A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Biết được phương trình tích và cách giải
2. Kỹ năng: - Giải được phương trình tích dạng đơn giản
- Về phương trình tích A.B.C=0 (A,B,C là các đa thức chứa ẩn), yêu cầu nắm vững cách tìm nghiệm của phương trình này bằng cách tìm nghiệm của các phương trình A=0,B=0,C=0
3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Giáo án, sgk
* Học sinh: Vở nháp
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ: Không
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’) Giải PT: (x2 - 1) + (x + 1)(x - 2) = 0
Để thực hiện được bài tập này ta tìm hiểu bài "Phương trình tích"
b. Triển khai bài mới:
Ngày soạn: 17/01/2011. Tiết 45: §4. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau: 1. Kiến thức: - Biết được phương trình tích và cách giải 2. Kỹ năng: - Giải được phương trình tích dạng đơn giản - Về phương trình tích A.B.C=0 (A,B,C là các đa thức chứa ẩn), yêu cầu nắm vững cách tìm nghiệm của phương trình này bằng cách tìm nghiệm của các phương trình A=0,B=0,C=0 3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Giáo án, sgk * Học sinh: Vở nháp D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’) 2. Kiểm tra bài củ: Không 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (1’) Giải PT: (x2 - 1) + (x + 1)(x - 2) = 0 Để thực hiện được bài tập này ta tìm hiểu bài "Phương trình tích" b. Triển khai bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 GV: Giới thiệu về phương trình tích HS: Nắm dạng phương trình tích GV: Đưa ra ví dụ minh hoạ GV: Giải thích vì sao (x - 1)(x + 2) = 0 khi x - 1 = 0 hoặc x+2 = 0 ? HS: Tích các thừa số bằng không khi một trong các thừa số bằng không. GV: Tổng quát hãy tìm cách giải PT (*) ? HS: A(x).B(x) = 0 khi A(x) = 0 (1) hoặc B(x) = 0 (2). Do vậy để giải PT (*) ta chỉ cần giải (1) và (2) và lấy tất cả nghiệm của chúng. Hoạt động 2 GV: Vận dụng cách giải trên em hãy GPT: (2x + 1)(3x - 2) = 0 (1) b) 2x(x - 3) + 5(x - 3) = 0 (2) HS: Thực hiện GV: Với phương trình (2) chưa có dạng nhân tử, đề giải phương trình này ta làm thé nào? HS: phân tích vế trái thành nhân tử rồi giải PT tích GV: Qua các ví dụ hãy chỉ ra cách giải các dạng phương trình đó ? HS: B1: Đưa về phương trình tích B2: Giải phương trình tích tìm được Hoạt động 3 GV: yêu cầu hs làm bài tập để củng cố kiến thức HS: Làm nháp GV: Gọi hs lần lượt các hs lên bảng thực hiện Tổ chức hs các lớp kiểm tra và chính xác lại các kết quả 1) Phương trình tích và cách giải: Dạng: A(x).B(x) = 0 (*) Ví dụ: (x - 1)(x + 2) = 0 (1) Là phương trình tích * Ví dụ: Giải phương trình a) (2x - 3)(x + 1) = 0 (1) Û 2x - 3 = 0 hoặc x + 1 = 0 Û x = 1,5 hoặc x = -1 Vậy tập hợp nghiệm của phương trình (1) là S = Cách giải: (*)Û A(x) = 0 hoặc B(x) = 0 Tập nghiệm: S = {SA} È {SB} 2. Áp dụng: Giải các phương trình: a) (2x + 1)(3x - 2) = 0 Û 2x + 1 = 0 hoặc 3x - 2 = 0 Û x = -1/2 hoặc x = 2/3 b) 2x(x - 3) + 5(x - 3) = 0 Û (x - 3)(2x + 5) = 0 Û x - 3 = 0 hoặc 2x + 5=0 Û x = 3 hoặc x = -5/2 c) x2 + 2x = 4x - 1 Û x2 + 2x - 4x + 3 = 0 Û x2 - 2x + 1 = 0 Û (x - 1)2= 0 Û x - 1 = 0 Û x = 1 3. Luyện tập Bài tập. Giải các phương trình sau: a) (3x - 2)(4x + 5) = 0 Û 3x - 2 = 0 hoặc 4x + 5 = 0 Û x = 2/3 hoặc x = -4/5 b) 2x3 = x2 + 2x - 1 Û 2x3 - x2 - 2x + 1 = 0 Û x2(2x - 1) - (2x - 1) = 0 Û (2x - 1)(x2 - 1) = 0 Û (2x - 1)(x - 1)(x + 1) = 0 Û 2x - 1 = 0 hoặc x - 1 = 0 hoặc x + 1 = 0 Û x = 1/2 hoặc x = 1 hoặc x = -1 4.Củng cố: GV: Yêu cầu hs làm một số bài tập để củng cố kiến thức 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại nội dung bài học, nắm cách giải phương trình tích - BTVN: 21, 22, 25 sgk tr17 - Xem trước các bìa tập phần Luyện tập
Tài liệu đính kèm: