Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 cả năm

Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 cả năm

Giáo án GDCD 8

 Tuần 1 - Tiết 1

Bài 1 . Tôn trọng lẽ phải (1 tiết )

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải . Những biểu hiện của tôn

 trọng lẽ phải .

 - HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần tôn

 trọng lẽ phải

2. Về kĩ năng

 - HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện

 bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải

3. Về thái độ

 - HS biết phân biệt các hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng

 lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày

 - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán

 những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải

 

doc 79 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Giáo dục công dân 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án GDCD 8
 Tuần 1 - Tiết 1
 Ngày soạn 19 / 8/2011
 Ngày dạy / 8 /2011
Bài 1 . Tôn trọng lẽ phải (1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức
 - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải . Những biểu hiện của tôn 
 trọng lẽ phải .
 - HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần tôn 
 trọng lẽ phải
2. Về kĩ năng 
 - HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện
 bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải 
3. Về thái độ 
 - HS biết phân biệt các hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng
 lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày 
 - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán 
 những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK, SGV, truyện kể, băng hình, tranh ...
 Trò : SGK, chuyện, thơ, danh ngôn, ca dao, tục ngữ, liên hệ thực tế 
 2. Phương pháp :
 Nêu vấn đề . thảo luận , kể chuyện , nêu gương ...
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
	GV phổ biến nội dung chương trình một cách khái quát ; 
 kiểm tra sự chuẩn bị sách , vở , đồ dùng học tập của HS 
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
GV giới thiệu chủ đề bài học 
HĐ2
Tìm hiểu ND phần Đặt vấn đề 
GV chia HS thành các nhóm thảo luận theo các trường hợp mục ĐVĐ
Nhận xét về những việc làm của viên Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo ? 
Hình Bộ Thượng thư – anh ruột tri huyện Thanh Ba có hành động gì ?
 Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? 
Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối . Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự thể nào ?
Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ?
 Theo em trong những trường hợp trên , hành động như thế nào được coi là đúng đắn , phù hợp ? vì sao ?
GV chốt lại 
HĐ3
Liên hệ hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải.
GV gọi một số HS phát biểu 
GV gợi ý , nhận xét và bổ sung bằng cách đưa ra một số tình huống để HS phân tích 
VD. 
- Chấp hành nội quy nơI mình sống, làm việc và học tập
- Phê phán việc làm sai trái
- Lắng nghe ý kiến của mọi người 
- Vi phạm luật giao thông đường bộ 
- Vi phạm nội quy ở cơ quan , trường học 
- Làm trái các quy định của PL
- Gió chiều nào che chiều ấy ...
HĐ4
 Tìm hiểu ND bài học 
HS đọc ND bài học 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu 
Em hiểu lẽ phải là gì ?
 Tôn trọng lẽ phải nghĩa là như thế nào ?
 Tôn trọng lẽ phải mang lại ý nghĩa gì cho bản thân và XH ?
HĐ4 Luyện tập
HS làm bài tập tại lớp 
BT1.SGK tr 4
BT2.SGK tr 5
BT3.SGK tr 5
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề 
- Ăn hối lộ của tên nhà giàu
- ức hiếp dân nghèo
- Xửi án không công minh, đổi trắng thay đen
- Xin tha cho Tri huyện
- Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp
- Cách chức Tri huyện Thanh Ba
- Không nể nang, đồng lõa việc xấu
ð Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích là người dũng cảm , trung thực , dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí , lẽ phải , không chấp nhận những điều sai trái .
- Trong trường hợp trên, nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm em cho là đúng đắn, hợp lí.
- Trong trường hợp này , em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy.
II. Tìm hiểu ND bài học 
1. Khái niệm 
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn , phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của XH
