Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đồng Yên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đồng Yên

1. Mục tiêu của bài giảng:

Về kiến thức:

 _Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức : Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.

Về kỹ năng:

_HS vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức trên vào giải toán.

 Về tư duy thái độ:

 _Rèn luyện tính chính xác, làm việc khoa học, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

2. Chuẩn bị của gio vin v học sinh:

* GV:_Chia nhóm học tập.

 _Bảng phụ bài tập 25 giải sẳn.

 _Thước thẳng có chia khoảng, MTBT.

* HS:_Bảng nhóm .

 _Bút chì, thước kẻ, MTBT.

 _Bài tập ở nhà.

3. Nội dung bài giảng:

3.1. Kiểm tra bài cũ

3.1.1. Kiểm tra - đặt vấn đề (10 phút)

3.1.1.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 5: Luyện tập - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đồng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
29/08/2009
Lớp: 8A1
Tiết: 
Ngày dạy//
Sĩ số:
Vắng:.
Lớp: 8A2
Tiết: 
Ngày dạy//
Sĩ số:
Vắng:.
Tiết 5: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu của bài giảng:
Về kiến thức: 
 _Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức : Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
Về kỹ năng: 
_HS vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức trên vào giải toán.
 Về tư duy thái độ:
 _Rèn luyện tính chính xác, làm việc khoa học, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* GV:_Chia nhóm học tập.
 _Bảng phụ bài tập 25 giải sẳn. 
 _Thước thẳng có chia khoảng, MTBT.
* HS:_Bảng nhóm . 
 _Bút chì, thước kẻ, MTBT.
 _Bài tập ở nhà. 
3. Nội dung bài giảng:
3.1. Kiểm tra bài cũ
3.1.1. Kiểm tra - đặt vấn đề (10 phút)
3.1.1.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 Chuẩn bị của giáo viên
 Chuẩn bị của học sinh
Nội dung
_Nêu yêu cầu kiểm tra:
HS1:* Phát biểu hằng đẳng thức bình phương của một tổng.
* Làm bài tập 16b tr 11 SGK.
HS2: :* Phát biểu hằng đẳng thức bình phương của một hiệu.
* Làm bài tập 16c tr 11 SGK
HS3: :* Phát biểu hằng đẳng thức hiệu hai bình phương.
_GV nhận xét, sửa chửa và ghi điểm.
_HS chú ý yêu cầu kiểm tra.
_HS chuẩn bị câu trả lời.
_HS trình bày
_HS nhận xét
HS1:* Bình phương của một tổng hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất cộng hai lần tích biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng bình phương biểu thức thứ hai.
* Bài tập 16 tr 11 SGK:
b) 9x2 + y2 + 6xy
= (3x)2 + 2.3x.y + y2
= (3x + y)2
HS2: Bình phương của một tổng hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất trừ hai lần tích biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng bình phương biểu thức thứ hai.
* Bài tập 16 tr 11 SGK:
c) 25a2 + 4b2 -20ab
= (5a)2 - 2.5a.2b + (2b)2
= (5a – 2b)2
HS3: Hiệu hai bình phương của hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức với hiệu của chúng.
3.2. Bài mới
3.2.1. HĐ1: Luyện tập (32 phút)
3.2.1.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 Chuẩn bị của giáo viên
 Chuẩn bị của học sinh
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc đề bài tập 19.
_Diện tích lúc ban đầu?
_Diện tích hình bị cắt?
_Diện tích còn lại?
_Phương pháp tìm hiệu nhanh?
_GV gọi một HS lên bảng.
_GV nhận xét, sửa chửa.
 _GV ghi đề bài tập 20 ở bảng.
 _Gọi vài HS nhận xét.
