Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản đẹp)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản đẹp)

I.MỤC TIÊU :

- HS nắm vững các hằng đẳng thức : tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.

- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên vào giải các bài toán liên quan.

II.CHUẨN BỊ :

- GV: Bảng phụ tổng hợp 7 hằng đẳng thức đã học.

- HS : Xem trước bài học này ở nhà.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

1. On định : Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Viết các hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.

 - Bài tập áp dụng tính : (x + 3y)3 ; (2x – y)3.

 3. Bài mới :

 Giáo viên giới thiệu: Ở những tiết trước chúng ta đã nghiên cứu 5 dạng hằng đẳng thức, hôm nay chúng ta xét tiếp hai hằng đẳng thức nữa.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 07
Ngày Soạn: .
Ngày dạy :
Bài 5: Những Hằng Đẳng Thức Đáng Nhớ (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU : 
- HS nắm vững các hằng đẳng thức : tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
- Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên vào giải các bài toán liên quan.
II.CHUẨN BỊ : 	
- GV: Bảng phụ tổng hợp 7 hằng đẳng thức đã học.
- HS : Xem trước bài học này ở nhà. 	
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Oån định : Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Viết các hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
 - Bài tập áp dụng tính : (x + 3y)3 ; (2x – y)3.
	3. Bài mới :
	Giáo viên giới thiệu: Ở những tiết trước chúng ta đã nghiên cứu 5 dạng hằng đẳng thức, hôm nay chúng ta xét tiếp hai hằng đẳng thức nữa.
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hoạt động 1 : Thực hiện ? 1, hình thành hằng đẳng thức thứ 6.
+ GV : Bây giờ cả lớp hãy cùng thực hiện ?1
( a + b )( a2 – ab + b2 ) 
HS : 1 HS lên bảng, cả lớp cùng làm .
( a + b )( a2 – ab + b2 ) = a3 – a2b + b2a + a2b – ab2 + b3 = a3 + b3 
GV nói : Đây chính là hằng đẳng thức tổng hai lập phương.
a3 + b3 = ( a + b )( a2 – ab + b2 )
các em lưu ý : a2 – ab + b2 là bình phương thiếu của hiệu a – b .
Tổng hai lập phương :
Với a, b là hai số tuỳ ý ta có :
a3 + b3 = ( a + b )( a2 – ab + b2 )
Với A, B là hai biểu thức tuỳ ý ta cũng có :
A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)
Quy ước : gọi A2 – AB + B2 là bình phương thiếu của hiệu A – B 
Hoạt động 2 : Thực hiện ?2 và phần áp dụng.
GV gọi 1 HS đứng lên phát biểu bằng lời hằng đẳng thức vừa nêu ?
HS : Phát biểu ( một và HS nhắc lại ).
HS : “ HS lên bảng thực hiện phần áp dụng.
a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích.
b) Viết tích (x + 1)(x2 – x + 1) dưới dạng tổng .
* Áp dụng tính:
a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích.
Ta có : x3 + 8 = x3 + 23
 = (x + 2)(x2 – 2x + 4)
b) Viết tích (x + 1)(x2 – x + 1) dưới dạng tổng .
Ta có : (x + 1)(x2 – x + 1) = x3 + 13
 = x3 + 1
Hoạt động 3 : Thực hiện ?3 
+ GV : Bây giờ cả lớp hãy cùng thực hiện ?3
( a - b )( a2 + ab + b2 ) 
HS : 1 HS lên bảng, cả lớp cùng làm .
( a - b )( a2 + ab + b2 ) = a3 + a2b + b2a - ba2 – ab2 - b3 = a3 - b3 
GV nói : Đây chính là hằng đẳng thức hiệu hai lập phương.
a3 - b3 = ( a - b )( a2 + ab + b2 )
các em lưu ý : a2 + ab + b2 là bình phương thiếu của tổng a + b .
GV : Cho HS thực hiện ?4 và phần áp dụng .
HS : 2 HS lên bảng, cả lớp cùng thực hiện.
Tổng hai lập phương :
Với a, b là hai số tuỳ ý ta có :
a3 - b3 = ( a - b )( a2 + ab + b2 )
Với A, B là hai biểu thức tuỳ ý ta cũng có :
A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
Quy ước : gọi A2 + AB + B2 là bình phương thiếu của hiệu A + B
* Áp dụng :
a) (x – 1)(x2 + x + 1) = x3 – 1 
b) 8x3 – y3 = (2x)3 – y3
 = (2x – y).[(2x)2 + 2xy + y2]
 	= (2x – y).(4x2 + 2xy + y2)
c) Đánh dấu x vào ô có đáp số đúng của tích 
(x + 2)(x2 – 2x + 4)
x3 + 1
x
x3 – 1
(x + 3)3
(x – 2)2
4. Củng cố : 
- HS ghi bảng tổng hợp 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.	
- BT 30, 32 / SGK
5. Lời dặn : 
- Học thuộc lòng thật kỹ 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.
- BTVN : 33 a d e f ; 34, 35, 36 / SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_7_nhung_hang_dang_thuc_dang_nho_ba.doc