Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 33+34: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Nhu Thụy

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 33+34: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Nhu Thụy

1.MỤC TIÊU

1. 1 Kiến thức:

• Hoạt động 1:

- HS biết: các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, các HĐT đáng nhớ.

- HS hiểu: các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, qui tắc chia đơn thức cho đơn thức và chia đa thức cho đơn thức.

• Hoạt động 2:

- HS biết: Thực hiên phép nhân đơn thức với đa thức, tính giá trị của biểu thức.

- HS hiểu: cách phân tích đa thức thành nhân tử và phương pháp tìm x.

1.2. Kỹ năng :

- HS thực hiện được : Phân tích đa thức thành nhân tử và phương pháp tìm x.

- HS thực hiện thành thạo : Thực hiên phép nhân đơn thức với đa thức, tính giá trị của biểu thức.

1.3. Thái độ :

- Thói quen : Cẩn thận và chính xác.

- Tính cách : Tinh thần say mê học toán.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

- Ôn tập lý thuyết chương I.

- Bài tập áp dụng thực hiện phép nhân, Phân tích đa thức thành nhân tử và tìm x

3. CHUẨN BỊ

3.1 Giáo viên:

- Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung lý thuyết.

3.2 Học sinh :

- Ôn tập chương I: +Quy tắc nhân, chia đa thức cho đơn thức

 + Bảy HĐT đáng nhớ.

 + Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

 