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận , ủng hộ , tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn ; biết điều chỉnh suy nghĩ , hành vi của mình theo hướng tích cực ; không chấp nhận và không làm những việc sai trái 
2. ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
- Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp 
- Làm lành mạnh các mối quan hệ XH góp phần thúc đẩy XH ổn định và phát triển 
III. Bài tập 
Đáp án C
Đáp án C
Đáp án : Hành vi a , c, e biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải 
IV. Củng cố 
	Yêu cầu HS nhắc lại 
Lẽ phải là gì ? tôn trọng lẽ phải có nghĩa là gì 
ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
Làm bài tập 4 , 5 , 6
V. Hướng dẫn về nhà .
	- Làm các bài tập còn lại 
	- Chuẩn bị bài 2 - Liêm khiết 
Giáo án GDCD 8
 Tuần 2 - Tiết 2
 Ngày soạn 26/ 8 /2011
 Ngày dạy /9 /2011
Bài 2 . Liêm khiết (1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức
 - HS hiểu thế nào là liêm khiết , phân biệt hành vi liêm khiết với 
 không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày 
 - Vì sao cần phải liêm khiết
 - Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì 
2. Về kĩ năng 
 - HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện
 bản thân có lối sống liêm khiết
3. Về thái độ. - Có thái độ đồng tình , ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết , đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống .
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK , SGV, dẫn chứng , truyện kể, băng hình , tục ngữ, ca dao 
 Trò : SGK , chuyện , thơ , danh ngôn , ca dao , tục ngữ , liên hệ thực tế 
 2. Phương pháp. Nêu vấn đề . thảo luận , kể chuyện , nêu gương ...
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
Lẽ phải là gì ? người biết tôn trọng lẽ phải là người như thế nào ?
Làm bài tập 6 ( trang 5 SGK )
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
GV giới thiệu một tình huống ; một câu chuyện để vào bài 
HĐ2
Tìm hiểu ND phần Đặt vấn đề 
GV chia HS thành 4 nhóm để thảo luận 
(GV gợi mở , chia nhỏ vấn đề để HS thảo luận )
 Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Maryquiri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên ?
HS trả lời ( tìm các chi tiết SGK nói lên tính liêm khiết của 3 nhân vật trên )
Theo em , những cách xử sự đó có điểm gì chung ? vì sao ?
GV kết luận 
 Vì thế , người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng , tin cậy của mọi người , là cho XH trong sạch , tốt đẹp hơn .
? Trong điều kiện hiện nay , theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ? vì sao ?
HS suy nghĩ trả lời 
Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ? vì sao ?
HS trả lời 
GV kết luận :
_Có thái độ đồng tình , ủng hộ , phê phán 
GV gợi ý 
 Em hãy nêu những VD về lối sống không liêm khiết mà các em thấy trong cuộc sống hàng ngày ? ( gia đình , nhà trường , XH )
HS suy nghĩ trả lời 
 Lối sống không liêm khiết biểu hiện ở những hành vi nào ?
HĐ3
 Tìm hiểu ND bài học 
GV hướng dẫn HS phát biểu khái niệm và ý nghĩa của liêm khiết 
 Liêm khiết có nghĩa là gì ?
Lấy VD ?
 Sống liêm khiết mang lại ý nghĩa gì ?
Mỗi HS cần rèn luyện tính liêm khiết như thế nào ?
HS trả lời 
GV kết luận :
VD : - Sống trung thực, không gian dối
 - Không quay cóp trong giờ kiểm tra 
HĐ4 Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài tập 
BT1 SGK tr 8
GV giải thích rõ hành vi a ,c,đ, g
BT2 SGK tr 8
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề 
- Cách xử sự của Maryquiri , Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương về sự liêm khiết trong cuộc sống và công việc đáng để chúng ta kính phục , học tập và noi theo 
- Sống thanh tao , không vụ lợi, không hám danh , làm việc một cách vô tư , có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào và cùng thể hiện đức tính liêm khiết.
 Tham ô , tham nhũng , hám danh , hám lợi , hối lộ .
II. Tìm hiểu ND bài học
1. Khái niệm 
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch , không hám danh hám lợi , không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen , ích kỉ .2. ý nghĩa 
Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản , nhận được sự quý trọng , tin cậy của mọi người , góp phần làm cho XH trong sạch tốt đẹp hơn .
I
II. Bài tập
