Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 60, Bài 3: Bất phương trình một ẩn - Nguyễn Văn Lợi

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 60, Bài 3: Bất phương trình một ẩn - Nguyễn Văn Lợi

A. MỤC TIÊU:

 HS biết xác định một số có phải là nghiệm của bất phương trình không?

 HS biết viết và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của bất phương trình dạng x < a;="" x=""> a; x a, x0

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 GV: + Đèn chiếu và các phim giấy trong (hoặc bảng phụ).

 + Giáo án và SGK.

 HS: + Xem trước bài, làm xong bài tập.

 + SGK, dụng cụ học tập.

C. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

 Kiểm tra sỉ số :

 Kiểm tra bài cũ :

Sửa bài tập 13 (SGK)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 60, Bài 3: Bất phương trình một ẩn - Nguyễn Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 60	Ngày Soạn: 06/03/2011
Tuần: 29	Ngày Dạy:
§3: Bất Phương Trình Một Aån
MỤC TIÊU:
 HS biết xác định một số có phải là nghiệm của bất phương trình không?
 HS biết viết và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của bất phương trình dạng x a; x £ a, x³0
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 GV: + Đèn chiếu và các phim giấy trong (hoặc bảng phụ).
	 + Giáo án và SGK.
 HS: + Xem trước bài, làm xong bài tập.
 + SGK, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
	Kiểm tra sỉ số :
	Kiểm tra bài cũ : 
Sửa bài tập 13 (SGK)
Vì a + 5 < b Þ a + 5 – 5 < b + 5 – 5 Þ a < b
Vì –3a > -3b Þ -3a() < -3b.( ) Þ a < b
5a – 6 ³ 5b – 6 Þ 5a – 6 + 6 ³ 5b – 6 + 6 Þ 5a ³ 5b Þ 5a.() ³ 5b.() Þ a ³ b
–2a + 3 £ -2b + 3 Þ -2a + 3 - 3 £ -2b + 3 – 3 Þ -2a £ -2b Þ -2a. ³ -2bÞ a ³ b
C. Vào bài mới: 
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của HS
Nội Dung
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU (10’)
GV gọi một HS đọc đề bài trong SGK.
GV: số tiền phải trả là bao nhiêu?
GV: Số tiền phải trả thỏa mãn điều gì?
GV giải thích
GV giải thích
GV yêu cầu HS thực hiện ?1
HS đọc đề bài trong SGK.
HS: Số tiền phải trả là:
2200.x + 4000
HS: Số tiền phải ít hơn số tiền bạn Nam có.
Nghĩa là ít hơn 25000
HS: Vì 2200.9 + 4000
= 19800 + 4000 = 23800 nên thỏa mãn..
HS: Vì 2200.10 + 4000
=22000 + 4000 = 26000 nên không thỏa mãn.
?1
HS: Vế trái là: x2; vế phải là: 6x – 5.
HS2: Vì 9 £ 13; 16 £ 19
 Và: 25 £ 25
 Vì: 36 31
1. MỞ ĐẦU
 Bạn Nam có 25000đ. Nam muốn mua một cái bút chì giá 4000đ và một số quyển vở loại 2200đ. Tính số quyển vở mà bạn Nam có thể mua được?
Nếu gọi x là số quyển vở mà bạn Nam có thể mua, thì phải thỏa mãn hệ thức sao:
2200.x + 4000 £ 25000 (1)
(1) được gọi là một bất phương trình với ẩn là x.
Trong đó, vế trái là 2200.x + 4000 và vế phải là 25000
Khi thay giá trị x = 9 vào bất phương trình (1) thì: 2200.9 + 4000 < 25000 là khẳng định đúng. Ta nói số 9 là nghiệm của bất phương trình (1).
Khi thay giá trị x = 10 vào bất phương trình (1) thì: 2200.10 + 4000 < 25000 là khẳng định sai. Ta nói số 10 phông phải là nghiệm của bất phương trình (1).
Hoạt động 2: Tập Nghiệm Của Bất Phương Trình (15)
GV gọi một HS đọc đề bài trong SGK.
GV: Giải thích ý nghĩa của bất phương trình trên bảng, rồi vẽ trục số biển diễn tập nghiệm.
GV yêu cầu HS thực hiện ?2 
GV yêu cầu HS thực hiện ?3 
GV yêu cầu HS thực hiện ?4 
HS đọc trong SGK
HS ghi vào vở bài học
HS theo dõi, vẽ hình và ghi vào vở bài học.
?2 
HS: Vế trái x; Vế phải 3
 Vế trái 3; Vế phải x
 Vế trái x; Vế phải 3
HS theo dõi, vẽ hình và ghi vào vở bài học.
?3
HS:
?4
HS 
2. Tập Nghiệm Của Bất Phương Trình
+ Tập hợp tất cả các nghiệm của bất phương trình được gọi là tập nghiệm của bất phương trình đó.
+ Giải bất phương trình là tìm nghiệm của bất phương trình đó.
VD1: Tập nghiệm của bất phương trình x > 3 là tập hợp các số lớn hơn 3, đó là tập hợp 
Ta biểu diễn tập hợp này trên trục số như hình vẽ
VD2: Tập nghiệm của bất phương trình x£7 là tập hợp các số nhỏ hơn hoặc bằng 7, đó là tập hợp .
Hoạt động 3: Bất Phương Trình Tương Đương (5’)
GV gọi một HS đọc trong SGK.
HS đọc trong SGK.
3. Bất Phương Trình Tương Đương
 Bất phương trình x > 3 và bất phương trình 3< x có cùng tập nghiệm .
Người ta gọi hai bất phương trình có cùng tập nghiệm là hai bất phương trình tương đương và dùng kí hiệu “Û” để sự tương đương đó.
VD3: x > 3 Û 3 < x
Hoạt động 4: Củng cố (4’)
GV yêu cầu HS làm bài tập 15
HS1: 
a) Vì 2.3 + 3 < 9 là khẳng định sai.
Vậy x = 3 không phải là nghiệm.
b) Vì –4.3 > 2.3 + 5 khẳng định sai.
Vậy x = 3 không là nghiệm
c) Vì 5-3>3.3-12 là khẳng định đúng
Vậy x = 3 là nghiệm của bất phương trình.
Hoạt động 5: Hướmg dẫn về nhà (1’)
+ Xem lại các ví dụ và bài tập đã giải
+ xem lại cách vẽ biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình.
+ Xem trước bài “ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN”
+ Làm các bài tập 16, 17, 18 (SGK trang 43)
	Duyệt của tổ trưởng
	 Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_60_bai_3_bat_phuong_trinh_mot_an_n.doc