS: SGK, tập, PHT
4. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức
4.2 KTBC
- TL (7đ)
? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? (4đ)
 HS: Là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như: giữ gìn TTAN; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các TNXH
? Trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? (3đ)
- Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện.
- Tích cực tham gia những hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
? theá naøo laø tính töï laäp?2ñ
Töï laäp laø töï laøm laáy, töï giaûi quyeát coâng töï lo lieäu2ñ
4.3 Giảng bài mới
GTB: Gv cho HS kể câu chuyện: “Anh Lã Quý Tuấn sống tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, chán cảnh sống nghèo khổ với cuộc sống tự cấp tự túc của nhà nông từ ngàn đời nay, anh đã quyết chí “mở con đường máu” để đưa bà con thoát khỏi cảnh đói nghèo. Giữa chốn rừng núi gần nửa năm trời, anh đã dầm mình trong mưa nắng để mở đường. Hỏi anh lấy đâu ra ý chí để với đôi bàn tay gầy gò anh đã xẻ 10 quả đồi, xây đường vượt hàng chục con khe suối? Anh trả lời: “Tại tôi chán cảnh nghèo khổ lắm rồi, phải làm 1 con đường đưa bà con thoát nghèo. Để có con đường dài hơn 3 km ô tô chạy được anh đã phải bán mọi thứ của gia đình, làm đến kiệt sức ngã gãy chân tay, tràn dịch màng phổiAnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen. Anh còn được UBND tỉnh đề nghị Chính phủ tặng bằng khen”.
? Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về việc làm của anh Tuấn?
Anh Tuấn là người tự lập, vượt qua khó khăn, có ý chí vươn lên vì hạnh phúc của con người.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần ĐVĐ
Cách tiến hành: Sdpp thảo luận, thuyết trình.
Cho 2 HS đọc SGK
- 1 HS đọc lời dẫn truyện
- 1 HS đọc lời của Bác Hồ
- 1HS đọc lời của anh Lê
Thảo luận nhóm (3p)
Nhóm 1: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với 2 bàn tay trắng?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về hành động của anh Lê?
Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- Bổ sung góp ý
- GV nhận xét, chốt ý
Câu 1: Vì bác có sẵn lòng yêu nước, có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, tin vào sức lực của bản thân mình. Tự nuôi sống mình bằng 2 bàn tay lao động để ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 2: Anh Lê là người yêu nước nhưng vì công việc ra đi tìm đường cứu nước là công việc quá mạo hiểm, nên anh không đủ can đảm để đi cùng với Bác.
Câu 3: Bác đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ, có ý chí tự lập cao.
* Bài học: Phải biết quyết tâm không ngại khó khăn, có ý chí tự lập vươn lên trong học tập, lao động và trong cuộc sống.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
Cách tiến hành: Sdpp vấn đáp, tổ chức trò chơi
Tổ chức trò chơi “Trả lời nhanh”
? Tìm những hành vi tự lập trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày? 
Học tập
Lao động 
Cuộc sống
- Tự mình đạp xe đến lớp.
- Tự làm BT. 
- Học thuộc bài khi lên bảng.
- Tự chuẩn bị đồ dùng học tập cho bản thân.
- Làm BT không cần sự giúp đỡ của bạn bè.
- Tự mình trông em cho ba mẹ đi làm.
- Trực nhật lớp 1 mình.
- Hoàn thành công việc được giao.
- Tự lao động tăng gia sx.
- Nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo
- Tự giặt quần áo.
- Tự nấu ăn sáng.
- Tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân, đồ dùng trước khi làm việc.
- Hoàn thành nhiệm vụ khi được giao
? Qua đó em hiểu thế nào là tự lập?
HS: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác
? Nêu những biểu hiện của tính tự lập?
HS: Tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống.
? Những hành vi, biểu hiện trái với tự lập là gì? 
HS: Nhút nhát, lo sợ, ngại khó, ỷ lại dựa dẫm vào người khác, phụ thuộc vào người khác, không muốn làm việc, lười biếng, nản chí
? Ý nghĩa của tự lập đối với cuộc sống?
Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống, được mọi người kính trọng.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Cách tiến hành: Sdpp kể chuyện, nêu gương
? Em hãy kể 1 vài câu chuyện về những tấm gương thể hiện tính tự lập mà em biết
HS kể chuyện về tấm gương anh Nguyễn Ngọc Kí
- HS xem tranh về Nguyễn Ngọc Kí.
? Hãy kể những việc làm câu chuyện của bản thân em đã thể hiện tính tự lập trong công việc và trong cuộc sống?
- HS trả lời theo thực tế của bản thân
* GDKNS:
? Em sẽ làm gì khi gặp 1 bài toán khó?
HS: Em sẽ tìm cách giải bài tập mà không cần nhờ anh chị, hoặc ba mẹ, bạn bè giải hộ
? Em sẽ làm gì khi thấy bạn bè của mình luôn có tính ý lại dựa dẫm vào người khác?
HS: Khuyên bảo, phê phán những hành vi đó
? Bản thân em phải làm gì để rèn luyện tính tự lập?
HS: Tự học tập, làm việc hết khả năng của bản thân, chỉ thực sự nhờ vào người khác khi thấy thật sự cần thiết khi công việc đó là quá sức với bản thân, không dựa dẫm ỷ lại, nhờ vả người khác, cố gắng vươn lên trong học tập, có lòng tự trọng
Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng, giải bài tập
Cách tiến hành: Sdpp gqvđ, đóng vai.
HS làm BT 2 SGK
HS đọc lập làm việc
* GDKNS:
? Tự lập kế hoạch rèn luyện của bản thân về tính tự lập?
* Tổ chức đóng vai 1 tình huống về tự lập hoặc không tự lập của HS
- HS tự đưa ra tình huống và đóng vai
- HS nhận xét
- GV nhận xét và chấm điểm phần đóng vai của HS.
? Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về tự lập hoặc không tự lập?
HS:- Há miệng chờ sung
- Tự lực cánh sinh
- Có bụng ăn, có bụng lo.
- Có thân phải lập
- Muốn ăn thì lăn vào bếp
- Đói thì đầu gối cũng phải bò.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Con mèo nằm bếp co ro.
Ít ăn nên mới ít lo ít làm
- Làm người ăn tối lo mai
Việc mình hổ dễ để ai làm cùng
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Thế nào là tự lập?
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình,tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác
2. Biểu hiện của tự lập
Tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống.
3. Ý nghĩa của tự lập
Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống, được mọi người kính trọng.
III. BÀI TẬP
- BT 2: c, d, đ, e
4.4 Củng cố và luyện tập
? Qua đó em hiểu thế nào là tự lập?
HS: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác
? Nêu những biểu hiện của tính tự lập?
HS: Tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống.
? Em phải làm gì để rèn luyện tính tự lập?
HS: Tự học tập, làm việc hết khả năng của bản thân, chỉ thực sự nhờ vào người khác khi thấy thật sự cần thiết khi công việc đó là quá sức với bản thân, không dựa dẫm ỷ lại, nhờ vả người khác, cố gắng vươn lên trong học tập, có lòng tự trọng
4.5 HDHS tự học ở nhà
- Bài cũ:
+ Học bài, làm bài tập còn lại trong SGK 1,3,4,5
+ Sưu tầm các tấm gương khác về tư lập, các câu ca dao tục ngữ về tự lập.
- Bài mới:
+ Chuẩn bị bài 11 “Lao động tự giác và sáng tạo”
+ Trả lời: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? 
+ Những biểu hiện, việc làm cụ thể? 
+ Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo?
+ Sưu tầm tranh ảnh, tấm gương, câu ca dao tục ngữ có liên quan đến bài học
+ Chuẩn bị tình huống đóng vai về lao động tự giác sáng tạo
+ Sưu tầm câu chuyện về các nhà khoa học nổi tiếng Đac- uyn
5. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11 Tu lap.doc