- Hành vi thể hiện tính không liêm khiết : b, d , e
- Không tán thành : a, b, c
- Tán thành : d
IV. Củng cố 
GV củng cố lại ND chính của bài 
Đọc truyện cho HS nghe “Lưỡng quốc trạng nguyên “- SGV
 “Chọn đằng nào “
V. Hướng dẫn về nhà 
- Làm bài tập 3 , 4 , 5 
	- Chuẩn bị bài 3 - Tôn trọng người khác 
Giáo án GDCD 8
 Tuần 3 - Tiết 3
 Ngày soạn / 9 /2010
 Ngày dạy / 9 /2010
Bài 3. Tôn trọng người khác (1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức. - HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác , sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình và mình phải biết tự tôn trọng bản thân
 - Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống 
 - ý nghĩa của sự tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội 
2. Về kĩ năng. - Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống 
- Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra , đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp 
 - Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi nơi , mọi lúc . 
3. Về thái độ - Đồng tình , ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác 
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK , SGV, dẫn chứng , truyện kể, tấm gương thực tế 
 Trò : SGK , chuyện , thơ , danh ngôn , ca dao , tục ngữ , liên hệ bản thân , bạn bè ...
 2. Phương pháp : Giảng giải , thảo luận , đàm thoại , nêu gương ...
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
Em hiểu liêm khiết có nghĩa là gì ? lấy VD ?
ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống ? làm bài tập 1 SGK tr 8
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1Giới thiệu bài 
GV giới thiệu chủ đề bài học 
HĐ2
Tìm hiểu ND phần Đặt vấn đề
HS đọc tình huống SGK 
GV chia lớp thành 3 nhóm
 Em có nhận xét gì về cách xử sự , thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ?
Nhóm 1 
 Bạn Mai ? Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử thế nào ?
Nhóm 2
Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải ?
Bạn Hải suy nghĩ như thế nào ?
Thái độ của Hải thể hện đức tính gì ?
Nhóm 3 Nhận xét việc làm của Quân và Hùng ? Việc làm đó thể hiện đức tính gì ?
 Trong những hành vi đó , hành vi nào đáng để chúng ta học tập hay phê phán ?
GV kết luận 
Luôn lắng nghe ý kiến của người khác , kính trọng người trên , nhường nhịn trẻ nhỏ , không công kích chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình 
ð Đó là biểu hiện của những người biết cư xử có văn hóa , đàng hoàng , đúng mực , làm cho mọi người hài lòng , quý mến .
- Tôn trọng lẫn nhau là điều kiện , cơ sở đẻ xác lập , củng cố mối quan hệ tốt đẹp , lành mạnh , là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi nơi mọi lúc. 
HĐ3
Tìm biểu hiện của hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác 
GV gợi ý để HS đưa ra những VD về việc tôn trọng hay không tôn trọng người khác .
* Thái độ ứng xử ở nơi công cộng :
* Thái độ ứng xử với mọi người xung quanh :
 - Với người già cả ?
 - Với người khuyết tật , ... ơng pháp : Thảo luận, đàm thoại, làm đề cương 
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Em hiểu thế nào là tệ nạn XH ? Hãy kể tên một số loại tệ nạn XH mà em biết ?
 HIV/ AIDS là gì ? Tại sao chúng ta phải phòng tránh ?
Sự nguy hiểm của tai nạn do vũ khí , cháy nổ và các chất độc hại gây ra như thế nào ?
Cho biết các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do vũ khí , cháy nổ và các chất độc hại ?
Nghĩa vụ của công dân với việc tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào ?
Quyền khiếu nại , quyền tố cáo là gì ? Khi nào công dân được sử dụng quyền này ?
Quyền tự do ngôn luận là gì ? Cách thực hiện ?
 Vì sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước ?
 Pháp luật là gì ? Đặc điểm cơ bản của pháp luật ?
Nội dung cần đạt
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội , vi phạm đạo đức và pháp luật , gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội .
- Có nhiều tệ nạn xã hội , nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc , ma túy , mại dâm .
- HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch
- AIDS là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”
- Là 1 căn bệnh nguy hiểm.
- Dẫn đến cái chết vô phương cứu chữa
- Vô cùng tốn kém, vô ích.
- Suy kiệt về kinh tế, đau đớn về tinh thần 