doc 8 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 33+34: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Nhu Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :16 – Tiết : 33
Ngày dạy : 26/ 11 / 2012
ÔN TẬP HỌC KÌ I
1.MỤC TIÊU
1. 1 Kiến thức:
Hoạt động 1:
HS biết: các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, các HĐT đáng nhớ.
HS hiểu: các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, qui tắc chia đơn thức cho đơn thức và chia đa thức cho đơn thức. 
Hoạt động 2:
HS biết: Thực hiên phép nhân đơn thức với đa thức, tính giá trị của biểu thức.
HS hiểu: cách phân tích đa thức thành nhân tử và phương pháp tìm x.
1.2. Kỹ năng :
- HS thực hiện được : Phân tích đa thức thành nhân tử và phương pháp tìm x.
- HS thực hiện thành thạo : Thực hiên phép nhân đơn thức với đa thức, tính giá trị của biểu thức.
1.3. Thái độ :
- Thói quen : Cẩn thận và chính xác.
- Tính cách : Tinh thần say mê học toán.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP 
- Ôn tập lý thuyết chương I.
- Bài tập áp dụng thực hiện phép nhân, Phân tích đa thức thành nhân tử và tìm x 
3. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
- Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung lý thuyết.
Học sinh : 
- Ôn tập chương I: +Quy tắc nhân, chia đa thức cho đơn thức
 + Bảy HĐT đáng nhớ.
 + Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.	
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
- GV ổn định lớp và kiểm diện học sinh : 
 8A1 :8A2 :
4.2.Kiểm tra miệng 
 Lồng vào phần ôn tập lý thuyết .
Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Để Củng cố kiến thức chương I : nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. Phân tích đa thức thành nhân tử, chia đơn thức cho 
đơn thức , chia đa thức cho đa thức. Hôm nay, chúng ta tiến hành ôn tập.
 * Hoạt động 1 : Lý thuyết ( 10’)
 GV: Gọi lần lượt Hs trả lời câu hỏi:
 HS: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
HS 2: Viết hằng đẳng thức 1, 2, 3 
HS 3: Viết hằng đẳng thức 4, 5.
HS 4: Viết hằng đẳng thức 6, 7.
 GV: phân tích đa thức thành nhân tử là gì?
 HS: phân tích đa thức thành nhân tử là viết đa thức đó dưới dạng tích các đa thức .
GV: nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
 HS: phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung, dùng HĐT, nhóm hàng tử, phối hợp nhiều phương pháp khác
 HS: Phát biểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức?
 HS: Phát biểu quy tắc chia đa thức cho đơn thức ?
 GV: Nêu cách chia đa thức một biến đã sắp sếp.
 GV: Sau khi các HS phát biểu GV đưa lên các công thức tóm tắt ghi trên bảng phụ lên.
I. LÝ THUYẾT : 
1/ Nhân đơn thức với đa thức:
 A(B + C) = AB + AC
2/ Nhân đa thức với đa thức:
(A + B) ( C+ D) = AC + AD + BC + BD
3/ Những hằng đẳng thức đáng nhớ:
( AB)2 = A22AB + B2
A2 – B2 = (A+ B) ( A- B)
(AB)3 = A3 3A2B + 3AB2 B3
A3B3 = (AB)(A2AB +B2)
4/ Phân tích đa thức thành nhân tử.
- Đặt nhân tử chung .
- Dùng hằng đẳng thức .
- Nhóm các hạng tử .
- Phối hợp nhiều phương pháp khác
5/ Chia đơn thức cho đơn thức
Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B 
( trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau:
-Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
-Chia luỹ thứa của từng biến trong A cho luỹ thừa của từng biến đó trong B.
Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
 6/ Chia đa thức cho đơn thức 
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả lại với nhau.
7/ Chia đa thức một biến đã sắp xếp 
* Hoạt động 2 : Bài Tập ( 25’)
 GV: để làm được câu 1 ta áp dụng những kiến thức gì ?
 HS: 1a: nhân đơn thức với đa thức
 + 1b: nhân đa thức với đa thức.
 + 1c: chia đa thức cho đơn thức 
 HS: lên bảng làm .
II. BÀI TẬP : 
Bài1: Tính :
a/ -5xy2. (2x2y + 3xy-4x) = -10x3y3-15x2y3+20x2y2 
b/ (x+3y)(x2-2xy) = x3 – 2x2y+3x2y-6xy2
 = x3 + x2y-6xy2
c/ (5x4-3x3+x2):3x2 =x2-x+
GV: gọi HS đọc và làm bài tập 2 ? 
GV: biểu thức ở câu a có dạng hđt gì ? 
HS: bình phương của 1 hiệu.
