Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Đặng Trường Giang

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Đặng Trường Giang

I. MỤC TIÊU :

- Kiến thức: Nắm được các hằng đẳng thức : Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu ; hiệu hai bình phương

- Kỹ năng: Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính hợp lý

- GDGS: Tư duy suy luận lôgic

II. CHUẨN BỊ :

Giáo viên : Bài Soạn SGK SBT Bảng phụ hình 1 (9)

Học sinh : Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

1.Ổn định lớp : 1 Kiểm diện

2. Kiểm tra bài cũ : 7

HS1 : Làm bài 15 tr 9 SGK

 Làm tính nhân : a) (x + y)( x + y). Đáp số : x2 + xy + y2

b) (x y)(x y) . Đáp số : x2 xy + y2

HS2 : Áp dụng quy tắc nhân hai đa thức : (a + b)(a + b)

Giải : (a + b) (a + b) = a2 + ab +ab + b2 = a2 + 2ab + b2

GV đặt vấn đề : (a + b) (a + b) = (a + b)2 gọi là hằng đẳng thức đáng nhớ. Hằng đẳng thức đáng nhớ có rất nhiều ứng dụng trong toán học vào bài mới

3. Bài mới :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 4, Bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ - Đặng Trường Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Soạn: 01 / 9 / 2008
Tuần : 2
Tiết : 4
	Giảng: 02 / 9 / 2008
§3. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức:	Nắm được các hằng đẳng thức : Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu ; hiệu hai bình phương
Kỹ năng:	Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính hợp lý 
GDGS:	Tư duy suy luận lôgic
II. CHUẨN BỊ : 
˜Giáo viên : - Bài Soạn - SGK - SBT - Bảng phụ hình 1 (9)
˜Học sinh : - Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1.Ổn định lớp : 	1’ Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ : 	7’ 
HS1 :	- Làm bài 15 tr 9 SGK
t Làm tính nhân : a) (x + y)( x + y). Đáp số : x2 + xy + y2
b) (x - y)(x - y) . Đáp số : x2 - xy + y2
HS2 : Áp dụng quy tắc nhân hai đa thức : (a + b)(a + b)
Giải : (a + b) (a + b) = a2 + ab +ab + b2 = a2 + 2ab + b2
GV đặt vấn đề : (a + b) (a + b) = (a + b)2 gọi là hằng đẳng thức đáng nhớ. Hằng đẳng thức đáng nhớ có rất nhiều ứng dụng trong toán học ® vào bài mới
3. Bài mới :
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Kiến thức
7’
HĐ 1 : Bình phương của một tổng :
GV: Qua kiểm tra bài HS2 
(a + b) (a + b) = (a + b)2 
= a2 + 2ab + b2 gọi là bình phương của một tổng.
Hỏi : Nếu A ; B là 2 biểu thức tùy ý ta cũng có :
(A + B)2 = ? 
GV cho HS làm bài ?2 
GV cho HS áp dụng tính :
a) (a + 1)2 = 
b) x2 + 4x + 4 =
c) 512 ; 3012 = ?
HS : nghe GV giới thiệu
- Trả lời : 
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2
Trả lời : Bình phương của 1 tổng hai biểu thúc ...
3 HS đồng thời lên bảng tính 
HS1 : câu a
HS2 : câu b
HS3 : câu c
1. Bình phương của một tổng :
Với A ; B là các biểu thức tùy ý, ta có :
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2
	(1)
Áp dụng :
a) (a + 1)2 = a2 + 2a + 1
b) x2 + 4x + 4 = (x + 2)2
c) 512 = (50 + 1)2
=2500+ 100+1	= 2601
3012 = (300 + 1)2
 = 90000 + 600 + 1
 = 90601
8’
HĐ 2 : Bình phương của một hiệu :
GV cho HS làm bài ?3 
- Chia lớp thành hai nhóm HS để tính :
[a + (-b)]2 = ?