- Thiệt hại do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại vô cùng lớn cả về người và của, để lại nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho nhiều người 
 Các quy định của Nhà nước :
- Nhà nước đã ban hành luật phòng cháy, chữa cháy, Luật Hình sự và một số văn bản quy phạm PL khác, trong đó :
+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại
+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy , chất phóng xạ và chất độc hại.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn , có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
- CD có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại, hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) 
- Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không tham ô, lãng phí
Quyền khiếu nại
- Là quyền của CD, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của PL, quyết định kỉ luật, khi cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái PL, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình . Người khiếu nại có thể khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của PL
Quyền tố cáo 
- Là quyền của CD báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm PL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp của CD, cơ quan, tổ chức
Khi biết được CD, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm PL, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo, khiếu nại để bảo vệ lợi ích cho mình và tránh thiệt hại cho XH
- Là quyền của CD được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, XH
- Trực tiếp góp ý kiến qua các cuộc họp ở cơ sở, địa phương
- Thông qua đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND 
- Thông qua báo, đài 
Các chế định cơ bản trên của HP là cơ sở, nền tảng của hệ thống PL, các quy định của HP là nguồn, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật khác trong hệ thống PL Việt Nam cụ thể hóa bằng các văn bản PL để điều chỉnh các quan hệ XH thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đời sống.
IV. Củng cố 
	- GV chốt lại kiến thức cơ bản của giờ ôn tập
	- Hướng dẫn HS ôn tập và làm đề cương theo những câu
 hỏi trên
	- GV giới hạn câu hỏi cho giờ kiểm tra 
V. Hướng dẫn 
	 - HS ôn tập kĩ theo nội dung trên
	 	 - Chuẩn bị bài giờ sau – Kiểm tra Học kì II
Giáo án GDCD 8
 Tuần 36 - Tiết 35
 Ngày soạn / 5 / 2010
 Ngày dạy : / 5 / 2010
Kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu bài học 	- Củng cố và kiểm tra kiến thức của HS
	- Giáo dục cho HS ý thức tự giác khi làm bài 
	- GV và HS rút ra kinh nghiệm trong quá trình dạy và học
B. Tài liệu và phương tiện 
 Thầy : Chuẩn bị trước đề bài (đáp án, biểu điểm cho từng lớp)
 Trò : Ôn tập lại kiến thức đã học
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Đồ dùng học tập
2. Kiểm tra tài lệu (nếu có)
 III. Đề bài ( có đề bài, đáp án và biểu điểm kèm theo )
IV. Củng cố 	- GV thu bài kiểm tra 
	- Rút kinh nghiệm cho HS sau giờ kiểm tra 
V. Hướng dẫn - Nhắc nhở HS về rèn luyện và ôn tập trong hè để chuẩn bị cho năm mới 
Ma trận
Nội dung chủ đề (Mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Nhận biết quyền khiếu nại của công dân
C1 TN
(0,5 điểm)
Hiểu rõ quyền sở hữu của công dân để xác định đúng hành vi thuộc quyền này
C2 TN
(0,5 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học để xác định đúng cơ quan có them quyền ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
C3 TN
(0,5 điểm)
Nhớ được quy định của pháp luật đối với trẻ em trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội
C4 TN
(1 điểm)
Hiểu vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật; nêu được việc bản thân có thể làm để thực hiện quyền này
C5 TN
(2 điểm)
Nêu được tính bắt buộc của pháp luật và nêu được ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật
C6 TL
(0,5 điểm)
C6 TL
(1 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết 1 tình huống liên quan đến quyền sở hữu của công dân.
C7 TL
(3 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết 1 tình huống liên quan phòng, chống tai nạn do chất nổ gây ra.
C8 TL
(1 điểm)
	Tổng số câu hỏi
3
4
2
	Tổng điểm
2
4
4
Tỉ lệ
20%
40%
40%
đề thi Khảo học kỳ Ii – môn GDCD - lớp 8
(Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
1. (0,5 điểm) ý kiến nào nêu dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân?
