Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 26, Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức - Năm học 2014-2015

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 26, Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức - Năm học 2014-2015

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Vận dụng được quy tắc đổi dấu khi quy đồng mẫu thức nhiều phân thức; Vận dụng được tính chất cơ bản của phân thức để quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.

2. Kĩ năng: HS biết cách tìm mẫu thức chung sau khi đã phân tích mẫu thức thành nhân tử. Nhận biết được nhân tử chung trong trường hợp có những nhân tử đối nhau và biết cách đổi dấu để lập được mẫu thức chung; Có kĩ năng tìm nhân tử phụ.

3. Thái độ: Rèn luyện khả năng tính toán, phân tích, phán đoán.

II. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, luyện tập, tích cực hóa hoạt động của HS

III. Đồ dùng dạy học: Tài liệu,

IV. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định tổ chức: 1'

2. Kiểm tra bài cũ: 5'

? Nêu tính chất cơ bản của phân thức. Áp dụng tính chất cơ bản của phân thức viết 2 phân thức bằng phân thức có cùng mẫu là

x2 - y2 hay (x - y )(x + y).

HS: Trả lời

BT: GV+HS: Nhận xét và cho điểm.

3. Nội dung bài mới:

* Đặt vấn đề: 1': Cách biến đổi 2 phân thức đã cho thành 2 phân thức có cùng mẫu thức như trên gọi là quy đồng mẫu thức nhiều phân thức. Muốn quy đồng mẫu thức nhiều phân thức ta làm gì

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 26, Bài 4: Quy đồng mẫu thức nhiều phân thức - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26	 §4. QUY ĐỒNG MẪU THỨC NHIỀU PHÂN THỨC
 Lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
HSVM
Ghi chú
8B
15/11/2014
../11/2014
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Vận dụng được quy tắc đổi dấu khi quy đồng mẫu thức nhiều phân thức; Vận dụng được tính chất cơ bản của phân thức để quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.
2. Kĩ năng: HS biết cách tìm mẫu thức chung sau khi đã phân tích mẫu thức thành nhân tử. Nhận biết được nhân tử chung trong trường hợp có những nhân tử đối nhau và biết cách đổi dấu để lập được mẫu thức chung; Có kĩ năng tìm nhân tử phụ.
3. Thái độ: Rèn luyện khả năng tính toán, phân tích, phán đoán.
II. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, luyện tập, tích cực hóa hoạt động của HS
III. Đồ dùng dạy học: Tài liệu, 
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Nêu tính chất cơ bản của phân thức. Áp dụng tính chất cơ bản của phân thức viết 2 phân thức bằng phân thức có cùng mẫu là 
x2 - y2 hay (x - y )(x + y).
HS: Trả lời
BT: GV+HS: Nhận xét và cho điểm.
3. Nội dung bài mới:
* Đặt vấn đề: 1': Cách biến đổi 2 phân thức đã cho thành 2 phân thức có cùng mẫu thức như trên gọi là quy đồng mẫu thức nhiều phân thức. Muốn quy đồng mẫu thức nhiều phân thức ta làm gì?
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
12'
1. Tìm mẫu thức chung
? Qua VD trên em có thể chọn mẫu thức chung ntn?
? Muốn quy đồng mẫu thức ta tìm gì? 
GV: Muốn tìm mẫu thức chung ta làm thế nào thì các em thực hiện ?1 và VD
GV: Ghi ?1 lên bảng phụ. vẽ bảng mô tả cách tìm mẫu thức chung như SGK/57.
GV: Em có thể chọn mẫu thức chung nào? 12x2y3z2 hoặc 24x3y4z. Nhưng mẫu thức chung 24x3y4z đơn giản hơn?
GV: Cách tìm mẫu thức chung cũng tương tự như cách tìm mẫu số chung.
? Hãy nhắc lại cách tìm mẫu số chung.
Muốn chọn được mẫu thức chung đơn giản xem bảng sau (bảng trang 57/SGK).
Cho HS làm ví dụ (GV đưa bảng phụ có cách tìm mẫu thức chung như SGK).
? Hãy nêu cách tìm mẫu thức chung?
GV: Chốt lại
HS: Là một tích chia hết cho mẫu thức của mỗi phân thức.
HS: Tìm Mẫu thức chung (MTC)
a. Ví dụ tìm mẫu thức chung của 2 phân thức sau: 
 và 
Có 4x2 -8x+4=4(x2 -2x+1) = 4(x -1)2.
 6x2 - 6x = 6x (x -1)
MTC = 12 x ( x - 1)2.
HS:Nhắc lại
HS: b. Cách tìm mẫu thức chung:
- Phân tích mẫu thành nhân tử.
- Lập tích của các nhân tử bằng số nếu là số nguyên dương thì đó là BCNN của chúng với các lũy thừa có mặt trong mẫu, chọn số mũ lớn nhất.
18'
2. Quy đồng mẫu thức.
GV: Đưa ví dụ như SGK.
? Muốn quy đồng mẫu thức ta làm gì?
GV: Giới thiệu 3x là nhân tử phụ tương ứng với mẫu 4x2-8x+ 4
còn 2(x -1) là nhân tử phụ tương ứng với mẫu 6x2 - 6x.
GV: Viết phấn màu các nhân tử phụ.
Rút ra nhận xét như SGK.
? HS nhắc lại nhận xét.
GV: Chốt lại
?3 + ?2 GV: Ghi sẵn ở bảng phụ.
HS thảo luận bảng nhóm trong thòi gian 3'.
GV+HS: Nhận xét nhóm và tuyên dương.
GV: Có thể đổi dấu rồi tìm mẫu thức chung hoặc tìm mẫu thức chung trước khi đổi dấu.
GV: Kết luận.
HS: (Tìm mẫu thức chung) HS điền vào . . . . để được mẫu thức chung 
12x (x-1)2
HS nhân tử và mẫu với đa thức để được các phân thức có mẫu thức chung.
a. Quy đồng mẫu thức 2 phân thức:
 và 
Giải: MTC=12 x ( x - 1)2
Có: 
b. Nhận xét: SGK.
HS: Hoạt động
Có 
 * x2 - 5x = x (x - 5 )
 2x - 10 = 2x (x - 5 )
 MTC = 2 x (x - 5 )
HS: Nghe.
4. Củng cố bài giảng: 7'
? Nhắc lại các bước quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.
5HS: Nhắc lại.
GV: Bài 15a và 16b SGK.
GV gọi 2 HS lên bảng làm bài
HS: Thực hiện
HS1: Quy đồng mẫu các phân thức. và 
iải:
Có : 2x + 6 = 2 (x + 3 )
 x2 - 9 = (x - 3 ) ( x + 3 )
 MTC = 2 (x - 3 ) ( x + 3 ).
HS2: Quy đồng mẫu các phân thức: 
Giải:
 Có: = 
	x + 2 = x + 2;
	2x - 4 = 2 (x - 2);
	3x - 6 = 3 (x - 2);
MTC = 2.3.(x+2)(x-2) = 6 (x+2)(x-2).
GV+HS: Nhận xét và cho điểm.
5. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Học thuộc và hiểu các bước quy đồng mẫu thức nhiều phân thức.
- BTVN: Bài 14, 15b, 16a, 18, 19, 20/ 43, 44 SGK.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_26_bai_4_quy_dong_mau_thuc_nhieu_p.doc