_Vậy kết quả thế nào mới đúng ?
_Khẳng định kết quả đúng lần nữa sau khi sửa chữa
_GV ghi đề bài tập 21 ở bảng.
_Gọi một HS lên bảng sửa a/
_Hướng dẫn b/:Biểu thức I? Biểu thức II ?
_GV nhận xét, sửa chửa.
_GV tổ chức HS giải BT 22 (SGK) theo nhóm
* Nhóm 1, 2 : làm câu a
* Nhóm 3, 4 : làm câu b
* Nhóm 5, 6 : làm câu c
_Theo dõi các nhóm làm bài
_GV nhận xét, sửa chữa và tuyên dương nhóm làm tốt.
_Hãy nêu phương pháp chứng minh một đẳng thức?
_Ta chọn cách nào?
_GV gọi hai HS lên bảng thực hiện phần chứng minh .
_GV theo dõi, sửa chữa ngay nếu có.
à Khắc sâu cho HS rằng các công thức này nói về mlh giữa bình phương một tổng và bình phương một hiệu. Sau này còn dùng để tính toán, chứng minh đẳng thức, 
_Gọi 2 HS trung bình dựa vào đẳng thức được chứng minh lên bảng làm nhanh phần áp dụng.
_Theo dõi.
_Phân tích bài áp dụng, sửa chữa.
_HS đọc đề bài tập 19.
_(a+b)2
_(a–b)2
_(a+b)2–(a–b)2
_Ta áp dụng hằng đẳng thức A2–B2 
_HS lên bảng.
(a + b)2 – (a - b)2 
=[ a + b – (a – b)][a + b + a – b]
=( a + b – a + b).2a
=2b.2a
= 4ab
_HS khác nhận xét.
_HS xem đề bài tập 20.
_HS hoạt động cá nhân nhẩm tính, nhận xét và cho kết quả đúng.
* Vì : Bình phương của một tổng bằng bình phương số thứ nhất cộng hai lần tích của số thứ nhất với số thứ hai, cộng bình phương số thứ hai.
_HS: Kết quả đúng là
x2 + 4xy + 4y2 = (x + 2y)2
_HS ghi nhận kết quả được sửa thành đúng
_HS quan sát đề BT
_Một HS lên sửa a/
_HS chú ý GV hướng dẫn b/ và xung phong .
_Tổ chức thảo luận nhóm theo y/c của gv
_HS làm vào bảng nhóm
_HS các nhóm được gọi lên trình bày.
_Các nhóm khác theo dõi, nhận xét
_Cả lớp ghi vào vở
_HS nêu các hướng chứng minh.
_HS chọn phương pháp biến đổi một vế bằng vế còn lại: 
VP =  = VT
_HS được gọi lên bảng thực hiện bài chứng minh .
_Các HS khác theo dõi, bổ sung, nhận xét.
_HS chú ý nghe, ghi chú hai đẳng thức, đóng khung để ôn tập có dịp sử dụng tiếp
_2 HS được gọi lên bảng tính nhanh phần áp dụng
_HS còn lại tự tính nhanh vào vở
_Cả lớp theo dõi sửa chung
Bài tập 19 tr 12 SGK:
Phần diện tích còn lại là 
(a + b)2 – (a - b)2 
=[ a + b – (a – b)][a + b + a – b]
=( a + b – a + b).2a
=2b.2a
= 4ab và không phụ thuộc vào vị trí cắt.
Bài tập 20 tr 12 SGK:
Nhận xét sự đúng, sai của kết quả sau :
x2 + 2xy + 4y2 = (x + 2y)2
 (sai)
è Kết quả trên sai
Vậy kết quả đúng
x2 + 4xy + 4y2 = (x + 2y)2
Bài tập 21 tr 12 SGK:
a/9x2 – 6x + 1 = (3x – 1)2
b/(2x + 3y)2+2(2x + 3y) + 1 = (2x+3y+1)2
Bài tập 22 tr 12 SGK:
Tính nhanh
a) 1012 = (100 + 1)2
= 1002 + 2.100.1 + 12
= 10000 + 200 + 1
= 10201
b) 1992 = (200 - 1)2
= 2002 - 2.200.1 + 12
= 40000 - 400 + 1
= 39601
c) 47 . 53 = (50 - 3)(50 + 3)
 = 502 – 32 
 = 2500 – 9
 = 2491
Bài tập 23 tr 12 SGK:
* (a + b)2 = (a - b)2 + 4ab
VP = (a - b)2 + 4ab
= a2 – 2ab + b2 + 4ab
= a2 + 2ab + b2 
VP = (a + b)2 = VT (đpcm)
* (a - b)2 = (a + b)2 - 4ab
VP = (a + b)2 - 4ab
= a2 + 2ab + b2 - 4ab
= a2 - 2ab + b2 
VP = (a - b)2 = VT (đpcm)
* Aùp dụng
a) Tính (a - b)2, biết a + b = 7,
 ab = 12
(a - b)2 = (a + b)2 - 4ab
= 72 – 4 . 12
= 49 – 48 
(a - b)2 = 1
b) Tính (a + b)2, biết a - b = 20,
 ab = 3
(a + b)2 = (a - b)2 + 4ab
= 202 + 4 . 3
= 400 +12 
(a + b)2 = 412
3.3. Hướng dẫn về nhà
_ Học bài cần nắm vững ba hằng đẳng thức 
 _ Tập nhận dạng hằng đẳng thức. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_5_luyen_tap_nam_hoc_2009_2010_truo.doc