(a - b)2 = ?
Hỏi : Hai kết quả như thế nào ?
Từ đó GV giới thiệu Hằng đẳng thức thứ (2)
Hỏi : Với hai biểu thức A ; B tùy ý, ta có (A - B)2 = ?
GV yêu cầu HS phát biểu thành lời
GV cho HS làm bài tập áp dụng
HS : hoạt động nhóm 
Nhóm 1 : Áp dụng Hằng đẳng thức thứ I để tính 
[a + (-b)]2
Nhóm 2 : Áp dụng quy tắc nhân đa thức tính (a - b)2 
- Trả lời : Bằng nhau
HS nghe giới thiệu
HS Trả lời : 
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2
HS phát biểu thành lời 
HS1 : câu a
HS2 : câu b
HS3 : câu c
2. Bình phương của một hiệu :
Với A ; B là hai biểu thức tùy ý ta có :
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2
	(2)
t Áp dụng :
a) (x - )2 = x2 - x + 
b)(2x-3y)2=4x2-12xy+ 9y2
c) 992 = (100 - 1)2
 = 10000 - 200 + 1
 = 9800 + 1 = 9801
8’
HĐ 3 : Hiệu hai bình phương :
GV cho HS làm bài ?5 áp dụng quy tắc nhân đa thức Làm phép nhân :
(a + b) (a - b)
Hỏi : Với A ; B là 2 biểu thức tuỳ ý thì :
A2 - B2 = ? 
GV yêu cầu HS phát biểu thành lời
GV cho HS làm bài tập áp dụng
a) (x + 1)(x - 1)
b) (x - 2y)(x + 2y) 
c) Tính nhanh : 56 . 64 
1 HS lên bảng giải
 (a + b) (a - b)
= a2 - ab + ab - b2
= a2 - b2
HS Trả lời : 
A2 - B2 = (A +B) (A - B)
HS phát biểu thành lời hiệu hai bình phương
HS lên bảng giải (câu c GV có thể gợi ý)
HS1 : câu a
HS2 : câu b
HS3 : câu c
3. Hiệu hai bình phương :
Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có :
A2 - B2 = (A +B)(A - B)
	(3)
t Áp dụng :
a) (x + 1)(x - 1) = x2 - 1
b) (x - 2y)(x + 2y) = x2 - 4y2
c) 56 . 64 = 
= (60 - 4)(60 + 4)
= 602 - 42
= 3600 - 16 = 3584
t Chú ý :
(A + B2) = (B - A)2
10’
HĐ 4 : Củng cố :
GV cho HS làm bài ?7 
x2 - 10x + 25 = (x - 5)2
x2 - 10x + 25 = (5 - x)2
Hương nêu nhận xét như vậy đúng hay sai ?
Hỏi : Sơn rút ra được hằng đẳng thức nào ? 
GV cho HS làm bài tập 17 tr 11 SGK :
GV gọi 1 HS lên bảng giải
GV hướng dẫn áp dụng
Tính : 252 chỉ cần tính :
2 . (2 + 1) = 6 rồi thêm số 25 vào bên phải
- Yêu cầu HS nhẩm 352
GV cho HS làm bài tập 18 tr 11 SGK
- Gọi 1HS đứng tại chỗ điền vào “...”, GV ghi bảng
HS : cả lớp đọc đề và áp dụng hằng đẳng thức tính :
(5 - x)2 = 25 - 10x + x2
Vậy Hương nêu nhận xét sai
HS Trả lời : 
(A - B)2 = (B - A)2
HS cả lớp làm ra nháp
- 1HS lên bảng trình bày
HS : nghe GV hướng dẫn cách tính nhẩm
HS : nhẩm 3 . 4 = 12
Vậy : 352 = 1225
HS : cả lớp suy nghĩ
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời
t Bài 17 tr 11 SGK :
Ta có : (10a + 5)2
= 100a2 = 100a + 25
= 100a (a + 1) + 25
Áp dụng tính :
252 = 625
352 = 1225
652 = 4225
752 = 5625
t Bài 18 tr 11 SGK :
a) x2 + 6xy + 9y2
= (x + 3y)2
b) x2 - 10xy + 25y2
= (x - 5y)2
4’
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc ba Hằng đẳng thức : Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương
- Làm các bài tập : 16 ; 20 ; 23 ; 24 ; 25
- Hướng dẫn bài 25 :
	a) Đưa về dạng (A + B)2 trong đó A = a + b ; B = C
Đưa về dạng (A - B)2 trong đó A = A - B ; B = C
Đưa về dạng (A + B)2 hoặc (A - B)2 trong đó A = a hoặc A = a + b
	 B = b - c hoặc B = C
IV RÚT KINH NGHIỆM:.
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_4_bai_3_nhung_hang_dang_thuc_dang.doc