 GV: để tính nhanh giá trị biểu thức ở câu a ta làm ntn?
 HS: viết biểu thức ở câu a dưới dạng HĐT rồi tính.
GV: (x.y)n =?
HS: (x.y)n = xn. yn.
 GV: viết 34.54 dưới dạng lũy thừa của 1 tích và (152+1)(152-1) dưới dạng HĐT rồi tính. HS1: Làm câu a
HS2: Làm câu b
Bài 2: Tính nhanh giá trị biểu thức.
 a/ x2- 4xy +4y2 tại x = 18 và y = 4
Ta có: x2+4y2-4xy = (x-2y)2
	 = (16 -2.3)2
	 = 102 = 100
b/ 34.54 – (152+1)(152-1)
 = 154-(154-1)
 = 154-154+1 = 1
GV: Quan sát đa thức x3-3x2- 4x+12, em thấy có đặc điểm gì?
 HS: x3-3x2 có nhân tử chung là x , 4x+12 có nhân tử chung là 4.
GV: phân tích đa thức x3-3x2- 4x+12 thành nhân tử ta áp dụng phương pháp gì?
 HS: nhóm hạng tử rồi đặt nhân tử chung.
GV: 2x2-2y2-6x-6y có đặc điểm gì?
HS: có nhân tử chung là 2
 GV: x2-y2 =?
HS: x2-y2 =(x-y)(x+y)
Bài 3: Phân tích đa thức thành nhân tử : 
 a/ x3-3x2- 4x+12 = x2(x-3)-4(x-3)
	= (x-3)(x2-4)
	= (x-3)(x-2)(x+2)
b/ 2x2-2y2-6x-6y = 2(x2-y2-3x-3y)
	= 2[(x-y)(x+y)-3(x+y)]
	= 2(x+y)(x-y-3)
GV: câu c tương tự câu b
 GV: ở câu d , tách -4x = - x- 3x 
 GV: phân tích đa thức x2- x- 3x+ 3 thành nhân tử ta áp dụng phương pháp gì?
 HS: nhóm hạng tử rồi đặt nhân tử chung.
 HS: hoạt động nhóm trong 3 phút, mỗi nhóm 1 câu
HS: đại diện các nhóm trình bài
 HS: nhận xét
 GV: nhận xét, hoàn chỉnh.
c/ y3- 4y2 + 4y = y(y2 - 4y + 4)
 = y (y – 2 )2
d/ x2 - 4x+ 3 = x2- x- 3x+ 3 
	= x(x-1) -3(x-1)
	= (x-1)(x-3)
GV : hướng dẫn HS phân tích vế trái thành nhân tử rồi xét tích bằng 0 
+Áp dụng :A.B.C = 0 
Bài 4 .Tìm x biết : 
a/ x(x2 – 4) = 0
 x(x – 2)(x +2) = 0
Vậy : x = 0 ; x = -2 ; x = 2 
GV: gọi HS lên bảng làm
 HS: dưới lớp làm vào tập rồi nhận xét.
 GV: nhận xét và hoàn chỉnh
 b/ (x + 2)2 – (x – 2)(x + 2) = 0
 (x + 2)(x + 2 – x + 2) = 0
 4 (x + 2) = 0
 x + 2 = 0
 x = -2
4. 4. Tổng kết :
Câu 1 : Phân tích đa thức thành nhân tử là gì?
 Đáp án: - Phân tích đa thức thành nhân tử là viết đa thức đó dưới dạng tích các đa thức .
Câu 2 : 
Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ?
Đáp án: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử : Đặt nhân tử chung, dùng HĐT, nhóm hàng tử, phối hợp nhiều phương pháp khác	
Hướng dẫn học tập 
* Đối với bài học ở tiết này :
- Xem lại các bài tập đã giải .
- Xem lại nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. Phân tích đa thức thành nhân tử, chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đa thức
- Làm bài tập : Tìm x biết : 
 1 ) 2) (2x -1)(x+1) – 2x(x+3) + 7x = 0
 3 ) 2x(x+2) – 3x – 6 = 0 4 ) (1 – 2x )2 – ( x + 5)2 = 0 	
- Hướng dẫn: Phân tích vế trái thành nhân tử , rồi cho từng nhân tử = 0 để tìm x. .
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Ôn lại tính chất phân thức, cách rút gọn phân thức 
- Ôn lại quy tắc quy đồng, cộng , trừ , nhân phân thức.
- Tiết sau: ôn tập (tt).
5. PHỤ LỤC
...............................................................................................................................................................................................
..
Tuần :16 – Tiết : 34
Ngày dạy : 28/ 11 / 2012
ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TT) 
1.MỤC TIÊU
1. 1 Kiến thức:
Hoạt động 1:
HS biết: Các tính chất và qui tắc qui đồng mẫu thức.
HS hiểu: Các qui tắc cộng trừ nhân các phân thức đại số.
Hoạt động 2:
HS biết: cách rút gọn phân thức
HS hiểu: Cách thực hiện các phép tính về phân thức.
1.2. Kỹ năng :
- HS thực hiện được : Rèn luyện cho HS kỹ năng tính toán nhanh gọn ,chính xác
- HS thực hiện thành thạo : Qui đồng mẫu thức và rút gọn phân thức.
1.3. Thái độ :
- Thói quen : Cẩn thận và chính xác.
- Tính cách : Tinh thần say mê học toán.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP 
- Ôn tập lý thuyết về phân thức đại số.
- Bài tập rút gọn phân thức và thực hiện phép tính.
3. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập . 
 3.2 Học sinh : 
 - Ôn lại tính chất phân thức, cách rút gọn phân thức 
 - Ôn lại quy tắc quy đồng, cộng , trừ , nhân phân thức.	
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
- GV ổn định lớp và kiểm diện học sinh : 
 8A1 :8A2 :
4.2.Kiểm tra miệng 
Lồng vào phần ôn tập lý thuyết.
Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Để củng cố các kiến thức cơ bản về phân thức đại số , phép cộng, trừ, nhân các phân thức đại số . Hôm nay ta tiếp tục ôn tập.
 * Hoạt động 1 : Lý Thuyết ( 10’)
GV: thế nào là phân thức đại số ?
GV: hai phân thức = khi nào ?
GV:Nêu các tính chất cơ bản của phân thức?
I/LÝ THUYẾT:
1/ Khái niệm về phân thức đại số và các tính chất của phân thức.
 a/ Phân thức đại số là biểu thức có dạng với A, B là đa thức và B 0
- Mỗi đa thức, mỗi số thực đều được coi là một phân thức đại số.
 b/ Hai phân thức bằng nhau.
 = A.D = B.C
 c/ Tính chất cơ bản của phân thức đại số.
 = ( M0)
GV: muốn rút gọn phân thức ta làm ntn?
 HS: Muốn rút gọn một phân thức ta có thể:
 - Phân tích tử và mẫu thành nhân tử và tìm NTC
 - Chia cả tử và mẫu cho NTC
2/ Rút gọn phân thức.
GV: muốn quy đồng mẫu các phân thức ta làm như thế nào ?
 HS: Muốn quy đồng mẫu thức nhiều phân thức ta có thể làm như sau:
 - Phân tích các mẫu thức thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung.
- Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức.
- Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.
3/ Quy đồng phân thức 
GV: muốn cộng hai phân thức ta làm như thế nào? 
4/ Phép cộng:
 - Cộng hai phân thức cùng mẫu
 + = 
 - Cộng hai phân thức khác mẫu:
 + Qui đồng mẫu.
 + Cộng hai phân thức cùng mẫu vừa tìm được.
GV: Phân thức đối của kí hiệu là gì?
GV: muốn trừ hai phân thức ta làm như thế nào?
5/ Phép trừ:
 - Phân thức đối của kí hiệu là 
* 
*
* 
GV: muốn nhân hai phân thức ta làm như thế nào ? 
6/ Phép nhân:
 . = 
* Hoạt động 2 : Bài tập ( 25’ )
 GV: muốn rút gọn phân thức ta làm như thế nào?
HS: Muốn rút gọn một phân thức ta có thể:
 - Phân tích tử và mẫu thành nhân tử và tìm NTC
 - Chia cả tử và mẫu cho NTC
 GV: phân tích đa thức x3 +x2+x+1 thành nhân tử ta làm ntn?
 HS: x3 +x2+x+1 = (x+1) (x2 +1)
 GV: x2 +2x+1 có dạng HĐT nào ?
 HS: bình phương 1 tổng.
II/ BÀI TẬP 
Bài Tập 1: Rút gọn các phân thức sau
a/=
=
GV: x3 -3x2+3x+1 có dạng HĐT gì?
 HS: Lập phương 1 hiệu.
 GV: phân tích x2y – xy –x+1 thành nhân tử ?
- Gọi HsSlên bảng làm.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh. 
b/
GV: Để thực hiện phép tính ta làm thế nào ?
HS: Qui đồng mẫu thức.
GV: Hướng dẫn HS cách làm
HS : đứng tại chổ trả lời.
Bài Tập 2: Thực hiện các phép tính
a/
GV: Gọi HS lên bảng làm câu b
 - Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh.
b/ + = 
 = 
 GV: Để thực hiện phép tính này ta làm thế nào?
HS: Tử nhân tử và mẫu nhân mẫu.
c/ = 
=
GV: Hướng dẫn HS biến đổi phép trừ thành phép cộng 2 phân thức.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh.
d/ 
4. 4. Tổng kết :
Câu 1 : Nêu cách quy đồng các phân thức?
 Đáp án: Muốn quy đồng mẫu thức nhiều phân thức ta có thể làm như sau:
 - Phân tích các mẫu thức thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung.
- Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức.
- Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.	
 Hướng dẫn học tập 
* Đối với bài học ở tiết này :
- Xem lại các bài tập đã giải .
- Làm bài tập : .a) b) 
- Hướng dẫn: a) b) Phân tích mẫu thức thành nhân tử, tìm MTC để QĐMT rồi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ .
c) Phân tích thành nhân tử rồi rút gọn nhân tử chung.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Ôn tập tất cả nội dung đã ôn tập trong 2 tiết qua.
 - Chú ý : Các bài toán phân tích đa thức thành nhân tử
- Các bài tập quy đồng, các bài toán liên quan đến thực hiện phép tính.
- Chuẩn bị thi học kì I năm học 2012-2013
5. PHỤ LỤC
......................................................................................................................................................................................................
.......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_3334_on_tap_hoc_ky_i_nam_hoc_2012.doc