 	A . Công dân được sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi 
 ích công cộng.
 	B. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước.
 	C. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của 
 người khác.
 	D. Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước 
 khi thực hiện công vụ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. ( 0,5 điểm) Hành vi nào sau đây thuộc quyền chiếm hữu tài sản của công dân?
 	A. Cho người khác thuê nhà của mình
 	B. Sử dụng nhà được thừa kế làm cửa hàng kinh doanh
 	C. Cho tu sửa lại nhà của mình
 	D. Phá nhà cũ của mình để làm nhà mới
3. ( 0,5 điểm) Cơ quan nào sau đây có them quyền ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam ?
 	A. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em 	B. Quốc hội
 	C. Bộ Giáo dục và Đào tạo 	D. Bộ Y tế
4. ( 1 điểm) Hãy lựa chọn hai trong các từ, cụm từ :
- dùng chất kích thích
- dùng đồ chơi bạo lực
- đánh bạc
- vận chuyển ma tuý
để điềm vào những chỗ trống trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài đã 
 học:
 Trẻ em không được ., uống rượu, hút thuốc và dùng thuốc kích thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, .; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển của trẻ.
II – Tự luận ( 7,5 điểm)
5. (2 điểm) 
	a) Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ?
	b) Hãy nêu hai việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận.
6. (1,5 điểm)
	a) Tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật là gì?
	b) Hãy nêu 2 ví dụ về tính bắt buột của pháp luật.
7. (3 điểm) 
 Cho tình huống sau:
	Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đó.
	Theo em:
Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Muốn bán chiếc xe đạp đó. Việt phải làm gì?
8. (1 điểm) Em sẽ làm gì nếu tình cờ phát hiện thấy có vật nghi là bom/ mìn ?
Đáp án và biểu điểm
I – Trác nghiệm khách quan (3 điểm)
Mỗi câu đáp án đúng được 0,5 điểm
1. D;	2. C;	3. B.
4. (1 điểm)
	- Chọn từ đánh bạc để điền vào chỗ trống thứ nhất. (0,5 điểm)
	- Chọn cụm từ dùng chất kích thích để điền vào chỗ trống thứ hai. (0,5 điểm)
II – Tự luận (7,5 điểm)
5. (2 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được
 a) Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật vì:
	- Có tuân theo quy định của pháp luật mới tránh được việc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi, hoặc lợi dụng tự do ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác;cho lợi ích chung của cộng đồng, đất nước (1 điểm)
	- Sẽ phát huy được tính tích cực, quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. (0,5 điểm)
 b) Hai việc bản thân có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận. (0,5 điểm)
	Ví dụ:
	- Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của trường, lớp.
	- Viết bài đăng báo.
	- Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân xã/ phường về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
	- Góp ý kiến cho kế hoạch hoạt động của nhà trường.
	- v.v
6. (1,5 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
a) Tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật là: Khi pháp luật đã ban hành mang tính quyền lực của Nhà nước thì mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. (0,5 điểm)
b) Nêu 2 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật. (1 điểm)
Ví dụ:
- Luật hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nên ai vi phạm cũng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định nông dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường nếu ai vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự
7. (3 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
Việt không có quyền bán chiếc xe đạp. (0,5 điểm)
Vì: Chiếc xe đó do bố mẹ bỏ tiền mua và Việt còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền định đoạt bán x echo người khác. (1 điểm)
Việt có quyền sở hữu chiếc xe đạp đó, cụ thể là: Có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu chiếc xe. (1 điểm)
Muốn bán chiếc xe đó, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý. (0,5 điểm)
8. (1 điểm) Học sinh có thể có cách ứng xử khác nhau nhưng yêu cầu nêu được cách ứng xử chính sau:
- Báo cho cha mẹ hoặc thầy cô giáo biết. (0,5 điểm)
- Báo cho trưởng xóm/ phố hoặc cơ quan nhà nước biết. (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8Ca nam.doc